Xuất lượng
Throughput
Xuất lượng
Khái niệm
Xuất lượng trong tiếng Anh là Throughput.
Xuất lượng là số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty có thể sản xuất và cung cấp cho khách hàng trong một khoảng thời gian xác định. Thuật ngữ này thường được sử dụng để đánh giá tỉ lệ sản xuất của công ty hoặc tốc độ xử lí một công việc nhất định. Các doanh nghiệp có mức xuất lượng cao có thể chiếm thị phần từ các công ty có xuất lượng thấp hơn vì thông lượng cao thường cho thấy rằng công ty có thể sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Đặc điểm của xuất lượng
Lí thuyết của xuất lượng, hay còn được gọi là lưu lượng dòng chảy, là một phần của lí thuyết các điểm hạn chế trong quản lí kinh doanh. Ý tưởng chủ đạo của lí thuyết này là một dây chuyền chỉ mạnh bằng mắt xích yếu nhất của nó. Mục tiêu cho các nhà quản lí doanh nghiệp là tìm cách giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của các mắt xích yếu nhất đến hiệu suất của công ty và tối đa hóa thông lượng cho người dùng cuối của sản phẩm. Khi thông lượng được tối đa hóa bằng cách loại bỏ sự thiếu hiệu quả, một công ty có thể đạt tới sự tối đa hóa doanh thu.
Khả năng sản xuất của một công ty có liên quan chặt chẽ đến thông lượng và việc quản lí có thể đưa ra một số loại giả định về khả năng. Nếu công ty giả định rằng sản xuất sẽ hoạt động liên tục mà không có bất kì sự gián đoạn nào, thì các nhà quản lí đang sử dụng giả định khả năng trên lí thuyết. Thực tế, mức độ khả năng này là không thể đạt được. Không có qui trình sản xuất nào có thể tạo ra sản lượng tối đa mãi mãi vì máy móc cần được sửa chữa và bảo trì, hay việc nhân viên nghỉ lễ. Sẽ thực tế hơn cho các doanh nghiệp nếu sử dụng khả năng thực tế. Khả năng thực tế sẽ tính toán cả việc sửa chữa máy móc, thời gian chờ đợi hay các ngày nghỉ lễ.
Xuất lượng của một công ty cũng phụ thuộc vào khả năng công ty quản lí chuỗi cung ứng của mình. Đó là sự tương tác giữa công ty và nhà cung cấp. Nếu vì bất kì lí do gì, như việc nguồn cung cấp không có sẵn cho một đầu vào sản xuất, sự gián đoạn này sẽ có tác động tiêu cực đến thông lượng.
Trong nhiều trường hợp, hai sản phẩm có thể bắt đầu sản xuất bằng cùng một qui trình, điều đó có nghĩa là chi phí chung được phân bổ giữa mỗi sản phẩm. Tuy nhiên, khi sản xuất đạt đến điểm phân tách, các sản phẩm được sản xuất bằng các qui trình riêng biệt. Tình trạng này làm cho việc duy trì mức thông lượng cao trở nên khó khăn hơn.
Công thức tính xuất lượng
Công thức tính xuất lượng là:
Xuất lượng có thể được tính bằng công thức sau:
T = I / F
trong đó:
T = Xuất lượng
I = Số lượng hàng tồn kho
F = Thời gian sản xuất một đơn vị hàng tồn kho
Ví dụ tính toán xuất lượng
Giả sử rằng Công ty ABC Cycles sản xuất xe đạp. Công ty có các qui trình tại chỗ để bảo trì các thiết bị và kế hoạch sản xuất dựa trên kế hoạch bảo trì máy và kế hoạch lịch trình của nhân viên. Tuy nhiên, ABC cũng cần liên lạc với các nhà cung cấp về khung và ghế xe đạp bằng kim loại. Nếu các bộ phận không đến khi công ty ABC Cycles cần, xuất lượng của ABC sẽ thấp hơn.
Sâu hơn, ABC Ciking bắt đầu chế tạo nhiều loại xe đạp. Nó bắt đầu sản xuất xe đạp leo núi và xe đạp phổ thông bằng một qui trình sản xuất chung, và cả hai chiếc xe đạp đều sử dụng cùng một khung và ghế xe đạp. Tuy nhiên, ở các bước sau đó, quá trình sản xuất trở nên tách biệt vì mỗi mẫu xe đạp sử dụng lốp, phanh và hệ thống treo khác nhau. Điều này làm cho việc sản xuất khó quản lí hơn vì ABC phải xem xét khả năng sản xuất và chuỗi cung ứng trong cả hai qui trình sản xuất chung và riêng biệt.
Giả sử rằng ABC Cycles có 200 xe đạp trong kho. Thời gian trung bình mà một chiếc xe đạp đang trong quá trình sản xuất là 5 ngày. Xuất lượng của công ty sẽ là:
T = (200 xe đạp / 5 ngày) = 40 xe đạp mỗi ngày.
(Theo Investopedia)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?