Khánh Hòa sắp có khu đô thị du lịch và cảng biển gần 15.000ha tại khu Kinh tế Vân Phong
Theo quy hoạch, 2 dự án gồm Trung tâm cảng biển - đô thị Đầm Môn có diện tích khoảng 8.276 ha, Khu đô thị du lịch Cổ Mã - Tu Bông có diện tích khoảng 6.631 ha.
Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng là khu kinh tế ven biển có quy mô diện tích 20.000ha, nằm ở khu vực phía Đông Nam của thành phố Hải Phòng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 4/12/2024 thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.
Theo Quyết định, Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng là khu kinh tế ven biển có quy mô diện tích 20.000ha (trong đó khoảng 2.909ha là đất lấn biển), nằm ở khu vực phía Đông Nam của thành phố Hải Phòng.
Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng có các khu chức năng phù hợp với mục tiêu phát triển của khu kinh tế.
Quy mô, vị trí của từng khu chức năng được xác định trong quy hoạch chung Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng là khai thác tối đa lợi thế về vị trí cửa ngõ quốc tế, nền tảng phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng biển trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các địa bàn lân cận và quốc tế; kết hợp chặt chẽ giữa thu hút đầu tư, phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái biển, di tích lịch sử, văn hóa và bảo đảm an sinh xã hội.
Đồng thời, xây dựng và phát triển Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng trở thành khu kinh tế ven biển tổng hợp, đa ngành, đa chức năng, theo mô hình tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững; tập trung vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cảng biển và logistics hiện đại; là động lực tăng trưởng kinh tế chủ đạo của thành phố Hải Phòng với cơ sở hạ tầng đồng bộ, có môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng, thuận lợi, trong đó có khu thương mại tự do với những cơ chế, chính sách đột phá, vượt trội đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới; là trung tâm kinh tế biển có vai trò tiên phong, có chức năng tương hỗ, kết nối với các khu kinh tế ven biển khác, tạo động lực phát triển cho vùng đồng bằng sông Hồng. Tạo việc làm, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hoạt động, cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý đối với Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng thực hiện theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế, pháp luật về đầu tư và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo Quyết định, giai đoạn đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung Khu kinh tế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch phân khu chức năng trong Khu kinh tế; đầu tư một số công trình hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật.
Giai đoạn 2026-2030: Triển khai đầu tư xây dựng các khu chức năng trong Khu kinh tế; các dự án cảng Nam Đồ Sơn, các dự án phát triển đô thị, các dự án hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án giao thông đường bộ, nhà ở xã hội và các công trình hạ tầng xã hội khác.
Giai đoạn sau năm 2030: Triển khai các hạng mục đầu tư còn lại.
Phó Thủ tướng giao Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo liên quan đến Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng; đảm bảo tính khả thi của phương án huy động vốn và phân kỳ đầu tư; xây dựng danh mục cụ thể các dự án ưu tiên đầu tư, đặc biệt các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong Khu kinh tế, giao thông kết nối trong và ngoài Khu kinh tế.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng đảm bảo hiệu quả, kinh tế-xã hội của Khu kinh tế theo hướng phát triển bền vững thông qua giải quyết vấn đề an sinh xã hội, chuyển đổi việc làm cho người dân bị thu hồi đất.
Cụ thể hóa các giải pháp, chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trong phương án bố trí không gian phát triển của Khu kinh tế; thực hiện cam kết trồng rừng thay thế, đảm bảo tính đa dạng và hệ sinh thái rừng ngập mặn; giám sát chặt chẽ việc lấn biển, hoạt động đầu tư xây dựng, xả thải vào môi trường trong Khu kinh tế theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường biển.
Với vị trí chiến lược, cửa ngõ ra biển của miền Bắc, Hải Phòng nằm trong vùng động lực tăng trưởng phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh), thuộc hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc)-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc)-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; hành lang kinh tế ven biển (Quảng Ninh-Hải Phòng-Thái Bình-Nam Định-Ninh Bình), giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
Xây dựng Khu kinh tế ven biển phía Nam không chỉ riêng cho Hải Phòng mà còn tạo sự liên kết phát triển vùng, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, tận dụng tối đa lợi thế vị trí chiến lược và hạ tầng giao thông kết nối vùng đang dần hoàn thiện.
Bên cạnh đó, tuyến đường ven biển đi xuyên tâm Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng đang dần hình thành. Đồng thời, tuyến cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng được quy hoạch hoàn thành trước năm 2030 sẽ giúp hàng hóa của các tỉnh duyên hải Bắc bộ rút ngắn quãng đường kết nối và thuận lợi với cảng Nam Đồ Sơn./.
Theo quy hoạch, 2 dự án gồm Trung tâm cảng biển - đô thị Đầm Môn có diện tích khoảng 8.276 ha, Khu đô thị du lịch Cổ Mã - Tu Bông có diện tích khoảng 6.631 ha.
Chung cư là phân khúc ghi nhận mức tăng mạnh nhất về mức độ quan tâm trong quý 2/2025 với mức tăng trưởng 8%. Sự vươn lên này cho thấy hành vi người mua đang dịch chuyển rõ rệt từ xu hướng đầu cơ sang nhu cầu ở thực và đầu tư khai thác dòng tiền ổn định.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đối với việc việc phê duyệt nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng, các khu chức năng trong khu thương mại tự do sẽ được quy hoạch theo hướng tích hợp công nghệ, số hóa và kết nối chặt chẽ với nhau.
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Thành Long liên quan đến tiến độ triển khai Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai tại tỉnh Ninh Bình.
Đối tượng được thuê nhà ở xã hội do Quỹ nhà ở quốc gia (Quỹ) đầu tư xây dựng, tạo lập bao gồm các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội quy định tại pháp luật về nhà ở. Đối tượng được thuê nhà ở do Quỹ đầu tư xây dựng, tạo lập bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Bộ Tài chính đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân 20% trên phần thu nhập thực từ mỗi lần chuyển nhượng bất động sản, thay cho cách tính theo tỷ lệ cố định như hiện nay.
Mới đây, các tỉnh thành như: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn đồng loạt tìm nhà đầu tư cho dự án khu đô thị mới.
Theo báo cáo từ Savills Việt Nam cho thấy thị trường bất động sản văn phòng cho thuê chủ yếu đến từ nhu cầu chuyển địa điểm và mở rộng. Mức giá thuê trung bình trên thị trường khoảng 564.000 đồng/m2/tháng, tỷ lệ lấp đầy đạt 83%.
Liên danh do Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) đứng đầu vừa đăng ký khởi công khu đô thị mới phía Tây Bắc thành phố Bắc Ninh (Khu 1) vào ngày 19/8/2025, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án, vị trí 3 nút giao giữa tuyến đường Vành đai 3,5 với đường trục phía Nam, quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, tỷ lệ 1/500.
Ngày 18/9, Vinaconex đã bán ra tổng cộng 55,65 triệu cổ phiếu VCR, giảm sở hữu từ 51% vốn về 24,5% vốn tại Vinaconex ITC, qua đó không còn là công ty mẹ của doanh nghiệp này. Củng ngày, Vinaconex ITC báo lỗ sau thuế 5,1 tỷ đồng, cải thiện đôi chút so với khoản lỗi 6,2 tỷ đồng của quý 2/2024.
Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ để khởi công tuyến metro số 2, Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vào ngày 10/10/2025 và tuyến metro số 5, Văn Cao - Hòa Lạc vào ngày 19/12/2025.
Tòa nhà CT2C (Nghĩa Đô, Hà Nội) đang đối mặt với nhiều bất cập trong công tác quản lý, khiến cư dân hoài nghi về mức độ minh bạch của ban quản trị (BQT) - đặc biệt là vai trò của ông Lương Hồng Huyên, người hiện vừa là Trưởng BQT vừa giữ chức lãnh đạo tại Công ty CP Quản lý Nhà Bắc Hà, đơn vị trực tiếp vận hành tòa nhà từ tháng 4.2023.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị Bộ Y tế phải có báo cáo trình Thủ tướng trước ngày 20/7, trong đó nêu rõ các nhóm việc, khó khăn, vướng mắc và giải pháp xử lý liên quan đến dự án Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2
Mới đây, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM (MAUR) vừa có công văn khẩn kiến nghị UBND TP HCM về giao nhiệm vụ và bố trí vốn để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư hai tuyến metro kết nối với khu vực Bình Dương cũ. Hai tuyến đường sắt đô thị này dự kiến được đi trên cao.
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản trình UBND TP HCM về việc đề xuất triển khai thí điểm mô hình cho thuê căn hộ trong chung cư theo hình thức lưu trú ngắn hạn.
Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu công nghiệp Kim Bảng 4 giai đoạn 1 cho Công ty TNHH Hai Pha Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai đã công bố, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh tại các Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã (hoàn thành trước 20/7/2025).
Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa có công điện chỉ đạo các ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn chỉnh các hầm đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
UBND TP Hà Nội ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án Tòa nhà hỗn hợp, trụ sở công ty tại ô đất ký hiệu D14 (Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Cầu Giấy).
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?