Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Mã: MSN) vừa thông qua việc phát hành hơn 7 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP), chiếm 0, 499 % số cổ phiếu đang lưu hành .
Mới đây, Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN - sàn: HoSE) đã thông qua việc phát hành hơn 7,1 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP).
Lượng cổ phiếu ESOP này tương đương 0,499% tổng số cổ phần đang lưu hành của Tập đoàn Masan. Toàn bộ số cổ phiếu này là cổ phần phổ thông với giá phát hành dự kiến là 10.000 đồng/cổ phần.
Tập đoàn Masan cho biết chương trình ESOP này nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên có đóng góp cho tập đoàn được cùng chia sẻ sự phát triển và thành công của tập đoàn thông qua việc có cơ hội sở hữu cổ phần với giá ưu đãi so với giá thị trường.
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 19/5, giá cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan đạt 72.400 đồng/cổ phiếu. Như vậy, giá phát hành của cổ phiếu ESOP thấp hơn khoảng 86% so với thị giá cổ phiếu MSN hiện hành. Lượng cổ phiếu ESOP này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
Số lượng người lao động được tham gia chương trình ESOP này là 49 người, bao gồm nhiều thành viên trong ban lãnh đạo của Tập đoàn Masan và các đơn vị thành viên của tập đoàn. Thời gian thực hiện việc phát hành cổ phiếu ESOP dự kiến được Tập đoàn Masan thực hiện trong quý 2 hoặc quý 3/2023 sau khi nhận được sự chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Trong trường hợp cổ phiếu ESOP không bán hết, Chủ tịch Hội đồng Quản trị hoặc Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan sẽ quyết định phân phối tiếp cho người lao động trong danh sách với giá bán và thời gian hạn chế chuyển nhượng không thay đổi.
Tập đoàn Masan dự kiến phát hành hơn 7 triệu cổ phiếu ESOP. Ảnh minh họa
Về tình hình kinh doanh, Masan vừa công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán quý 1/2023 với nhiều kết quả tương đối khả quan. Cụ thể, Masan mang về hơn 18.700 doanh thu quý đầu năm nay, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp gần như đi ngang so với năm trước, đạt hơn 5.080 tỷ đồng.
Tuy nhiên doanh thu tài chính giảm mạnh 35% xuống mức 650 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính tăng mạnh 53% lên gần 2.000 tỷ đồng. Chi phí bán hàng cũng tăng 9% lên 3.316 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Masan chỉ còn 439 tỷ đồng, giảm 77% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuối quý 1/2023, tổng tài sản của Masan đạt 145.784 tỷ đồng tăng nhẹ so với đầu năm. Khoản tiền, tương đương với tiền, tiền gửi có kỳ hạn khoảng 17.678 tỷ đồng.
Tại ngày 31/3, tổng nợ vay của công ty là 75.671 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu là 37.106 tỷ đồng bao gồm 11.597 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Tập đoàn Masan nhận định, tổng quan, kết quả hoạt động doanh vẫn khả quan bất chấp môi trường vĩ mô đầy thách thức. Đáng chú ý, nền tảng bán lẻ tiêu dùng WinCommerce ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.335 tỷ đồng trong quý 1/2023, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước bất chấp xu hướng thắt chặt chi tiêu. Tỷ suất lợi nhuận gộp của WinCommerce không thay đổi ở mức 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
WinCommerce đã mở thêm 55 cửa hàng WinMart+ và 1 WinMart mới, tổng cộng có 3.442 địa điểm trên toàn quốc cho cả siêu thị minmart và siêu thị trong 3 tháng đầu năm nay.
Trong quý 2 này, WinCommerce sẽ nâng cao năng suất bán hàng bằng cách dự kiến mở mới 330 siêu thị minmart và 5 siêu thị. Đối diện với tâm lý tiêu dùng thắt chặt, WinCommerce đã liên tục hạ thấp chỉ số định giá và thu hẹp khoảng cách với thị trường để cải thiện lượt khách đến cửa hàng, giúp bù đắp sự sụt giảm của giỏ hàng chi tiêu.
Bên cạnh đó, WinCommerce sẽ tung ra mô hình siêu thị mới và triển khai mô hình nông thôn cho các siêu thị nhỏ. Đặc biệt, Tập đoàn Masan cho biết mô hình nông thôn cho các siêu thị nhỏ sẽ giúp người dân nông thôn tiết kiệm chi phí mua sắm khi chuyển toàn bộ chi phí tiết kiệm được từ việc tinh giản chi phí đầu tư và chi phí hoạt động của cửa hàng. Mô hình này được kỳ vọng sẽ là động lực cho các tăng trưởng mạnh mẽ của Tập đoàn Masan trong tương lai.
Công ty Cổ phần Kosy (mã chứng khoán KOS) vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của Cục Thuế Hà Nội. Tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp hơn 6,8 tỷ đồng. Trước đó, cuối tháng 2/2025 KOS cũng nằm trong danh sách chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 16 tháng, với số tiền 1,4 tỷ đồng do Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội công bố.
HĐQT Tổng công ty Dầu Việt Nam - PV Oil (UPCoM: mã chứng khoán OIL) dự kiến trình cổ đông thông qua trích lập dự phòng giảm giá khoản đầu tư tại CTCP Hóa dầu và Nhiên liệu Sinh học Dầu khí (PVB) tại phiên họp ĐHĐCĐ vào cuối tháng 4 tới.
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, dự kiến diễn ra vào ngày 29/3. Theo đó, QNS đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.790 tỷ đồng, lần lượt giảm 6% và 25% so với thực hiện năm 2024.
Bà Phạm Thị Nhung, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc thường trực của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) báo cáo đã mua 30 triệu cp như đăng ký trước đó. Giao dịch được thực hiện từ ngày 6/2 đến 6/3 theo phương thức khớp lệnh.
Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Xây dựng) vừa có kết luận về việc chấp hành các quy định pháp luật chuyên ngành hàng không về khai thác, bảo dưỡng máy bay của một số hãng hàng không Việt Nam gồm: Công ty Cổ phần Hàng không Bầu Trời Xanh (Bluesky), Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (VSA).
Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh hơn công tác thanh tra, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần có sân sau là doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản.
Nam A Bank dự kiến tăng vốn điều lệ lên 18.000 tỷ đồng trong năm 2025 thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động.
Theo thông tin tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Cảng Sài Gòn đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng mạnh 40% trong năm 2025, đồng thời công bố kế hoạch đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường Vietcombank bầu bổ sung ông Lê Quang Vinh – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028, đồng thời miễn nhiệm với ông Nguyễn Mỹ Hào, người đã nghỉ hưu theo chế độ từ tháng 1/11/2024. Với các quyết định trên, HĐQT Vietcombank hiện vẫn có 9 thành viên.
Thực thi ESG đúng nghĩa là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong dài hạn. Những hành vi "tẩy xanh" không chỉ gây tổn hại đến thương hiệu mà còn làm suy giảm niềm tin của khách hàng và ảnh hưởng tiêu cực đến sự chuyển đổi của nền kinh tế.
Đại diện Công ty CP ASIA LIFE cho biết không có trang trại, vườn rau, mà chỉ có dây chuyền sản xuất.
Đối với sản phẩm kẹo Kera, vị này cho biết là sản xuất theo "đơn đặt hàng" của Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt của Hằng Du Mục, Quang Linh
Hodeco vừa công bố thông tin về việc bị xử phạt hành chính do sai phạm trong kê khai thuế. Theo quyết định số 177/QĐ-XPHC ngày 17/1/2025 của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, doanh nghiệp này phải nộp bổ sung hơn 1,2 tỷ đồng vào Ngân sách Nhà nước.
Không chỉ là một xu hướng, báo cáo ESG hay báo cáo phát triển bền vững, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin với nhà đầu tư và tác động trực tiếp đến giá trị vốn hóa của doanh nghiệp.
Trong hai tháng đầu năm, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ở mức cao lên tới 67.000 doanh nghiệp, bình quân mỗi ngày có tới 1.135 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh hoặc làm thủ tục giải thể, phá sản.
Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu Hương, Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán KBC), khi được cổ đông chất vấn về việc những năm qua luôn đặt kế hoạch cao nhưng đều không thực hiện được
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?