Tháo gỡ vướng mắc cổ phần hóa doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, thúc đẩy công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tháo gỡ vướng mắc cổ phần hóa doanh nghiệp.
Tháo gỡ vướng mắc cổ phần hóa doanh nghiệp.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 348/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.

Thông báo nêu rõ: Giai đoạn 2016 đến nay, các cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật về quản lý, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tiếp tục được hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung khá đầy đủ, đồng bộ theo hướng ngày càng chặt chẽ, công khai, minh bạch hơn, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Tiêu chí phân loại DNNN, đơn vị sự nghiệp công lập, Đề án cơ cấu lại DNNN… được chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, ban hành kịp thời, làm cơ sở cho các bộ ngành, địa phương sớm xây dựng kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp cho giai đoạn 2021-2025.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát sao, quyết liệt; chủ trì nhiều cuộc họp, hội nghị doanh nghiệp toàn quốc, trực tiếp làm việc với nhiều bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp để chỉ đạo, cho ý kiến về xây dựng cơ chế, chính sách, hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, về công tác sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp của một số cơ quan, đơn vị; tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19.

Cả nước đã cổ phần hóa 180 doanh nghiệp

Giai đoạn 2016-2020, cả nước đã cổ phần hóa 180 doanh nghiệp với quy mô vốn nhà nước được xác định lại tăng 23,3% so với giai đoạn 2011-2015; đã thoái vốn 27.312 tỷ đồng, thu về 177.397 tỷ đồng, gấp 6,5 lần giá trị sổ sách, cao hơn so với giai đoạn 2011-2015 cả về giá trị và hiệu quả thoái vốn; tổng số tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt trên 220.000 tỷ đồng, gấp 2,8 lần giai đoạn 2011-2015. Nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn được quản lý tập trung, sử dụng hiệu quả, chuyển vào Ngân sách Nhà nước theo đúng Nghị quyết của Quốc hội.

Các DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được sắp xếp lại tinh gọn hơn, nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước; có vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, quốc tế khác được Đảng và Nhà nước giao. Trong bối cảnh dịch COVID-19, các DNNN, tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã khắc phục khó khăn, nỗ lực hoàn thành cao nhất kế hoạch sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động, đóng góp lớn cho công tác phòng chống dịch.

Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt một số kết quả tích cực; số doanh nghiệp thành lập mới các năm gần đây đạt mức cao, số doanh nghiệp thành lập mới 9 tháng năm 2022 đạt mức cao nhất từ trước đến nay; tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động/1.000 dân tăng qua các năm…, góp phần hình thành khu vực doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bên cạnh các kết quả đạt được, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn chưa đạt kế hoạch đề ra. Việc phê duyệt, triển khai Đề án cơ cấu lại DNNN; chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; đăng ký giao dịch, niêm yết; quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần còn chậm. Các quy định liên quan đến công tác sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp còn gặp vướng mắc, khó khăn trong triển khai, chưa được tháo gỡ kịp thời dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện, nhất là các nội dung về sắp xếp, phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất, thương hiệu, truyền thống, văn hóa, lịch sử để cổ phần hóa, thoái vốn.

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm

Hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn tồn tại, khó khăn, vướng mắc. Một số DNNN sản xuất, kinh doanh hiệu quả thấp, thua lỗ, chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, còn có những dự án chưa hiệu quả, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác đổi mới quản trị của một số DNNN chưa theo kịp với yêu cầu biến động của thị trường; công tác quản lý đầu tư, quản lý tài chính chưa chặt chẽ, hiệu quả; công tác quản lý rủi ro, thực hành tiết kiệm còn hạn chế; chế độ đãi ngộ và xử lý trách nhiệm chưa tạo được động lực gắn với trách nhiệm theo cơ chế thị trường.

Do tác động tiêu cực của dịch COVID-19, năm 2020, 2021 số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với năm 2019, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn; không đạt được mục tiêu cả nước có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 theo Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.

Để khắc phục những hạn chế trên, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp yêu cầu trong thời gian tới các Bộ, ngành tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, có kết quả Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Nghị quyết số 10-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, các Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tạo sự nhất trí cao và có hành động quyết liệt, cụ thể trong thực hiện.

Tiếp tục triển khai có kết quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý bảo đảm chặt chẽ, khả thi, đồng thời thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN và phát triển kinh tế tư nhân.

Tổng kết đánh giá, xác định rõ mặt được, chưa được, nguyên nhân của công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trong thời gian qua; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025 để doanh nghiệp tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Sắp xếp, cơ cấu lại DNNN với phương châm đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

Phó Thủ tướng yêu cầu phải tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại DNNN và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025, với phương châm đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó; gắn với việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, rõ trách nhiệm từng cá nhân và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát.

Tăng cường công khai, minh bạch thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN để tạo niềm tin, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trước khi triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn.

Hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan theo chức năng nhiệm vụ được giao nghiên cứu kiến nghị của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương sớm hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi) để trình Quốc hội như quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2022; tiếp tục rà soát Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP, Nghị định 67/2021/NĐ-CP…, kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, thúc đẩy công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi các quy định về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người quản lý, người lao động trong DNNN theo nguyên tắc thị trường, gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các Nghị định số 51/2016/NĐ-CP, 52/2016/NĐ-CP, 53/2016/NĐ-CP của Chính phủ) trong Quý IV năm 2022.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp theo đúng nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao và bảo đảm việc thực hiện các mục tiêu, giải pháp theo kết luận của Bộ Chính trị; rà soát, đôn đốc, báo cáo tình hình triển khai các phương án sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2022.

Bộ Quốc phòng phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2022-2025 đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo tại cuộc họp ngày 18 tháng 10 năm 2022.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tập trung chỉ đạo, khẩn trương phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2022-2025 đối với 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc, hoàn thành trong Quý IV năm 2022.

Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan đại diện chủ sở hữu, tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Triển khai có kết quả Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Công điện số 478/CĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại DNNN.

Khẩn trương triển khai Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp trực thuộc giai đoạn 2022-2025 ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là người đứng đầu trong tổ chức thực hiện, xử lý nghiêm các vi phạm, chậm thực hiện (nếu có).

Đồng thời, chỉ đạo các DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty trực thuộc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền hoặc phê duyệt theo thẩm quyền Đề án/phương án cơ cấu lại doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025, hoàn thành trong Quý IV năm 2022; khẩn trương chỉ đạo các đơn vị thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà đất thực hiện báo cáo kê khai, đề xuất phương án xử lý nhà đất trên cơ sở đó tổng hợp, lập phương án báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định; kịp thời có ý kiến về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các doanh nghiệp để bảo đảm tiến độ phê duyệt…

https://baochinhphu.vn/thao-go-vuong-mac-co-phan-hoa-doanh-nghiep-102221110173413936.htm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tập đoàn Hưng Thịnh bán toàn bộ 6 triệu cổ phiếu VTR, rời ghế cổ đông lớn

Tập đoàn Hưng Thịnh bán toàn bộ 6 triệu cổ phiếu VTR, rời ghế cổ đông lớn

Doanh nghiệp

Tập đoàn Hưng Thịnh đã bán gần 21% vốn, thoái toàn bộ cổ phần, không còn là cổ đông lớn nhất tại Vietravel.

Vốn hóa Vingroup và Vinhomes đồng loạt vượt 200.000 tỷ đồng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm 3 tỷ USD sau chưa đầy 1 năm

Vốn hóa Vingroup và Vinhomes đồng loạt vượt 200.000 tỷ đồng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm 3 tỷ USD sau chưa đầy 1 năm

Doanh nghiệp

Nhóm cổ phiếu Vingroup từng bị nhà đầu tư không mấy mặn mà, nhưng sau loạt thông tin tích cực từ các dự án, kế hoạch kinh doanh liên quan đến tập đoàn xuất hiện dồn dập đã kéo sự chú ý trở lại. Ngày 24/3, vốn hóa Vingroup và Vinhomes đồng loạt vượt 200.000 tỷ đồng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm 3 tỷ USD sau chưa đầy 1 năm.

VNDirect muốn rút vốn khỏi chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Khao Lao, Seoul Garden

VNDirect muốn rút vốn khỏi chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Khao Lao, Seoul Garden

Doanh nghiệp

VNDirect quyết định thoái toàn bộ vốn đang sở hữu tại Goldsun Food - chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden dù mới nhận chuyển nhượng cách đây chưa đầy 1 năm.

Lãnh đạo Phát Đạt khẳng định không liên quan việc thao túng chứng khoán

Lãnh đạo Phát Đạt khẳng định không liên quan việc thao túng chứng khoán

Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt vừa liên tiếng về vụ việc hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 1,5 tỷ đồng/người vì hành vi thao túng giá cổ phiếu PDR...

OCB đặt mục tiêu lãi trước thuế 5.338 tỷ đồng trong năm 2025

OCB đặt mục tiêu lãi trước thuế 5.338 tỷ đồng trong năm 2025

Doanh nghiệp

Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Phương Đông - OCB vừa công bố nghị quyết về kế hoạch kinh doanh trong năm 2025, với mục tiêu lãi trước thuế 5.338 tỷ đồng.

Hai thành viên Ban kiểm soát BaF Việt Nam từ nhiệm trước thềm Đại hội năm 2025

Hai thành viên Ban kiểm soát BaF Việt Nam từ nhiệm trước thềm Đại hội năm 2025

Doanh nghiệp

CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã chứng khoán BAF : HoSE) nhận được đơn từ nhiệm thành viên Ban kiểm soát của 2/3 thành viên.

Hoa Sen chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt, Chủ tịch Lê Phước Vũ dự kiến thu về gần 53 tỷ đồng

Hoa Sen chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt, Chủ tịch Lê Phước Vũ dự kiến thu về gần 53 tỷ đồng

Doanh nghiệp

Ngày 23/03/2025, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: mã chứng khoán HSG) công bố ngày 02/04/2025 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt cho niên độ tài chính 2023-2024. Cổ đông sở hữu cổ phiếu HSG sẽ nhận được 500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ chi trả 5%.

Nợ phải trả chiếm 65% tổng nguồn vốn, ACBS muốn vay 13.000 tỷ đồng từ Agribank và BIDV

Nợ phải trả chiếm 65% tổng nguồn vốn, ACBS muốn vay 13.000 tỷ đồng từ Agribank và BIDV

Doanh nghiệp

Mới đây, HĐQT Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) thông qua quyết định vay vốn tại Agribank và BIDV, tổng hạn mức vay tối đa 13.000 tỷ đồng, chủ yếu nhằm bổ sung vốn lưu động, đầu tư kinh doanh trái phiếu Chính phủ, giấy tờ có giá.

Phó Chủ tịch HĐQT Dệt may TNG từ nhiệm trước thềm ĐHCĐ 2025

Phó Chủ tịch HĐQT Dệt may TNG từ nhiệm trước thềm ĐHCĐ 2025

Doanh nghiệp

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (mã chứng khoán TNG) vừa công bố Đơn từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021 - 2026 của bà Lương Thị Thúy Hà, vì lý do cá nhân.

OpenAI và Meta đàm phán với Reliance để mở rộng hợp tác AI tại Ấn Độ: Cơ hội định hình thị trường AI khu vực châu Á

OpenAI và Meta đàm phán với Reliance để mở rộng hợp tác AI tại Ấn Độ: Cơ hội định hình thị trường AI khu vực châu Á

Doanh nghiệp

Hai ông lớn công nghệ toàn cầu là OpenAI và Meta Platforms (công ty mẹ của Facebook) đã có các cuộc thảo luận riêng biệt với Reliance Industries – tập đoàn lớn nhất Ấn Độ – nhằm thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Ông Vũ Văn Tiền rút đơn từ nhiệm thành viên HĐQT tại ABBank trong bối cảnh nhà băng có tỷ lệ nợ xấu tăng cao

Ông Vũ Văn Tiền rút đơn từ nhiệm thành viên HĐQT tại ABBank trong bối cảnh nhà băng có tỷ lệ nợ xấu tăng cao

Doanh nghiệp

Ông Vũ Văn Tiền cho biết xin rút lại đơn từ nhiệm sau khi cân nhắc, sắp xếp lại công việc và trao đổi ý kiến nhằm tiếp tục đồng hành cùng HĐQT ABBank

Ông lớn ngành văn phòng phẩm - Thiên Long lên kế hoạch kinh doanh năm 2025 thận trọng, hướng đến Net Zero

Ông lớn ngành văn phòng phẩm - Thiên Long lên kế hoạch kinh doanh năm 2025 thận trọng, hướng đến Net Zero

Doanh nghiệp

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 dự kiến tổ chức vào ngày 10/04 tới, ông lớn ngành văn phòng phẩm - CTCP Tập đoàn Thiên Long (HoSE: mã chứng khoán TLG) lên kế hoạch kinh doanh khá thận trọng khi mục tiêu lợi nhuận đi lùi so với năm 2024.

Techcombank chính thức ra nhập 'đường đua' các công ty bảo hiểm nhân thọ, dự kiến cổ đông lớn sẽ là Vingroup

Techcombank chính thức ra nhập 'đường đua' các công ty bảo hiểm nhân thọ, dự kiến cổ đông lớn sẽ là Vingroup

Doanh nghiệp

Theo nghị quyết được công bố ngày 20/03/2025, Techcombank sẽ rót 1.040 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhân thọ Kỹ thương (TCLife) để nắm 80% vốn điều lệ, phần còn lại do Vingroup góp. Trụ sở chính của công ty dự kiến đặt tại Tòa C5 D'Capitale, 119 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

SHS đặt mục tiêu lợi nhuận trên 1.600 tỷ đồng, chia cổ tức 10% bằng tiền mặt

SHS đặt mục tiêu lợi nhuận trên 1.600 tỷ đồng, chia cổ tức 10% bằng tiền mặt

Doanh nghiệp

HĐQT CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) sẽ trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 về kế hoạch tổng doanh thu và lãi trước thuế cao nhất 4 năm, chia cổ tức tiền mặt 10%, đồng thời tiếp tục trình các nội dung chưa được triển khai hoặc hoàn thành như kế hoạch trong các năm trước.

Chân dung ông Đỗ Anh Tú vừa rời 'ghế nóng' HĐQT tại TPBank và Chứng khoán TPS

Chân dung ông Đỗ Anh Tú vừa rời 'ghế nóng' HĐQT tại TPBank và Chứng khoán TPS

Doanh nghiệp

Ông Đỗ Anh Tú đã từ nhiệm Hội đồng quản trị của Ngân hàng Tiên Phong và Chứng khoán TPS từ ngày 18/3 vì "lý do cá nhân".

Top 10 công ty tư vấn AI tại Việt Nam năm 2025

Top 10 công ty tư vấn AI tại Việt Nam năm 2025

Doanh nghiệp

Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển nhanh chóng và trở thành yếu tố quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng AI đòi hỏi nguồn lực lớn, chuyên môn sâu và giải pháp phù hợp. Để hỗ trợ doanh nghiệp, các công ty tư vấn AI cung cấp các giải pháp hiệu quả, tháo gỡ các rào cản trong việc ứng dụng công nghệ này.

Samsung đứng trên bờ vực 'sống còn' - Điều gì đang xảy ra?

Samsung đứng trên bờ vực 'sống còn' - Điều gì đang xảy ra?

Doanh nghiệp

Chủ tịch Samsung Electronics, Lee Jae-yong, vừa đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ rằng công ty hiện đang đứng trước "thời điểm sống còn", yêu cầu toàn bộ lãnh đạo cấp cao của tập đoàn cần nhanh chóng có những hành động quyết đoán nhằm đáp ứng các thách thức cấp bách liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) và những thay đổi nhanh chóng trong ngành công nghệ toàn cầu.

Lãnh đạo HĐQTvà Ban Kiểm soát BKS Bảo hiểm Quân đội (MIC) đồng loạt từ nhiệm

Lãnh đạo HĐQTvà Ban Kiểm soát BKS Bảo hiểm Quân đội (MIC) đồng loạt từ nhiệm

Doanh nghiệp

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC, mã chứng khoán MIG) vừa công bố thông tin về việc một số lãnh đạo trong Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát (BKS) đồng loạt nộp đơn từ nhiệm.

Danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng Saigonbank

Danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng Saigonbank

Doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank - Mã: SGB) đã công bố thông tin về danh sách 10 cổ đông tổ chức sở hữu trên 1% vốn điều lệ, chiếm hơn 95% vốn cổ phần tại ngân hàng.

Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) bảo lãnh khoản vay 300 tỷ đồng cho công ty con do con gái chủ tịch làm CEO

Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) bảo lãnh khoản vay 300 tỷ đồng cho công ty con do con gái chủ tịch làm CEO

Doanh nghiệp

Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa thông qua thỏa thuận bảo lãnh cho công ty con là Công ty TNHH MTV Chế tác và Kinh doanh Trang sức PNJ (PNJP) vay vốn ngân hàng với hạn mức 300 tỷ đồng.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: