Nhấn mạnh Việt Nam là thị trường rất quan trọng về chiến lược và Marubeni sẽ tiếp tục đóng góp hơn nữa cho sự phát triển của Việt Nam, ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) cho biết Marubeni có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong thời gian tới với đầu tư chất lượng cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều ngày 14/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Marubeni là tập đoàn đầu tư và thương mại hàng đầu tại Nhật Bản, hiện có 130 chi nhánh và văn phòng tại 68 quốc gia trên toàn thế giới, hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế với doanh thu hằng năm khoảng 70 tỷ USD.
Marubeni đã đầu tư vào Việt Nam 80 năm, Văn phòng Marubeni tại Việt Nam được thành lập vào năm 1991. Các dự án của Marubeni tại Việt Nam hiện có khoảng 7.500 nhân viên người Việt Nam, tổng doanh thu hằng năm khoảng 3 tỷ USD.
Marubeni trong thời gian qua tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu hàng hóa (than đá, thủy sản, cà phê, ngũ cốc, các sản phẩm hóa dầu); thành lập công ty liên doanh và hoạt động sáp nhập, mua bán; xây dựng các nhà máy nhiệt điện (đã xây dựng 11 nhà máy với tổng công suất là 4.000 MW, trong đó có Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 với công suất là 1.200 MW) và các nhà máy công nghiệp, các nhà máy chế biến thực phẩm và dệt may.
Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2
Tại cuộc gặp, ông Masayuki Omoto đánh giá cao việc Việt Nam đang triển khai nhiều quyết sách chiến lược, môi trường kinh doanh ngày càng cải thiện, tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư, đặc biệt là cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, sắp xếp địa giới hành chính sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn quá trình cấp phép, ra quyết định.
Nhấn mạnh Việt Nam là thị trường rất quan trọng về chiến lược và Marubeni sẽ tiếp tục đóng góp hơn nữa cho sự phát triển của Việt Nam, ông Masayuki Omoto cho biết Marubeni có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong thời gian tới với đầu tư chất lượng cao, chú trọng đào tạo nhân lực, trong đó có dự án Nhà máy điện khí Ô Môn II, dự án điện khí LNG Quảng Ninh, các dự án trang trại điện gió, điện mặt trời, dự án Khu công nghiệp Thành phố Amata Hạ Long, các dự án xây dựng các nhà máy chế biến hàng hóa để xuất khẩu và các dự án đô thị thông minh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh…
Phát biểu tại cuộc gặp, nhấn mạnh hiếm có tập đoàn nào đã đầu tư vào Việt Nam tới 80 năm như Marubeni, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, với việc lựa chọn Việt Nam làm cứ điểm chiến lược, hoạt động hiệu quả của Marubeni thời gian qua đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam như tăng cường chuyển giao công nghệ, tăng doanh thu xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và đóng các loại thuế cho ngân sách nhà nước.
Chia sẻ về những nỗ lực đổi mới, cải cách gần đây của Việt Nam, đặc biệt là cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, Thủ tướng tin rằng Marubeni cũng như các nhà đầu tư nước ngoài sẽ cảm nhận được những thay đổi tích cực và thụ hưởng thành quả từ điều này.
Thủ tướng đánh giá quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước tới nay, hai nền kinh tế có thế mạnh bổ trợ, Việt Nam có dân số trẻ, nguồn nhân lực dồi dào, nằm ở khu vực Đông Nam Á là tâm điểm tăng trưởng với thị trường rộng lớn; đây là cơ hội cho các nhà đầu tư Nhật Bản nói chung và Marubeni nói riêng.
Thủ tướng hoan nghênh kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam của Marubeni trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng hoan nghênh kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam của Marubeni trong thời gian tới; khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư, kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".
Cho biết đã có cơ chế và khuôn khổ pháp lý khả thi cho các dự án điện lớn như LNG, điện gió ngoài khơi, đồng thời các vướng mắc pháp lý liên quan dự án điện khí Ô Môn II đã được giải quyết, Thủ tướng đề nghị Marubeni tiếp tục coi Việt Nam là cứ điểm chiến lược với các khoản đầu tư chiến lược, theo tinh thần "nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn", đặc biệt là mở rộng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng như điện khí, điện gió ngoài khơi để phục vụ tăng trưởng GDP, phát triển trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu lớn trong nước… và xuất khẩu điện sang các nước ASEAN.
Cùng với đó, hợp tác với Tập đoàn Than – Khoáng sản triển khai các hoạt động kinh doanh, xuất khẩu than sang Nhật Bản; hợp tác sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng thương hiệu, chế biến, xuất khẩu các mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như cà phê, lúa gạo, thực phẩm chất lượng cao; đầu tư, phát triển các khu công nghiệp. Thủ tướng gợi ý Marubeni có thể mở các nhà máy sản xuất mì ăn liền, bánh mochi, dược phẩm tại Việt Nam để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của tập đoàn, đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, chuyển đổi số…
Cảm ơn ý kiến của Thủ tướng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni cho biết sẽ nỗ lực hơn nữa để triển khai các dự án cụ thể, có giá trị gia tăng cao tại Việt Nam trong các lĩnh vực mà Thủ tướng đã gợi ý.
Trong chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Brazil, chiều 7/7, giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale - Tập đoàn đa quốc gia của Brazil trong lĩnh vực kim loại, khai khoáng và logistics.
Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - UPCOM: mã chứng khoán PGB) vừa công bố nghị quyết HĐQT, bổ nhiệm bà Võ Hằng Phương vào vị trí phó tổng giám đốc thường trực kể từ ngày 14/7/2025. Thời hạn bổ nhiệm là 3 năm.
Ông Hoàng Tuyên, Chủ tịch Bệnh viện TNH, đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu TNH, qua đó sẽ không còn là cổ đông lớn nếu giao dịch thành công. Theo đó, nếu giao dịch thành công ông Tuyên sẽ thu về khoảng 85 tỷ đồng.
Công ty CP Nhựa Hà Nội (mã chứng khoán NHH) vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, căn cứ theo kết luận của Cục Thuế sau đợt kiểm tra.
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed (VinSpeed) đã chính thức khởi động đợt tuyển dụng nhân sự quy mô lớn đầu tiên kể từ khi thành lập. Động thái này báo hiệu việc doanh nghiệp bắt đầu triển khai các hoạt động chuyên môn, chuẩn bị nguồn lực cho các mục tiêu đầy tham vọng trong lĩnh vực hạ tầng đường sắt tại Việt Nam.
CTCP FPT (HoSE: mã chứng khoán FPT) vừa thông báo ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/07 nhằm thực hiện chia cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Theo cập nhật thời gian thực lúc 17h00 ngày 11/7 (giờ Việt Nam) của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup sở hữu khối tài sản 11,5 tỷ USD, xếp thứ 237 trong danh sách người giàu thế giới, tăng 26 bậc so với ngày trước đó.
Sáng nay 11/7/2025, công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam vừa chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy mới tại KCN Phú An Thạnh, Bến Lức, Tây Ninh.
Ngày 23/7/2025 tới đây, Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, mã SAS) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 2 năm 2024 bằng tiền mặt tỷ lệ 22,09% (tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu nhận về 2.209 đồng).
Tập đoàn Aeon đã bổ nhiệm ông Tezuka Daisuke làm Thành viên Ban điều hành Tập đoàn, Trưởng Đại diện Tập đoàn AEON tại Việt Nam kiêm Tổng giám đốc AEON Việt Nam.
CTCP Container Việt Nam (Viconship, HoSE: VSC) tiếp tục đăng ký bán thêm cổ phần tại CTCP Cảng Xanh Vip (UPCoM: VGR), nhằm hạ tỷ lệ sở hữu xuống dưới 55%.
Hôm thứ Tư, giá cổ phiếu của Nvidia tăng mạnh 2,76% trong phiên giao dịch đầu ngày, giúp giá trị vốn hóa của hãng vượt mốc 4.000 tỷ USD – mức cao nhất từ trước đến nay đối với một công ty niêm yết.
Ngày 9/7, CTCP Tập đoàn Nova Consumer (mã NCG) công bố đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT kiêm tổng giám đốc của ông Nguyễn Quang Phi Tín và thời gian ĐHĐCĐ bất thường năm 2025 diễn ra.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (HoSE: mã chứng khoán BaF) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập công ty con với vốn điều lệ 150 tỷ đồng.
Do chi phí tài chính và chi phí quản lý tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế quý II/2025 của Chứng khoán OCBS chỉ đạt 2,11 tỷ đồng, giảm tới 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Quỹ ngoại Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), một thành viên của Dragon Capital, vừa chính thức trở thành cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Mã DXG - HoSE) sau khi mua thêm 500.000 cổ phiếu trong phiên 3/7.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?