Sơ đồ chức năng kinh doanh
Business Function Diagram - BFD
Sơ đồ chức năng kinh doanh (Business Function Diagram - BFD)
Khái niệm
Sơ đồ chức năng kinh doanh hay mô hình phân rã chức năng trong tiếng Anh là business function diagram, viết tắt là BFD.
Sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD) được sử dụng để thực hiện phân tích chức năng, mô tả sự phân chia các chức năng thành các chức năng nhỏ hơn trong hệ thống. Ví dụ sơ đồ chức năng của một hệ thống quản trị tín dụng.
Phân tích chức năng
Mục đích của phân tích chức năng là xác định một cách chính xác và cụ thể các chức năng chính của hệ thống thông tin. Trong giai đoạn phân tích chức năng, người ra phải xác định một cách rõ ràng những gì mà hệ thống sẽ phải thực hiện mà chưa quan tâm tới phương pháp thực hiện các chức năng ấy.
Như vậy, việc phân tích phải đề cập đến những mô tả cơ sở ban đầu. Các mô tả này sẽ được trình bày rõ ràng trong một tài liệu gửi cho người sử dụng phê chuẩn trước khi tiến hành những công việc tiếp theo.
Ý nghĩa của sơ đồ chức năng kinh doanh BFD
- Sơ đồ BFD cho phép xác định các chức năng cần nghiên cứu trong một tổ chức
- Qua sơ đồ ta biết được vị trí của mỗi công việc trong toàn bộ hệ thống, tránh dư thừa và trùng lặp trong nghiên cứu hệ thống
- Sơ đồ BFD là cơ sở để xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu
- Sơ đồ là cơ sở để nghiên cứu cấu trúc các chương trình quản trị hệ thống
Các nguyên tắc phân rã chức năng
Nguyên tắc thực chất: Mỗi chức năng được phân rã là một bộ phận thực sự tham gia thực hiện chức năng đã phân rã ra nó.
Nguyên tắc đầy đủ: Việc thực hiện tất cả các chức năng ở mức dưới trực tiếp phải đảm bảo thực hiện được chức năng ở mức trên đã phân rã ra chúng.
Ví dụ về sơ đồ chức năng kinh doanh. Nguồn: Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm
Qui trình xây dựng BFD
Bước 1, khảo sát, tìm hiểu tổ chức, các chức năng cụ thể của tổ chức
Bước 2, mô tả hoạt động của các chức năng dưới dạng văn bản text
Bước 3, dựa vào văn bản text mô tả các chức năng và vẽ sơ đồ BFD.
(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?