Nền kinh tế lớn nhất thế giớ tiêu thụ gần 68.000 tấn hồ tiêu Việt Nam
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, trong tháng 11, Việt Nam xuất khẩu được 15.948 tấn hồ tiêu các loại, với tổng kim ngạch đạt 106,5 triệu USD.
Kết quả các chỉ số tăng trưởng của ngành trong 10 tháng năm 2024 của Bộ Công Thương cơ bản tiệm cận và đạt cao hơn so với mục tiêu, kế hoạch Chính phủ giao trong năm 2024. Như vậy, Bộ Công Thương dự kiến trong năm 2024 sẽ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Bộ Công Thương vừa có công văn 9950/BCT-KHTC về việc tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2024 của Chính phủ và đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết năm 2025.
Theo đó, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Công Thương cho rằng: Năm 2024 diễn ra trong bối cảnh thế giới được dự báo tiếp tục có những chuyển biến lớn, khó lường với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Kinh tế toàn cầu dự báo tiếp tục đối mặt với những thách thức từ tăng trưởng yếu và lạm phát tăng cao, tăng trưởng dự báo sẽ chậm lại chủ yếu do việc thắt chặt chính sách tiền tệ được thực hiện trong hai năm qua.
Bối cảnh trong nước, năm 2024 là năm thứ tư thực hiện Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 với nhiệm vụ nặng nề là phấn đấu cao nhất để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong bối cảnh các năm đầu tiên của kỳ kế hoạch gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 và biến động địa chính trị toàn cầu.
Để thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 155/QĐ-BCT ngày 23/1/2024 phê duyệt Chương trình hành động của Bộ Công Thương để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 01/NQ-CP.
Bộ Công Thương đã cụ thể hóa 8 mục tiêu lớn với 23 mục tiêu cụ thể; 42 nhóm nhiệm vụ với 243 nhiệm vụ cụ thể và 13 nhiệm vụ có hạn trình để phân công cho các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện. Với tinh thần trách nhiệm cao, ngay sau khi Chương trình được ban hành, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương đã khẩn trương, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng và tiến độ đã được đề ra và có báo cáo cập nhật hàng tháng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại các cuộc họp Chính phủ thường kỳ.
Kết quả thực hiện các mục tiêu kế hoạch 10 tháng năm 2024, IIP ước tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước và xấp xỉ mục tiêu do Chính phủ giao cả năm 2024 là 8,5%. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP 9 tháng đạt 24,81%, cao hơn mục tiêu Chính phủ giao cả năm 2024 với 24,2%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 15,8%, cao gần gấp 3 lần so với mục tiêu kế hoạch Chính phủ giao trong năm 2024 khoảng 6%; cán cân thương mại duy trì xuất siêu ở mức cao, khoảng 23,31 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu do Chính phủ giao trong năm là khoảng 15 tỷ USD.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 8,5%, gần đạt mục tiêu đề ra cả năm là khoảng 9%; tăng trưởng thương mại điện tử B2C cơ bản đạt mục tiêu đề ra cho cả năm 2024, khoảng 18-20%.
Tổng sản lượng điện toàn hệ thống điện quốc gia đạt 258,7 tỷ kWh, cao hơn 10,56% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 83,3% so với kế hoạch năm 2024 là 306,259 tỷ kWh.
"Với kết quả các chỉ số tăng trưởng của ngành trong 10 tháng năm 2024 của Bộ Công Thương cơ bản tiệm cận và đạt cao hơn so với mục tiêu, kế hoạch do Chính phủ giao trong năm 2024, Bộ Công Thương dự kiến trong năm 2024 sẽ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao" - Báo cáo của Bộ Công Thương nêu rõ.
Để có được kết quả trên, trong năm 2024, Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và đơn vị liên quan tập trung vào 4 nội dung. Cụ thể:
Thứ nhất, đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp và trong nội ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.
Thứ hai, ưu tiên phục hồi, phát triển các ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất chíp bán dẫn, để trở thành một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, phối hợp đồng bộ, hài hòa, linh hoạt chặt chẽ các chính sách công nghiệp với chính sách thương mại và các chính sách khác, nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền tăng cường tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của ngành, đơn giản hóa thủ tục cho vay, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ nền kinh tế, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Xây dựng cơ chế và lộ trình phát triển số lượng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, đặc biệt quan tâm phát triển doanh nghiệp phụ trợ. Có cơ chế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam có cơ hội giao lưu, kết nối doanh nghiệp cũng cũng như tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư, tìm kiếm đối tác đầu tư nước ngoài.
Với những nỗ lực trên, dù tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, song với nền tảng vĩ mô ổn định và các biện pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ sản xuất, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu được triển khai quyết liệt, cùng đà tăng trưởng từ cuối năm 2023 nên sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi nhanh và trên diện rộng, là động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế.
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, trong tháng 11, Việt Nam xuất khẩu được 15.948 tấn hồ tiêu các loại, với tổng kim ngạch đạt 106,5 triệu USD.
Ước cả năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt trên 17,2 tỷ USD, tăng 18,9% so với năm 2023, vượt 13,1% so với kế hoạch năm 2024.
Đầu tuần, giá hai mặt hàng cà phê bất ngờ giảm sâu, đặc biệt là cà phê Robusta khi đánh mất hơn 15% chỉ trong hai phiên giao dịch.
Cán cân thương mại hàng hóa sau 11 tháng năm 2024 đang nghiêng về xuất siêu 24,31 tỷ USD. Bộ Công Thương dự báo xuất nhập khẩu sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt từ nay tới quý I/2025, tăng trưởng đều ở các nhóm hàng và thị trường.
Giá khô đậu tương giảm nhẹ do sức ép từ việc dầu đậu tăng giá. ANEC cho biết xuất khẩu khô đậu tương của Brazil trong tháng 12 được dự báo đạt 1,44 triệu tấn, giảm hơn 500.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica và Robusta nối dài đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp. Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (6/12) ghi nhận ở mức 116.000 - 117.200 đồng/kg.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (5/12) ghi nhận ở mức 108.000 - 109.500 đồng/kg, tăng 2.500 - 3.000 đồng/kg so với ngày 4/12.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (3/12) ghi nhận ở mức 125.800 - 126.500 đồng/kg, giảm 4.000 - 4.300 đồng/kg so với ngày 2/12.
Theo MXV, giá các mặt hàng dầu thô đồng loạt lao dốc trong bối cảnh tình hình căng thẳng tại Trung Đông có dấu hiệu hạ nhiệt và tâm lý nghe ngóng của thị trường trước ngày OPEC+ họp bàn chính sách về sản lượng.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (29/11) ghi nhận ở mức 128.000 - 128.800 đồng/kg, tăng 1.700 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá đã tăng gấp đôi.
Theo MXV, nhóm nguyên liệu công nghiệp ghi nhận 8/9 mặt hàng tăng giá trong phiên giao dịch. Tâm điểm chú ý của thị trường dồn về sự tăng vọt của giá hai mặt hàng cà phê.
Trên thị trường năng lượng, giá hai mặt hàng dầu giảm nhẹ trong bối cảnh tồn kho xăng Mỹ tăng mạnh và khả năng Fed thu hẹp lãi suất vào năm tới.
Giá xăng E5 RON92 được dự báo tăng 500 - 600 đồng/lít; xăng RON95 dự báo tăng 350 - 500 đồng/lít. Giá các loại dầu cũng dự báo tăng từ 250 - 400 đồng/lít,kg. Trong trường hợp, cơ quan điều hành chi sử dụng quỹ bình ổn thì giá xăng có thể tăng ít hơn.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (27/11) ghi nhận ở mức 121.800-122.700 đồng/kg, tăng so với ngày hôm qua. Mức giá này cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên thị trường nông sản, giá ngô nối dài chuỗi giảm sang phiên thứ 4 trước triển vọng vụ mùa bội thu tại Nam Mỹ.
Với Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vừa được thông qua, mặt hàng phân bón được đưa vào diện chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) với mức thuế suất 5%.
Ngày 25/11, Ủy ban EU cho biết đã chính thức đưa các biện pháp chống bán phá giá tạm thời do Trung Quốc áp dụng đối với rượu mạnh nhập khẩu từ EU lên Tổ chức Thương mại Thế giới, diễn biến mới nhất trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai khối.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?