Phiên giao dịch ngày 3/12 dưới áp lực khối ngoại bán ròng, VN-Index không trụ vững ở mốc 1.250 diểm. Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư trong phiên giao dịch ngày 4/12 lưu ý trong ngắn hạn, một số nhóm ngành cân nhắc chọn lọc cổ phiếu bao gồm phân đạm-hóa chất, công nghệ-viễn thông, ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/12 VN-Index giảm 1,38 điểm (-0,11%) xuống 1.249,83 điểm; HNX-Index giảm 0,04 điểm (-0,02%) xuống 225,29 điểm; UPCoM-Index không thay đổi và giữ nguyên mốc 92,35 điểm.
Xét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu năng lượng diễn biến tiêu cực, giảm 0,75%, chủ yếu từ các mã BSR, PVS, PVD, TMB, CST, PVC, THT… Một vài mã tăng như PVB, NBC…
Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu diễn biến phân hóa, giảm 0,39%, chủ yếu từ các mã GVR, DCM, VGC, MSR, HSG, KSV, BMP, ACG, VIF, NKG, TVN… Chiều tăng gồm các mã HPG, DGC, DPM, VCS, NTP, PHR, HT1, PTB, CSV, DPR, AAA…
Nhóm cổ phiếu chứng khoán phiên này chìm trong sắc đỏ, giảm 0,71%, chủ yếu từ các mã SSI, VCI, VND, HCM, MBS, VIX, FTS, SHS, BSI, CTS, ORS, VDS, AGR, DSC, BVS… Một số mã xanh như TVS, VFS, BMS…
Tương tự, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có sự phân hóa, giảm 0,38%, chủ yếu từ các mã VCB, BID, MBB, ACB, STB, VIB, TPB, MSB… Chiều ngược lại, các mã tăng gồm CTG, LPB, HDB, SSB, OCB, NAB…
Nhóm công nghệ là tâm điểm của thị trường khi đồng loạt tăng giá. Trong đó, khác với một số phiên trước đây, CMG lại là cổ phiếu dẫn dắt dòng tiền vào nhóm ngành công nghệ. Cổ phiếu này bật mạnh từ đầu phiên và có lúc tăng hơn 6%. Nhưng sau đó, dòng tiền có phần chuyển hướng sang một số mã công nghệ khác khiến CMG hạ nhiệt và đóng cửa tăng 3,55%. Trong khi đó, FPT sau giai đoạn lình xình đầu phiên thì bật tăng trở lại và đóng cửa ở mức 145.000 đồng/cổ phiếu, tăng 1,97%. Bên cạnh đó, ELC cũng tăng 1,3%.
Nhóm cổ phiếu bảo hiểm gây bất ngờ lớn khi xuất hiện nhiều cổ phiếu đột biến. BVH chốt phiên sáng mới tăng “làng nhàng” 0,05%, đột nhiên vừa vào phiên chiều đã dựng đứng. Chỉ trong 30 phút đầu tiên BVH đã lên tới mức kịch trần. Dù sau đó giá có lùi lại một chút thì chung cuộc cổ phiếu này vẫn tăng 6,33% so với tham chiếu. Cách đây hai phiên BVH cũng đã có một ngày kịch trần. Diễn biến này khiến BVH trở thành cổ phiếu tăng khỏe nhất trong nhịp phục hồi hiện tại với biên độ khoảng 21,7% chỉ sau 12 phiên. Trong 3 phiên gần nhất thanh khoản của BVH cũng cao gấp 3 lần mức trung bình 20 phiên. Ngoài BVH, nhóm bảo hiểm còn có PRE tăng 5,06%, MIG tăng 3,76%, BMI tăng 3,12%, PTI tăng 1,6%, VNR tăng 0,85%...
Tổng khối lượng giao dịch sàn HoSE đạt hơn 673 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 15.639 tỷ đồng, tăng 31% so với phiên trước. Giao dịch thỏa thuận chiếm đến gần 4.200 tỷ đồng. Các mã có giao dịch thỏa thuận lớn ở sàn HoSE là EIB (930 tỷ đồng), VHM (623 tỷ đồng) và SSB (410 tỷ đồng). Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM lần lượt là 909 tỷ đồng và 358 tỷ đồng.
FPT đứng đầu danh sách về giá trị giao dịch với 734 tỷ đồng. HPG và CTR giao dịch lần lượt 424 tỷ đồng và 331 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng 226 tỷ đồng trên HoSE, trong đó, dòng vốn này bán ròng mạnh nhất mã VCB với 121 tỷ đồng. MWG và FPT bị bán ròng lần lượt 58 tỷ đồng và 56 tỷ đồng. Chiều ngược lại, MSN được mua ròng mạnh nhất với 80 tỷ đồng. TCB đứng sau nhưng giá trị chỉ 28 tỷ đồng.
Theo CTCK Vietcombank (VCBS) nhận định về thị trường chứng khoán ngày 4/12: Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư ưu tiên chiến lược đầu tư ngắn hạn. Đồng thời, tận dụng các nhịp rung lắc trong các phiên tới để gia tăng tỷ trọng ở mức giá chiết khấu tốt đối với cổ phiếu có tín hiệu kiểm định hỗ trợ thành công và thu hút lực cầu giải ngân trở lại.
Một số nhóm ngành cân nhắc chọn lọc cổ phiếu bao gồm phân đạm-hóa chất, công nghệ-viễn thông, ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp.
Trong khi đó, CTCK Asean cho rằng: Chúng tôi duy trì quan điểm thị trường sẽ tiếp diễn xu hướng tăng với các nhịp vận động chậm rãi trong quá trình tích lũy lực cầu và rũ bỏ dần áp lực bán.
Nhà đầu tư có thể cân nhắc gia tăng giải ngân khi thị trường có các dấu hiệu hồi phục rõ ràng đi kèm với khối lượng giao dịch tích cực, tập trung vào các cổ phiếu dài hạn có nền tảng cơ bản và triển vọng kinh doanh tốt.
Đồng thời, theo sát diễn biến DXY, thị trường thế giới và tỷ giá trong nước để quản trị các rủi ro trong ngắn hạn.
Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên 3/12, nhờ hy vọng Trung Quốc sẽ công bố các biện pháp mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Chốt phiên, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 1,9%, lên 39.248,86 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) tăng 1%, lên 19.746,32 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 0,4%, lên 3.378,81 điểm.
Các thị trường tiếp tục đà tăng trong phiên trước nhờ số liệu về hoạt động sản xuất cho thấy những khó khăn mà nền kinh tế Trung Quốc đối mặt có thể sắp kết thúc.
VN-Index trong ngày giao dịch đầu tiên của tháng cuối cùng trong năm 2024 đã rất nỗ lực để giữ mốc 1.250 điểm. Tuy nhiên áp lực bán khiến cho thị trường "xanh vỏ đỏ lòng", chuyên gia dự báo thị trường sẽ tiếp tục giao dịch giằng co trong thời gian gần tới...
Tháng 11/2024, Sở GDCK Hà Nội tổ chức 17 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành. Theo đó, KBNN gọi thầu TPCP tại 5 kỳ hạn gồm 5, 10, 15, 20 và 30 năm, huy động được 20.760,5 tỷ đồng.
Tổng số tiền gửi vào hệ thống ngân hàng trong tháng 9 đạt 270.911 tỷ đồng. Nếu tính bình quân theo ngày, mỗi ngày tháng 9 có 9.030 tỷ đồng được gửi vào ngân hàng.
Trong thời gian từ 25/11-02/12, nhà điều hành đảo chiều hút ròng trên kênh thị trường mở, với tổng khối lượng 27,230 tỷ đồng, chủ yếu do kênh mua kỳ hạn ghi nhận khối lượng đáo hạn lớn.
UOB duy trì dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam ở mức 6.4%, với dự báo kết quả tăng trưởng quý 4/2024 đạt mức 5.2% so với cùng kỳ năm trước. Đối với năm 2025, UOB dự đoán tốc độ tăng trưởng là 6.6%.
Bộ Tài chính đang đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Việc này sẽ đảm bảo công bằng với hàng hóa trong nước và tăng thu ngân sách
Chiều 30/11, tại phiên bế mạc, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ tới hết ngày 30/6/2025.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật (Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia ).
Giá vàng tăng lên ngưỡng 85,6 triệu đồng/lượng, nhận định về xu hướng giá vàng sắp tới, chuyên gia cho rằng xu hướng tăng của vàng sẽ khó đột biến sau giai đoạn tăng nóng vừa qua. Dự báo giá vàng trong nước cả vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn 99,99 trong ngắn hạn sẽ khó tăng trở lại vùng 90 triệu đồng/lượng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần Chứng khoán BOS mức tiền phạt 175 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả do hành vi báo cáo có nội dung sai lệch đối với các báo cáo về tỷ lệ an toàn tài chính.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch.
KTT và TKG vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, riêng TKG còn không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với HNX. Do đó, HNX sẽ xem xét hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với 2 cổ phiếu trên...
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?