Thế chấp tài sản là gì?

Quy định trước đây về thế chấp tài sản

Tài sản được thế chấp là các bất động sản như nhà ở, vườn cây lâu năm, công trình xây dựng khác... Có thể thế chấp một phần hoặc toàn bộ bất động sẵn để bảo đảm một hoặc nhiều nghĩa vụ, tuỳ theo giá trị của bất động sản cũng như tuỳ theo sự thoả thuận của các bên. Hoa lợi phát sinh từ bất động sản, các vật phụ của bất động sản chỉ trở thành đối tượng của thế chấp, nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Thông thường, tài sản thế chấp vẫn do bên thế chấp giữ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận giao cho bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba giữ.

Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính và phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Chế định thế chấp tài sản được Bộ luật dân sự năm 1995 và tiếp tục được quy định tại các điều từ Điều 342 đến Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2005.

Thế chấp tài sản là gì? Quy trình thế chấp tài sản mới nhất 2022

Khái niệm về thế chấp tài sản

Về phương diện ngữ nghĩa, thế chấp tài sản là việc một bên dùng một tài sản để thay thế, chấp hành một nghĩa vụ trước đó.

Trong thực tế, khi các bên có nghĩa vụ đối vởi nhau thường áp dụng một biện pháp nào đó để bảo đảm quyền lợi cho người có quyền. Thế chấp tài sản là một ưong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ do pháp luật quy định theo đó, các bên trong quan hệ nghĩa vụ lựa chọn sử dụng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ.

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thể chấp. Thế chấp tài sản được quy định từ Điều 317 đến Điều 327 Bộ Luật dân sự 2015.

Hình thức thế chấp tài sản

Việc thế chấp phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Nếu việc thế chấp được ghi trong hợp đồng chính thì những điều khoản về thế chấp là những điều khoản cấu thành của hợp đồng chính. Nếu việc thế chấp được lập thành văn bản riêng thì được coi là một hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng chính, hiệu lực của nó phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Vì vậy, nội dung của văn bản thế chấp được lập riêng phải phù hợp với hợp đồng chính.

Văn bản thế chấp phải công chứng hoặc chứng thực nếu pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận. Việc công chứng, chứng thực sẽ bảo đảm an toàn về pháp lý của các giao dịch. Mặt khác, Nhà nước cần quản lý các giao dịch liên quan đến bất động sản, cho nên thế chấp bất động sản thì buộc phải công chứng hoặc chứng thực.

Thế chấp tài sản là gì? Quy trình thế chấp tài sản mới nhất 2022

Đối tượng của thế chấp tài sản

Phạm vi tài sản được dùng để thế chấp rộng hơn so với tài sản được dùng để cầm cố. Tài sản thế chấp có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản đang cho thuê, cho mượn cũng được dùng để thế chấp.

Tuỳ từng trường hợp, các bên có thể thoả thuận dùng toàn bộ hoặc một phần tài sản để thế chấp. Nếu người có nghĩa vụ dùng toàn bộ một bất động sản để thế chấp thì các vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Khi đối tượng thế chấp là một tài sản được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thể chấp. Hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản thế chấp chỉ thuộc tài sản thế chấp khi các bên có thoả thuận hoặc ttong những trường hợp pháp luật có quy định.

Chủ thể của thế chấp tài sản

Trong quan hệ thế chấp tài sản, bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình được gọi là bên bảo đảm hay bên thế chấp. Ngược lại, bên có quyền được gọi là bên được bảo đảm hay bên nhận thế chấp. Chủ thể của thế chấp tài sản phải có đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định đối với người tham gia giao dịch dân sự nói chung. Bên thế chấp tài sản có thể chính là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp, có thể là người thứ ba thế chấp (quyền sử dụng đất) bảo đảm cho bên có nghĩa vụ.

Quy trình thế chấp tài sản mới nhất 2022

Phần lớn các ngân hàng hiện nay tại nước ta đều có quy trình cho vay trả góp theo hình thức thế chấp tài sản giống nhau, với 5 bước cơ bản là: Xác định thông tin cơ bản, chuẩn bị hồ sơ, thẩm định, phê duyệt và giải ngân. Vì thế, bạn cần nắm rõ quy trình vay vốn ngân hàng bằng thế chấp tài sản để có sự chuẩn bị chu đáo nhất.

Thế chấp tài sản là gì? Quy trình thế chấp tài sản mới nhất 2022

Xác định thông tin khách hàng

Khi đăng ký vay vốn, bạn sẽ được nhân viên ngân hàng hỏi 4 câu hỏi cơ bản để xác định số tiền cho vay phù hợp như:

+ Mục đích vay: Số tiền vay sử dụng vào mục đích gì? Nếu kinh doanh thì kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ gì? Đã ký hợp đồng với đối tác nào chưa? Thời gian xoay vòng vốn là bao lâu?

+ Nhu cầu vay: Số tiền cần vay là bao nhiêu? Thời gian vay là bao lâu?

+ Tài sản thế chấp: Tài sản đảm bảo là gì? Sổ hồng nhà đất hay xe hơi?

+ Thu nhập: Thu nhập trung bình hàng tháng là bao nhiêu? Nguồn thu có ổn định? Có mấy nguồn thu hàng tháng? Ngoài nguồn thu từ lương, còn nguồn thu nào khác không?

+ Bạn cần cung cấp câu trả lời trung thực, chính xác để quá trình thẩm định hồ sơ khách hàng diễn ra nhanh nhất.

Chuẩn bị hồ sơ vay

Sau khi khảo sát nhu cầu vay vốn thế chấp tài sản của khách hàng, nhân viên tín dụng của ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nhất. Một bộ hồ sơ vay thế chấp thường bao gồm các loại giấy tờ sau:

+ Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người vay

+ Sổ hộ khẩu hoặc KT3 nếu khách hàng không có hộ khẩu tại nơi vay vốn

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

+ Giấy tờ chứng minh thu nhập lương hàng tháng (bảng lương hoặc bản sao kê lương)

+ Nếu nguồn thu từ cho thuê tài sản: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc giấy tờ chứng minh thu nhập từ tài sản thuê

+ Nếu nguồn thu từ kinh doanh: Giấy phép Đăng ký kinh doanh, sổ bán hàng hoặc hóa đơn (nếu có)

Ngân hàng thẩm định

Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ bạn, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và thẩm định tài sản thế chấp để quyết định số tiền cho vay, thời hạn vay và lãi suất với từng đối tượng khách hàng. Bạn càng cung cấp hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu, ngân hàng sẽ xử lý hồ sơ cho vay càng nhanh.

Ngân hàng phê duyệt khoản vay

Sau khi thẩm định xong, nhân viên tín dụng của ngân hàng sẽ lập các đề xuất tín dụng và gửi lên cấp có thẩm quyền để phê duyệt. Với những khoản vay có giá trị nhỏ, cấp trên sẽ phê duyệt nhanh chóng. Tuy nhiên với những khoản vay có giá trị lớn, ngân hàng sẽ đưa cho một bộ phận độc lập khác tiến hành thẩm định lại hồ sơ một lần nữa mới tiến hành phê duyệt cho vay.

Quyết định và thủ tục giải ngân

Nếu hồ sơ vay vốn của bạn được duyệt, nhân viên ngân hàng sẽ thông báo kết quả đến bạn trong thời gian sớm nhất. Bạn quay trở lại ngân hàng để ký kết hợp đồng tín dụng và hoàn thiện các thủ tục liên quan như công chứng tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu có).

Sau đó ngân hàng sẽ tiến hàng giải ngân vốn vay. Khách hàng phối hợp với ngân hàng thực hiện các công việc sau khi được giải ngân vốn vay như: thanh toán đầy đủ nợ vay, sử dụng vốn vay đúng mục đích, phối hợp định giá lại tài sản đảm bảo (nếu có)…