Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank tiền thân là Ngân hàng TMCP Hải Phòng thành lập tháng 3/1994. Đến 2002, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank là gì?
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á - có tên giao dịch tiếng Anh là Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank (viết tắt là SeABank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hải Phòng được thành lập vào tháng 3 năm 1994.
Đến tháng 9/2002, ngân hàng TMCP Hải Phòng đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Cuối năm 2020, ngân hàng có số vốn điều lệ lên tới 12.088 tỷ đồng. Và đến tháng 10/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2378/QĐ-NHNN ngày 30/10/2024 về việc điều chỉnh vốn điều lệ trên Giấy phép hoạt động của SeABank. Theo đó, vốn điều lệ của SeABank tăng thêm 3.393 tỷ đồng, từ 24.957 tỷ lần trước đó lên 28.350 tỷ đồng, tương đương tổng tỷ lệ tăng gần 13,6% với tổng tài sản đạt 288.518 tỷ đồng và mạng lưới hoạt động trải khắp 3 miền đất nước với 181 chi nhánh và điểm giao dịch.
Hiện tại, SeABank có trụ sở tại tòa nhà BRG số 198 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Thời gian hoạt động của SeABank theo giấy phép số 0051/QĐ/GP-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp là là 99 năm tính từ 25 tháng 3 năm 1994.
Đáng chú ý, tại SeABank có cả những cổ đông chiến lược nước ngoài Societe Generale và cổ đông chiến lược trong nước VMS MobiFone mang đến chiến lược kinh doanh bài bản và tầm nhìn xa trông rộng của SeABank. Không những vậy, SeABank còn là một trong số ít ngân hàng tại Việt Nam là thành viên chính thức của cả hai tổ chức thẻ quốc tế hàng đầu Visa, MasterCard. Bên cạnh đó, SeABank cũng là đại lý chính của Western Union tại Việt Nam, đồng thời là ngân hàng đầu tiên triển khai thành công đồng bộ dịch vụ ngân hàng tự động (Autobank) đa dịch vụ, đủ tiện ích, tích hợp những công nghệ tối tân đạt tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ chức năng giao dịch ngân hàng tự động tiêu chuẩn quốc tế
Ban lãnh đạo, Hội đồng quản trị của ngân hàng Đông Nam Á - SeABank gồm những ai?
Hội đồng quản trị của SeABank gồm:
Ông Lê Văn Tần - Chủ tịch HĐQT;
Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch sáng lập, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT;
Bà Lê Thu Thủy - Phó Chủ tịch HĐQT;
Bà Khúc Thị Quỳnh Lâm - Phó Chủ tịch HĐQT;
Bà Ngô Thị Nhài - Thành viên HĐQT;
Ông Mathew Nevel Welch - Thành viên HĐQT;
Ông Fergus Macdonald Clark - Thành viên độc lập HĐQT
Ban Tổng giám đốc SeABank gồm:
Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc;
Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Tổng giám đốc;
Ông Nguyễn Tuấn Cường - Phóng Tổng giám đốc;
Ông Vũ Đình Khoán - Phó Tổng giám đốc;
Bà Đặng Thu Trang - Phó Tổng giám đốc;
Ông Nguyễn Hồng Quang - Phó Tổng giám đốc;
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Tổng giám đốc;
Ông Hoàng Mạnh Phú - Phó Tổng giám đốc;
Bà Trần Thị Thanh Thủy - Phó Tổng giám đốc;
Ban Kiểm soát bao SeABank gồm:
Bà Vũ Thị Ngọc Quỳnh - Trưởng Ban kiểm soát;
Ông Nguyễn Thành Luân - Thanh viên Ban kiểm soát chuyên trách;
Bà Vũ Thu Thủy - Thanh viên Ban kiểm soát chuyên trách;
Ngân hàng SeABank - ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á có uy tín không? Kết quả kinh doanh của SeABank 9 tháng đầu năm 2024
Theo Báo cáo tài chính Hợp nhất Quý 3 năm 2024 do SeABank mới công bố ngày 30/10 vừa qua, ngân hàng có kết quả kinh doanh khởi sắc so với 2023. Cụ thể, kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.508 tỷ đồng, tăng 1.352 tỷ đồng tương đương 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Ước tính riêng trong quý 3/2024, lợi nhuận của SeABank ở mức 1.269 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Ngân hàng cho biết sau 9 tháng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) ở mức 9.190 tỷ đồng, tăng 39,6% so với cùng kỳ. Trong đó, thu thuần ngoài lãi (NOII) đạt 1.650 tỷ đồng và thu nhập lãi thuần (NII) đạt 7.541 tỷ đồng. Kết thúc 9 tháng đầu năm, tổng tài sản SeABank đạt 288.518 tỷ đồng, tăng 8,4% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng là 196.890 tỷ đồng. Vào cuối quý 3/2024, tỷ lệ nợ xấu của SeABank ở mức 1,87%.
Đáng chú ý, dù lãi suất cho vay bình quân giảm và mới chỉ có dấu hiệu tăng từ cuối tháng 7/2024, song tỷ lệ biên lãi ròng (NIM) của SeABank vẫn ổn định và tăng nhẹ lên 3,94%, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm 2023.
Các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank
Được biết tới là một trong những ngân hàng phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ nhất. SeABank cung cấp hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ tối ưu cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Dành cho khách hàng cá nhân
Dịch vụ tài khoản: SeABank đáp ứng nhu cầu giao dịch tài chính của khách hàng với những công cụ quản lý dòng tiền thông minh, linh hoạt và hiệu quả. Trong đó có các sản phẩm tài khoản số đẹp, dịch vụ trả lương, tài khoản thanh toán, tài khoản Đại lợi, các gói sản phẩm với nhiều tiện ích và ưu đãi.
Ngân hàng số: Giúp khách hàng thực hiện giao dịch ngân hàng dễ dàng, thuận tiện mọi lúc mọi nơi thông qua Ngân hàng trực tuyến - SeANet và Ngân hàng di động - SeAMobile.
Tiết kiệm: Giúp khách hàng tích lũy cho tương lai với nhiều gói sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm online, tiền gửi có kỳ hạn.
Thẻ: SeABank phát hành nhiều loại thẻ gồm thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa với nhiều tính năng và ưu đãi.
Cho vay tín dụng với thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi: Vay tiêu dùng thế chấp, cho vay kinh doanh, cho vay tiêu dùng tín chấp…
Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền nhanh chóng, an toàn và bảo mật bao gồm chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế và dịch vụ kiều hối.
Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
Dành cho khách hàng doanh nghiệp
Tín dụng: Đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp theo ngành nghề (thi công lắp đặt, đại lý ô tô, doanh nghiệp dược phẩm & thiết bị y tế, xuất khẩu thủy sản, doanh nghiệp kinh doanh nhựa, đại lý vé máy bay của hàng hàng không…), các gói tín dụng cơ sở và tài trợ chuỗi.
Tài trợ xuất nhập khẩu và bảo lãnh bằng giải pháp tài chính hiệu quả, giúp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, gia tăng niềm tin và uy tín với đối tác.
Tài khoản & Tiền gửi đa tiện ích, nhiều dịch vụ vượt trội, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích tài chính với các sản phẩm tiền gửi linh hoạt.
Thanh toán và quản lý dòng tiền: Hỗ trợ doanh nghiệp với gói giải pháp tổng thể giúp thanh toán và quản lý dòng tiền hiệu quả, giảm chi phí nhân sự, vận hành, quản lý.
Sứ mệnh và tầm nhìn của SeABank
Sứ mệnh của SeABank Phục vụ với sự tận tâm, nhiệt huyết để mang đến cuộc sống hạnh phúc hơn và một tương lai thịnh vượng cho cộng đồng.
Tầm nhìn SeABank Trở thành ngân hàng được yêu thích nhất tại Việt Nam, cung cấp đầy đủ, đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính với trải nghiệm tốt nhất cho mọi đối tượng khách hàng. SeABank cam kết minh bạch thông tin và mang tới dịch vụ hoàn hảo cùng lợi ích cao nhất cho khách hàng, nhà đầu tư, đảm bảo sự phát triển bền vững của Ngân hàng
Chiến lược SeABank phát triển Xây dựng và phát triển SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam là chiến lược phát triển cốt lõi của SeABank trong thời gian tới. Trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào khách hàng cá nhân, đồng thời phát triển mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp lớn.
Các sản phẩm, dịch vụ của SeABank được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng đối tượng và phân khúc khách hàng.
Phương châm hoạt động SeABank Phát triển toàn diện, an toàn, hiệu quả và bền vững đóng góp vào sự phồn thịnh của nền kinh tế và xã hội đất nước.
Ý nghĩa logo và slogan của SeABank
Slogan của SeABank là: Kết nối giá trị cuộc sống với hàm ý SeABank không chỉ "kết" những ước mơ của khách hàng mà còn "nối" những nguồn lực sẵn có của họ, tạo nên một môi trường tài chính tích cực và hỗ trợ. Việc này giúp khách hàng thấy mình không chỉ là người sử dụng dịch vụ mà còn là một phần quan trọng, được chia sẻ và đồng hành trên con đường chinh phục mục tiêu. Slogan "Kết nối giá trị cuộc sống" chính là tuyên ngôn về triết lý của SeABank như lời khẳng định về cam kết chất lượng, sự tận tâm và sự chia sẻ giữa SeABank và khách hàng.
Còn logo của SeABank có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với hình ảnh đồng tiền cổ mang một biểu tượng của lĩnh vực tài chính và tiền tệ, mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc, tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ và gần gũi trong lòng mỗi người.
Theo quan niệm của tiền nhân, hình tròn là tượng trưng cho bầu trời, mang tính dương, hình vuông tượng trưng cho mặt đất, mang tính âm. Tiền xu cổ cũng được gọi là tiền âm dương, có hình tròn với lỗ vuông ở giữa chính là tượng trưng cho sự giao hòa trời - đất, âm - dương, cội nguồn vạn vật.
Trong logo của SeABank, đồng tiền cổ được thiết kế thành hình vuông tròn, không chỉ là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực, mà còn là biểu hiện của sự cân bằng giữa hai yếu tố quan trọng trong vũ trụ: âm và dương. Hình vuông tượng trưng cho trời, với sự chắc chắn và toàn vẹn, trong khi hình tròn đại diện cho đất, mang lại cảm giác đầy đủ và toàn vẹn. Sự kết hợp của hai hình ảnh này tạo nên một hình tượng mạnh mẽ về sự ổn định và phồn thịnh.
Hình ảnh đồng tiền tròn trịa không chỉ thể hiện tính linh hoạt và sự nhanh nhạy trong môi trường kinh tế đang biến động liên tục mà còn mang đến cảm giác về sự đổi mới và sáng tạo. Đây là biểu tượng của sự đầu tư thông minh, sẵn sàng thích ứng với những thách thức mới. Ngoài ra, sự đối xứng của hình ảnh đồng tiền cổ như hai mầm cây nằm đối diện nhau tạo nên một hình tượng mạnh mẽ về sự hỗ trợ và tương tác tích cực. Điều này không chỉ phản ánh tinh thần đồng đội mà còn thể hiện cam kết của SeABank trong việc hỗ trợ khách hàng, giúp họ phát triển và lớn lên như những cây cỏ mạnh mẽ.
Và logo SeABank không chỉ là một biểu tượng của ngân hàng, mà còn là biểu tượng của niềm tin, khát khao mạnh mẽ được trở thành sợi dây kết nối những giá trị cuộc sống. Đây không chỉ là một cam kết với khách hàng mà còn là sứ mệnh định hình tương lai, mang đến niềm vui và sự thịnh vượng cho mọi người, mọi nơi.
Logo của Ngân hàng SeABank là sự kết hợp độc đáo giữa ba gam màu chủ đạo: đỏ, đen và trắng, tạo nên một hiệu ứng mạnh mẽ và đồng đều trong việc truyền đạt giá trị và bản sắc của thương hiệu.
Màu đỏ, làm nổi bật từ bức tranh màu sắc, không chỉ là biểu tượng của sự nhiệt huyết mà còn là hiện thân của năng lượng mạnh mẽ và khao khát đổi mới. Nó không chỉ là gam màu, mà là một tuyên ngôn về sự sôi động và sự quyết đoán. Theo triết lý phương Đông, màu đỏ không chỉ đơn thuần là một biểu tượng của may mắn và hạnh phúc, mà còn là sự đại diện cho thành công. Sự lựa chọn màu đỏ trong logo SeABank không chỉ làm tăng tính hấp dẫn mà còn mang lại cảm giác đầy đủ niềm tin và sự phồn thịnh. Nền trắng xuất hiện như một yếu tố cân bằng, giúp làm dịu đi sức mạnh của màu đỏ. Nó không chỉ tạo nên sự hài hòa mà còn đại diện cho sự thân thiện, minh bạch và rõ ràng.
Màu trắng tạo ra bức tranh mở, đón đầu người nhìn vào sự tinh tế và thanh lịch của thương hiệu.
Màu đen, được sử dụng chủ yếu trong dòng chữ "SeABank", là nguồn gốc của sức mạnh, quyền lực và đẳng cấp. Sự kết hợp giữa màu đen và trắng trong dòng chữ tạo ra sự tương phản, tạo điểm nhấn cho tên thương hiệu, đồng thời làm nổi bật vị thế của SeABank như một ngân hàng hàng đầu. Màu đen ẩn chứa sự uyển chuyển và đẳng cấp, làm cho dòng chữ trở nên nổi bật và cuốn hút sự chú ý từ người quan sát.
Ông Lê Tuấn Anh - con trai bà Nguyễn Thị Nga (Madame Nga), Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán: SSB) - có văn bản báo cáo giao dịch cổ phiếu gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM.
Theo báo cáo tình hình tài chính định kỳ gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Trung Nam Group lỗ gần 2.9 nghìn tỷ đồng trong năm 2023. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng lên 2,68 lần, tương ứng với khoản nợ khoảng 65.097 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm khoảng 18.218 tỷ đồng.
Theo thông tin từ TCBS, ứng cử viên thành viên HĐQT độc lập là bà Nguyễn Thị Dịu (SN 1973). Trước đây, bà từng có thời gian nhiều năm đảm nhiệm Phó Tổng Giám đốc tại Vingroup hay Thành viên Hội đồng quản trị Vincom Retail.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank; HoSE: mã chứng khoán HDB) sẽ phát hành 582,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ thực hiện quyền là 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận về 20 cổ phiếu mới. Ngày đăng ký cuối cùng là 12/12/2024.
Ngày 2/12, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước công bố xử phạt Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã chứng khoán AGG) tổng cộng gần 400 triệu đồng với hàng loạt sai phạm,vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC - UPCoM: mã chứng khoán ABI) vừa công bố thông tin về việc chi trả cổ tức còn lại năm 2023 bằng tiền và ngày đăng ký cuối cùng hưởng quyền nhận cổ tức.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: mã chứng khoán BAF) vừa thông báo về việc thay đổi nhân sự. Ông Nguyễn Văn Minh và ông Ngô Cao Cường vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc BAF.
ABBank đã tiến hành mua lại trái phiếu trước hạn toàn bộ mã ABBL2325005 trị giá 1.300 tỷ đồng vào ngày 27/11. Lô trái phiếu này phát hành ngày 27/11/2023, kỳ hạn 2 năm, đáo hạn ngày 27/11/2025.
CTCP Tập đoàn Lộc Trời (HoSE: mã chứng khoán LTG) vừa thông báo bổ nhiệm 2 phó tổng giám đốc mới. Đáng chú ý, cả 2 tân Phó tổng giám đốc nêu trên đều là những lãnh đạo chủ chốt tại các công ty thành viên của Lộc Trời.
Ông Nguyễn Hải Long - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (HoSE: mã chứng khoán TDH) mới đây đã gửi đơn xin từ nhiệm đến HĐQT công ty. Hiện tại, người kế nhiệm ông Long chưa được doanh nghiệp công bố. Tuy nhiên, ngoài vị trí Tổng Giám đốc thì Ban điều hành công ty này không còn ai.
CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) vừa công bố văn bản lấy ý kiến cổ đông về phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ. Ngày cuối cùng chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản dự kiến là 6/12/2024.
FLC GAB bị xử phạt hành chính do không công bố báo cáo tài chính trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN, HNX và trang thông tin điện tử của công ty.
Tổng doanh thu của VinFast đạt 12.326 tỷ đồng, đánh dấu mức tăng 42,2% so với quý II/2024 và 49,3% so với cùng kỳ năm 2023. Công ty ghi nhận lỗ gộp 2.957 tỷ đồng trong quý III/2024, giảm 45,6% so với quý liền kề trước đó.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?