Công ty CP Tập đoàn KIDO tuy nghe hơi xa lạ nhưng thực chất đây là tên thương hiệu mới đổi của Tập đoàn Kinh Đô, một doanh nghiệp chuyên về thực phẩm. Tập đoàn KIDO là công ty gì? Vì sao Kinh Đô lại trở thành KIDO? Chất lượng thực phẩm KIDO tốt không?
Công ty CP Tập đoàn KIDO tuy nghe hơi xa lạ nhưng thực chất đây là tên thương hiệu mới đổi của Tập đoàn Kinh Đô, một doanh nghiệp chuyên về thực phẩm
Tập đoàn KIDO là công ty gì?
Tập đoàn KIDO là cách gọi tắt của Công ty CP Tập đoàn KIDO tiền thân là tập đoàn Kinh Đô được thành lập vào năm 1993. Kinh Đô là một trong những công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Trong suốt 20 năm đầu của chặng đường phát triển, Kinh ĐÔ đã thiết lập và giữ vững vị thế dẫn đầu ở một loạt các sản phẩm bánh kẹo, bánh bông lan, bánh mì, bánh trung thu, bánh quy... Năm 2015, hướng đến mở rộng và phát triển bền vững, Tập đoàn Kinh Đô chính thức chuyển mình, đặt dấu chân trên thị trường “Thực phẩm & Gia vị”.
Phát huy các nền tảng sẵn có, Kinh Đô tiếp tục duy trì và phát triển vị thế dẫn đầu trong ngành hàng lạnh với các sản phẩm Kem, Sữa & các sản phẩm từ Sữa và mở rộng danh mục sản phẩm sang lĩnh vực thiết yếu với thực phẩm đông lạnh, dầu ăn, mì ăn liền, hạt nêm, nước chấm, cà phê, thực phẩm đóng gói tiện lợi… nhằm chăm sóc gian bếp gia đình Việt và phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng suốt cả ngày. Sở hữu nguồn lực tài chính vững mạnh kết hợp cùng lợi thế về kênh phân phối, năng lực sản xuất, quảng bá và kinh doanh sản phẩm.
Tập đoàn KIDO (tên giao dịch tiếng Anh: KIDO Group Corporation) có trụ sở tại 138 - 142 Hai Bà Trưng - Phường Đa Kao - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh, mã chứng khoán KDC. Tổng giám đốc KIDO hiện nay là ông Trần Lệ Nguyên.
Mới đây Tập đoàn KIDO đã công bố báo cáo tài chính quý I/2023, ghi nhận doanh thu đạt 2.059 tỉ đồng, giảm 28% so với I/2022. Lợi nhuận trước thuế đạt 5 tỉ đồng, giảm 97%, đồng thời doanh nghiệp báo lỗ sau thuế gần 151 tỉ đồng, giảm đến 272 tỉ đồng so với mức lãi ròng 121 tỉ đồng cùng kì năm ngoái.
Tập đoàn KIDO là công ty gì?
Nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của KIDO có thể thấy, chi phí tài chính, chi phí lãi vay, chi phí bán hàng đều tăng mạnh, trong khi đó phần lãi trong công ty liên doanh liên kết giảm mạnh từ 32 tỉ đồng về còn hơn 2 tỉ đồng là những yếu tố chính khiến kết quả kinh doanh KIDO đi lùi.
Giải trình cho biến động kinh doanh trong quý, ông Trần Lệ Nguyên - Tổng Giám đốc Tập đoàn KIDO - cho biết, nguyên nhân khiến doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp giảm sâu là do ảnh hưởng từ những biến động thị trường đã tác động lên công ty.
Báo cáo thường niên công bố mới đây của KIDO cho biết, năm 2023, tập đoàn này đặt kế hoạch doanh thu thuần 15.000 tỉ đồng, tăng 19,7% so với thực hiện năm 2022 và lợi nhuận trước thuế là 900 tỉ đồng, tăng 76,3% so với năm 2022.
Với số lãi trước thuế quý I/2023 vỏn vẹn 5 tỉ đồng, đồng nghĩa để hoàn thành "KPI lợi nhuận" năm nay, 3 quý cuối năm KIDO phải đạt được mức lợi nhuận xấp xỉ 900 tỉ đồng.
Vì sao Kinh Đô lại trở thành KIDO?
Cuối năm 2014, Kinh Đô khiến giới tài chính bất ngờ khi quyết định bán 80% mảng bánh kẹo cho tập đoàn Mondelēz International với giá 370 triệu USD (7.846 tỷ đồng).
Thu được một khoản tiền mặt lớn, KIDO dành 4.700 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ chưa từng có trên thị trường tài chính là 200%, tương ứng mỗi cổ phiếu nhận 20.000 đồng. Đồng thời, KIDO còn mua lại 40 triệu cổ phiếu quỹ.
Ông Tim Cofer, Phó chủ tịch Mondelēz International khi đó đã khẳng định đây là khoản đầu tư quan trọng nhằm nâng cao vị thế cũng như chiến lược phát triển của tập đoàn này tại khu vực châu Á.
Ông Trần Lệ Nguyên - Tổng Giám đốc Tập đoàn KIDO
Mondelēz International châu Á - Thái Bình Dương là một chi nhánh của tập đoàn Mondelēz International (Mỹ), chuyên về các sản phẩm bánh quy, chocolate, kẹo gum, kẹo, cà phê và bột pha nước giải khát với doanh thu hơn 5 tỷ USD tại khu vực này.
Đây là một trong những công ty hàng đầu thế giới về thức ăn nhẹ với các nhãn hiệu nổi tiếng, có doanh thu 30 tỷ USD năm 2015.
Đầu năm 2016, phía Mondelēz International đã đổi tên Công ty Kinh Đô Bình Dương (công ty con của KIDO phụ trách mảng bánh kẹo trước đây) thành Công ty Cổ phần Mondelez Kinh Đô Việt Nam, thương hiệu được nhắc đến là Mondelez Kinh Đô.
Công ty Kinh Đô Bình Dương - nay là Mondelez Kinh Đô, chính thức được bàn giao cho Mondelēz International từ 30/6/2015.
Mondelez Kinh Đô sở hữu danh mục các nhãn hàng gồm bánh trung thu và bánh quy Kinh Đô, bánh quy Cosy, bánh bông lan Solite, bánh quy giòn AFC, bánh quy Oreo, bánh quy giòn Ritz và socola Cadbury...
Chất lượng thực phẩm KIDO tốt không?
Tập đoàn KIDO hiện đang dẫn đầu thị trường kem với 43,4% thị phần (trong đó thương hiệu Merino chiếm 24,8% và thương hiệu Celano chiếm 17,4% thị phần) cùng hệ thống Cool chain trải dài khắp cả nước và đứng thứ 2 ngành dầu tại Việt Nam với các thương hiệu Tường An, CooingOil, Marvela...
Chất lượng thực phẩm KIDO tốt không?
Ngoài ra, KIDO còn sở hữu hệ thống nhà máy sản xuất hiện đại, lợi thế về logistics và dây chuyền công nghệ với 02 Nhà máy Thực phẩm Đông lạnh ở Bắc Ninh và Củ Chi; 04 Nhà máy Dầu ăn ở Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Nhà Bè. Cùng với đó là 450.000 điểm bán ngành hàng khô, 120.000 điểm bán ngành hàng lạnh và ngành thực phẩm tươi.
KIDO cũng đã chính thức quay lại thị trường bánh kẹo tại Việt Nam với thương hiệu KIDO’s Bakery sau 6 năm vắng mặt trên thị trường, đồng thời cũng đã chính thức tham gia thị trường F&B với chuỗi Chuk Chuk vào tháng 9/2021. Kết hợp cùng Vinamilk thành lập nên liên doanh Vibev với những sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu Oh Fresh đã được trình làng.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đáng chú ý, sau phiên phục hồi hôm thứ 4 (9/4), giá dầu đột ngột quay đầu giảm mạnh hơn 3%.
Giá các loại xăng dầu trong nước trong kỳ điều chỉnh lần này đồng loạt giảm sâu, với mức giảm 1.124 - 1.712 đồng/lít,kg. Giá xăng E5RON92 xuống dưới mức 19.000 đồng/lít.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam trong quý I/2025 ước tính tăng trưởng mạnh mẽ 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất so với quý 1 của các năm trong giai đoạn 2020-2025
Ngày 5/4, Hải quan Mỹ bắt đầu thu mức thuế 10% mà Tổng thống Donald Trump áp với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong khi mức thuế cao hơn với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn sẽ được triển khai từ tuần tới.
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phản ứng mạnh mẽ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế đối ứng. Bảng giá tràn ngập sắc đỏ, lực bán áp đảo đẩy chỉ số MXV-Index rơi 3% xuống 2.261 điểm. Chỉ sau một phiên neo trên vùng 2.300 điểm, sự kiện này đã đẩy chỉ số giá hàng hóa đã lao về mốc thấp nhất kể từ đầu tháng 3.
Từ 15h hôm nay (3/4), giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON 95 với mức gần 500 đồng/lít. Đây là lần thứ 3 liên tiếp, giá xăng dầu tăng.
Giá cà phê trong nước hôm nay đồng loạt tăng ở tất cả các địa phương, giao dịch trong khoảng 132.300 - 133.600 đồng/kg. Việc Mỹ dự kiến áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam thì ngành cà phê Việt Nam chắc chắn sẽ có ảnh hưởng. Mỹ là thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam trong năm qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chiều 2/4 (giờ địa phương) đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 914⁄QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc.
Quý I/2025 đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của ngành nông, lâm, thủy sản (NLTS) Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả đáng khích lệ, phản ánh nỗ lực của ngành trong việc mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và tận dụng các cơ hội từ hội nhập quốc tế.
Từ 31/3/2025, một số mặt hàng như ô tô, gỗ, Ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry, nho khô... sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Giá dầu Brent đã tăng lên mốc 73,63 USD/thùng, tương ứng tăng 2,04%; giá dầu WTI cũng đã tăng 1,58% trong tuần này; kết phiên ở mốc giá 69,36 USD/thùng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?