VN-Index giảm đến 2,04 điểm trong phiên giao dịch ngày 29/3, thị trường có thể duy trì xu hướng tích lũy trong ngắn hạn với biên độ hẹp quanh vùng 1.030-1.070 điểm, bối cảnh thị trường chưa hình thành xu hướng rõ nét. Thị trường chứng khoán thế giới đảo chiều cùng xu hướng tăng...
Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/3, VN-Index giảm đến 2,04 điểm, tương đương 0,19% xuống 1.056,33 điểm. Toàn sàn chỉ có 147 mã tăng, 216 mã giảm, 82 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,17 điểm, tương đương 0,08% xuống 205,59 điểm. Toàn sàn có 75 mã tăng, 70 mã giảm và 69 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 1,15 điểm lên 76,73 điểm.
Các nhóm bất động sản, xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm khai khoáng cũng ở chiều tăng nhưng chỉ dưới 0,5%. Dòng tiền yếu ớt tìm tới các mã đầu ngành.
Diễn biến phiên giao dịch ngày 29/3
Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã đóng góp tích cực nhất, đi đầu là MBB với mức tăng 1,67%, theo sau là TCB tăng 1,63%, VCB tăng 0,54%, CTG tăng 0,35%, BID tăng 0,43%. Ngược lại vẫn còn tồn tại những mã đang giảm sâu, ví như VPB, STB, ACB, SSB, SHB,….
Nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn dẫn đầu xu hướng tăng của thị trường với sự đóng góp tích cực của VCI tăng 3,5%, đóng cửa tại mức giá cao nhất trong ngày 32.800 đồng/CP, tương tự FTS cũng xác lập mức giá cao nhất trong ngày khi đóng cửa tăng 6,8% lên sát trần 24.500 đồng/CP, HCM tăng 1,8% lên 24.850 đồng/CP, đặc biệt là BSI đã lấy lại sắc tím sau phiên hạ nhiệt hôm qua.
Cùng lan toả sắc xanh còn xuất hiện ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ như POW, HVN, IDC, DPM, HSG, KDC,…
Nhóm sản xuất, cổ phiếu thép vẫn giữ được sắc xanh nhưng không còn giữ được đà tăng mạnh mẽ. Trong đó, HSG tăng 1,8%, HPG tăng 0,5%, NKG tăng 2,2%, tuy nhiên thanh khoản sôi động với khối lượng khớp lệnh tương ứng đạt 21,31 triệu đơn vị, gần 17,94 triệu đơn vị và hơn 9,1 triệu đơn vị.
Theo Công ty Chứng khoán VCBS, nhờ một số mã cổ phiếu lớn như TCB, MBB, VNM... tăng giá, làm trụ đỡ chính cho thị trường nên VN- Index vẫn tăng 2 điểm, đóng cửa tại 1.056 điểm.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều tăng nhẹ, với VN30F2304 tăng 4,5 điểm, tương đương +0,4% lên 1056 điểm, khớp lệnh gần 263.300 đơn vị, khối lượng mở gần 62.930 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ chi phối mạnh, với CVRE2215 khớp lệnh cao nhất khi có 0,84 triệu đơn vị, kết phiên giảm 50% xuống mức giá sàn 10 đồng/cq, theo ngay sau là CMWWG2213 với 0,7 triệu đơn vị, kết phiên giảm 8,3% xuống 110 đồng/cq.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng quay về trạng thái tiêu cực khi rút ròng mạnh. Khối ngoại sàn HoSE đã bán ròng gần 209 tỷ đồng, ngắt chuỗi 6 phiên mua ròng trước đó. Các mã bị bán mạnh nhất là nhóm tài chính STB, VPB và SSI.
Trước tuần giao dịch, khối phân tích nhiều công ty chứng khoán đã dự báo thị trường sẽ dao động trong biên độ hẹp để chờ đón những thông tin vĩ mô và ước kết quả kinh doanh ban đầu.
Chuyên gia VNDirect cho rằng với các thông tin tốt xấu đan xen, thị trường có thể duy trì xu hướng tích lũy trong ngắn hạn với biên độ hẹp quanh vùng 1.030-1.070 điểm, bối cảnh thị trường chưa hình thành xu hướng rõ nét.
Với biên độ hẹp đó, Chứng khoán Tân Việt (TVSI) đề xuất chiến lược swingtrade - tức mua trong các phiên giảm mạnh, thậm chí là các phiên xuyên thủng hỗ trợ đáy tháng 2 và bán trong các phiên hưng phấn với thanh khoản không cải thiện.
Công ty chứng khoán VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư đã bắt đáy thành công trong nhịp phục hồi chủ động hiện thực hóa lợi nhuận một phần và tiếp tục bám sát diễn biến thị trường tại khu vực kháng cự của chỉ số chung, đồng thời hạn chế mua thêm những mã đã ghi nhận mức tăng lớn trong những phiên vừa qua.
Thị trường chứng khoán có xu hướng tăng mạnh trở lại. Ảnh minh hoạ
Tại thị trường thế giới, phố Wall giảm trong phiên thứ Ba (28/3) khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng lên vì nhà đầu tư lo ngại rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm lại tăng vượt mốc 4%, gây áp lực cho cổ phiếu và đặc biệt là nhóm cổ phiếu công nghệ. Lãi suất cao hơn làm lợi nhuận trong tương lai, như lợi nhuận mà các công ty tăng trưởng hứa hẹn, trở nên kém hấp dẫn hơn.
Kết thúc phiên 28/3, chỉ số Dow Jones giảm 37,83 điểm (-0,12%), xuống 32.394,25 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 6,26 điểm (-0,16%), xuống 3.971,27 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 52,76 điểm (-0,45%), xuống 11.716,08 điểm.
Thị trường chứng khoán châu Á cũng có dấu hiệu đà tăng quay lại. Chứng khoánNhật Bảntăng, khi các nhà đầu tư mua các cổ phiếu chuẩn bị chia cổ tức trong tuần này và Tập đoàn SoftBank đã nhảy vào kế hoạch chia tách của Tập đoàn Alibaba.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,33% lên 27.883,78 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,46% lên 1.995,48 điểm.
Shigetoshi Kamada, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu của Tachibana Securities, cho biết: “Chứng khoán Nhật Bản tăng do nhu cầu đối với cổ phiếu trả cổ tức cao hơn, trong khi đà tăng của SoftBank Group cũng đã tiếp thêm sức mạnh”.
Cổ phiếu SoftBank đã tăng 6,18% và nâng đỡ Nikkei 225 nhiều nhất với 62 điểm tích cực, sau khi Tập đoàn Alibaba công bố kế hoạch chia thành sáu đơn vị. SoftBank có cổ phần trong Alibaba.
Đáng chú ý khác là cổ phiếu Fujitec đã tăng 7,32%, sau khi hội đồng quản trị mới bỏ phiếu phế truất Chủ tịch Takakazu Uchiyama, một chiến thắng khác dành cho cổ đông Oasis Management, một quỹ phòng hộ có trụ sở tại Hồng Kông có 17% cổ phần của nhà sản xuất thang máy này.
Chứng khoánTrung Quốc giảm, nhưng cổ phiếu công nghệ thông tin tăng 1,6%, trong khi cổ phiếu bán dẫn tăng 3,2% dẫn đầu mức tăng, trong bối cảnh Trung Quốc kêu gọi tự chủ về công nghệ và cơn sốt được thúc đẩy bởi công nghệ điện toán mang tính cách mạng ChatGPT.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,16% xuống 3.240,06 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,17% lên 4.006,14 điểm.
“Những gì Trung Quốc hiện đang làm là phát triển một số khả năng tự cung tự cấp để hỗ trợ ngành công nghiệp AI của riêng mình. Tôi nghĩ đây là trọng tâm đầu tư chính mà chính phủ đang thúc đẩy,” Jing Ning, người đứng đầu bộ phận chứng khoán tại Công ty TNHH Quản lý Quỹ FIL cho biết.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi chặt chẽ chỉ số quản lý mua hàng sản xuất của Trung Quốc (PMI) công bố vào thứ Sáu, để có thêm bằng chứng cho thấy sự phục hồi kinh tế đang đi đúng hướng.
Chứng khoán Hồng Kôngtăng vọt, được thúc đẩy bởi sự tăng vọt của Alibaba sau kế hoạch cải tổ và niêm yết của gã khổng lồ internet.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 2,06% lên 20.192,40 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,22% lên 6.878,93 điểm.
Alibaba cho biết hôm thứ Ba rằng họ đang có kế hoạch chia thành sáu đơn vị, trong cuộc tái cấu trúc tập đoàn công nghệ lớn nhất trong lịch sử 24 năm.
Cổ phiếu Alibaba niêm yết tại Hồng Kông tăng 12,2%, sau khi tăng tới 16,3% vào đầu phiên giao dịch sáng sớm.
Các công ty internet lớn khác như Tencent, Meituan và JD.Com đã tăng từ 1,8% đến 4%, được cổ vũ bởi kế hoạch của Alibaba.
Steven Leung, giám đốc điều hành bán hàng tổ chức tại UOB Kay Hian (Hong Kong) Ltd cho biết: “Các nhà đầu tư nhìn chung tích cực với tin tức này vì rủi ro pháp lý đã giảm đáng kể”.
Chứng khoánHàn Quốc tăng, dẫn đầu là các nhà sản xuất ô tô và pin, mặc dù khoản lỗ của các nhà sản xuất chip đã hạn chế đà đi lên của thị trường.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 8,98 điểm, tương đương 0,37% lên 2.443,92 điểm.
Cổ phiếu Hyundai Motor Co tăng 1,86% và nhà sản xuất ô tô chị em Kia Corp tăng 3,38%, đánh dấu mức tăng lớn nhất trong số các cổ phiếu lớn.
Đi ngược xu hướng, cổ phiếu của các nhà sản xuất chip Samsung Electronics Co Ltd và SK Hynix giảm 0,32% và 1,7%, sau khi đối thủ tại Mỹ là Micron Technology dự báo doanh thu quý ba của họ giảm gần 60% so với một năm trước đó.
Cổ phiếu du lịch và bán lẻ phục hồi nhờ kế hoạch trọn gói của chính phủ nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước và thu hút khách du lịch nước ngoài.
Hãng hàng không giá rẻ T'way Air Co Ltd tăng 7,50%, trong khi Jin Air Co Ltd và JejuAir Co Ltd mỗi công ty tăng 6,06%. Cổ phiếu Hotel Shilla Co Ltd tăng 2,54% và Amorepacific Corp tăng 2,72%.
Kết thúc phiên 29/3, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 365,53 điểm (+1,33%), lên 27.883,78 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 5,32 điểm (-0,16%), xuống 3.240,06 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 407,75 điểm (+2,06%), lên 20.192,40 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 8,98 điểm (+0,37%), lên 2.443,92 điểm.
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết theo dự báo ban đầu, tăng trưởng GDP quý II nước ta ước đạt 7,67% so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng 6 tháng dự kiến đạt 7,31%. Tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo bổ sung chứng khoán VSH của CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin), sau vi phạm về thuế.
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
Giá vàng nửa cuối 2025 đứng trước ngưỡng mới khi dự báo chia rẽ. Bên cạnh kỳ vọng vàng vượt 4.000 USD/ounce nhờ bất ổn địa chính trị, nhiều nhà phân tích đầu tư thận trọng hơn, lo ngại nhu cầu trú ẩn giảm và thị trường chứng khoán hồi phục.
Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào nửa cuối 2025 với nhiều kỳ vọng bứt phá, nhờ nền tảng vĩ mô ổn định, triển vọng nâng hạng thị trường mới nổi và dòng vốn ngoại trở lại. Tuy nhiên, rủi ro vẫn tiềm ẩn từ biến động thuế quan, địa chính trị và chính sách Mỹ.
Thị trường chứng khoán châu Á giảm nhẹ vào thứ Tư (2/7), trong khi đồng USD tiếp tục yếu gần mức thấp nhất trong 3 năm rưỡi, khi nhà đầu tư cân nhắc khả năng Mỹ cắt giảm lãi suất và cuộc đua đạt các thỏa thuận thương mại trước hạn chót ngày 9/7 mà Tổng thống Donald Trump đưa ra.
Chào tháng 7, VN-Index đã nỗ lực kéo thêm gần 2 điểm tuy nhiên kết phiên vẫn rơi vào trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng”. Chứng khoán châu Á khởi sắc trong chiều 1/7 nhờ tâm lý lạc quan rằng các quốc gia sẽ đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, chứng khoán Nhật Bản lại đi ngược xu hướng thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN) ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Chứng khoán Việt (VSC).
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên cuối cùng của nửa đầu năm 2025 vào ngày thứ Hai (30/6), nhờ những thông tin tích cực liên quan tới đàm phán thương mại, hoàn tất một tháng giao dịch với thành quả tốt bất ngờ.
Tính chung cả tháng 6/2025, VN Index tăng 43,47 điểm, đóng cửa tại vùng cao nhất tháng. Triển vọng tháng 7 và quý III/2025 đang được đánh giá tích cực hơn, tuy nhiên, thanh khoản thấp là yếu tố cần lưu ý.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa công bố thông tin về tình hình thanh toán trái phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong đó thông báo chậm thanh toán 861 tỷ đồng gốc và lãi lô trái phiếu mã Novaland.Bond.2019.
Theo ghi nhận, giá vàng miếng trong nước sáng 30/6 đi ngang ở mức 119,2 triệu đồng/lượng. Theo chuyên gia, giá vàng thế giới có biến động nhưng giá vàng tại Việt Nam có giảm về ngưỡng 100 triệu đồng/lượng hay không, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chứ không chỉ chịu ảnh hưởng bởi giá thế giới.
Hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) trên toàn cầu trong nửa đầu năm nay không đạt kỳ vọng của các ngân hàng đầu tư, nhưng loạt thương vụ lớn ở châu Á và bầu không khí lạc quan trở lại tại thị trường Mỹ đang mở ra triển vọng cho những siêu thương vụ sắp tới.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?