Tài sản có thể xác định
Identifiable Asset
Hình minh họa
Tài sản có thể xác định (Identifiable Asset)
Khái niệm
Tài sản có thể xác định trong tiếng Anh là Identifiable Asset.
Tài sản có thể xác định là một tài sản của công ty mua lại có thể chuyển nhượng được với một giá trị hợp lí và được kì vọng một cách hợp lí để mang lại lợi ích cho công ty mua tài sản đó trong tương lai. Tài sản có thể xác định có thể bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản không thể xác định thường được gọi là lợi thế thương mại.
Nội dung về Tài sản có thể xác định
Nếu một tài sản được coi là có thể nhận xác định được thì công ty mua tài sản đó sẽ ghi nhận nó như là một phần của tài sản trên bảng cân đối kế toán. Tài sản có thể xác định bao gồm tất cả các thứ có thể tách rời khỏi việc kinh doanh và chuyển nhượng như máy móc, phương tiện, tòa nhà hoặc thiết bị khác.
Nếu một tài sản không được coi là một tài sản có thể xác định, thì giá trị của nó được coi là một phần của số tiền lợi thế thương mại phát sinh từ giao dịch mua lại.
Ví dụ: giả sử công ty tập đoàn ABC mua cả công ty sản xuất nhỏ hơn và công ty khởi nghiệp marketing trên internet nhỏ hơn. Phần lớn giá trị của công ty sản xuất là gắn liền với tài sản, thiết bị, hàng tồn kho và các tài sản vật chất khác, vì vậy hầu như tất cả các tài sản của nó có thể xác định được.
Mặt khác, công ty khởi nghiệp marketing trên internet có thể sẽ có rất ít tài sản có thể xác định được và giá trị của nó là một công ty dựa trên tiềm năng thu nhập trong tương lai. Do đó, việc mua công ty marketing sẽ tạo ra nhiều lợi thế thương mại hơn đối với sổ sách kế toán của công ty tập đoàn ABC, bởi vì nó sẽ thu được ít tài sản có thể xác định hơn từ công ty marketing.
Một số tài sản vô hình có thể xác định như:
- Tài sản vô hình liên quan tới hoạt động Marketing: thương hiệu, nhãn hiệu, logo, v.v...
- Tài sản vô hình liên quan tới kĩ thuật công nghệ: giấy đăng kí qui trình sản xuất, giấy đăng kí bản quyền, tài liệu về kĩ thuật công nghệ ( những ghi chép trong phòng thí nghiệm, bí quyết kĩ thuật, v.v...)
- Những tài sản vô hình liên quan tới nghệ thuật như: Các tác phẩm hay bản quyền tác giả
- Tài sản vô hình liên quan tới việc xử lí dữ liệu: Những phần mềm máy tính có bản quyền, cơ sở dữ liệu số, phần mềm kiểm soát mạng tích hợp nội bộ...
- Tài sản vô hình liên quan tới công việc thiết kế kĩ thuật: Kiểu dáng công nghiệp, đăng kí bản quyền sản phẩm, bí quyết thương hiệu, bản vẽ và biểu đồ kĩ thuật, bản thiết kế, chứng nhận quyền sở hữu, v.v...
- Tài sản vô hình liên quan tới khách hàng: danh sách khách hàng, các hợp đồng với khách hàng, quan hệ khách hàng, v.v...
- Tài sản vô hình về nguồn lực: đội ngũ lao động lành nghề, hợp đồng lao động, hợp đồng liên kết v.v...
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?