Trên thị trường năng lượng, giá dầu được hỗ trợ nhờ kỳ vọng kinh tế vĩ mô tích cực hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ toàn cầu.
Theo ghi nhận của MXV, thị trường năng lượng đã quay đầu phục hồi tích cực trong tuần giao dịch vừa qua nhờ tâm lý lạc quan về triển vọng kinh tế vĩ mô sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu toàn cầu. Trong đó, giá dầu Brent ghi nhận mức tăng 2,25%, lên mốc 68,3 USD/thùng. Tương tự, giá dầu WTI cũng tăng 2,26%, dừng ở mốc 67 USD/thùng.
Trong tuần qua, loạt chỉ báo tích cực về kinh tế Mỹ đã góp phần hỗ trợ đà tăng của giá dầu. Chỉ số cơ hội việc làm JOLTS tăng trong tháng 5, chỉ số PMI sản xuất do S&P Global công bố cũng ghi nhận mức cải thiện trong tháng 6 cùng với tỉ lệ thất nghiệp giảm, cho thấy thị trường lao động Mỹ đang tiếp tục phục hồi. Những tín hiệu này củng cố kỳ vọng về sự phục hồi hoạt động kinh tế, qua đó thúc đẩy nhu cầu năng lượng tại Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cho rằng bối cảnh hiện tại sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục trì hoãn quyết định cắt giảm lãi suất. Trước đó, Fed đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ lạm phát gia tăng trở lại do các chính sách thuế quan của Nhà Trắng, cũng như những bất ổn tiềm ẩn đối với nền kinh tế Mỹ sau ngày 1/8, khi siêu dự luật về thuế và chi tiêu ngân sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã được thông qua.
Ngoài ra, thị trường cũng kỳ vọng vào các thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và các đối tác lớn trên thế giới. Đáng chú ý, ngày 2/7, Mỹ và Việt Nam đã công bố thỏa thuận thương mại mới, trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy giá tăng khoảng 3% trong phiên giao dịch cùng ngày.
Ở chiều ngược lại, giá khí tự nhiên trên sàn NYMEX tiếp tục lao dốc trong tuần qua, giảm sâu 8,83% xuống còn 3,41 USD/MMBtu. Áp lực giảm giá chủ yếu đến từ lượng tồn kho khí tự nhiên tại Mỹ liên tục tăng kể từ tháng 3, cùng với nhu cầu tiêu thụ của các nhà máy điện sụt giảm. Thời tiết tại Mỹ dịu mát hơn trong tuần vừa qua cũng khiến nhu cầu năng lượng cho làm mát giảm, qua đó tác động trực tiếp đến nhu cầu khí tự nhiên trên thị trường.
Các nhà giao dịch dầu mỏ lo ngại về tác động tiêu cực của chính sách này đối với nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu nhiên liệu. Mặc dù thông tin về thỏa thuận thương mại sơ bộ giữa Mỹ và Việt Nam đã hỗ trợ giá dầu trong phiên trước đó, nhưng sự bất ổn chung về thuế quan vẫn là một mối lo lớn.
Ngày 3/7, Bộ Công thương công bố giá xăng dầu bán lẻ trên thị trường mới, áp dụng từ 15h chiều cùng ngày. Kỳ điều hành này, giá bán các mặt hàng xăng dầu đều giảm.
5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 386 triệu USD, giảm 58% so với cùng kỳ 2024. Xuất khẩu sầu riêng giảm tháng thứ 5 liên tiếp do Trung Quốc siết chặt kiểm định, doanh nghiệp e ngại ký hợp đồng vì lo chậm thông quan, hàng dễ hư hỏng.
Sau khi tăng mạnh trên 20% trong tháng 5, xuất khẩu (XK) thủy sản trong tháng 6 vẫn cao hơn cùng kỳ nhưng mức tăng khiêm tốn chỉ còn 4%, đạt 876 triệu USD. Nguyên nhân là sự sụt giảm XK sang thị trường Mỹ, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã giảm xuống mức 48,9 điểm trong tháng 6/2025. Trọng tâm của sự suy giảm này là do số lượng đơn đặt hàng mới giảm. Đáng chú ý, tác động thuế quan của Mỹ là nguyên nhân dẫn đến số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới.
6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD và nhập khẩu 23,5 tỷ USD.
Sản lượng công nghiệp Nhật Bản tăng 0,5% trong tháng 5 so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với dự báo trung bình là 3,5%, theo số liệu Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) công bố ngày thứ Hai.
Kết thúc tuần, hầu hết các mặt hàng xăng dầu đều quay đầu giảm hơn 10%. Trong đó, giá của cả hai mặt hàng dầu Brent và dầu WTI đều ghi nhận mức giảm tuần kỷ lục.
Theo Cục Hải quan, từ ngày 1/7/2025, hàng hóa thuộc diện được giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% sẽ phải khai báo theo mã riêng trên hệ thống hải quan điện tử.
Tháng 5/2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có sự phục hồi nhẹ. Giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 91 triệu USD, đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024. .
Hôm nay (27/6), khảo sát thị trường cho thấy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có ít biến động, một số mặt hàng gạo nguyên liệu tăng nhẹ, lúa tươi vững giá.
Sau 2 ngày giảm mạnh, giá cà phê 2 phục hồi trong phiên gần cuối tuần. Giá tiêu trong nước hôm nay có xu hướng phục hồi rõ rệt và tiếp tục đà tăng cao, mức tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?