Xác định phạm vi trong quản lí phạm vi dự án
Define Scope
Xác định phạm vi trong quản lí phạm vi dự án
Khái niệm
Xác định phạm vi trong tiếng Anh được gọi là Define Scope.
Xác định phạm vi là quá trình phát triển mô tả chi tiết về dự án và sản phẩm. Công việc chuẩn bị mô tả chi tiết về dự án rất quan trọng đối với thành công dự án và được xây dựng dựa trên các đầu ra chính của dự án, các giả định và ràng buộc xác định trong giai đoạn bắt đầu dự án.
Trong giai đoạn lập kế hoạch, phạm vi dự án được xác định và mô tả cụ thể hơn khi có thêm thông tin về dự án. Những rủi ro, giả định và ràng buộc hiện thời được phân tích một cách toàn diện hơn và được bổ xung và điều chỉnh khi cần thiết.
Căn cứ xác định
Xác định phạm vi dự án cần căn cứ vào văn kiện dự án, bản mô tả yêu cầu và nguồn tài nguyên của công ty như các chính sách, qui trình và biểu mẫu đối với quản lí phạm vi dự án, tài liệu lưu trữ về các dự án tiến hành trước đây và các bài học kinh nghiệm trong quá khứ.
Kĩ thuật xác định
Các kĩ thuật thường được áp dụng để xác định phạm vi dự án là lấy ý kiến đánh giá của chuyên gia, tiến hành phân tích sản phẩm, và tổ chức hội thảo chuyên đề.
- Ý kiến đánh giá của chuyên gia được áp dụng cho từng vấn đề kĩ thuật chi tiết. Các chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu có thể đến từ rất nhiều nguồn khác nhau, ví dụ như có thể từ các bộ phận chức năng trong công ty, chuyên gia tư vấn, khách hàng, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức chuyên ngành.
- Đối với dự án mà các đầu ra là sản phẩm thì phân tích sản phẩm là một công cụ rất hữu hiệu. Mỗi lĩnh vực ứng dụng đều đã phát triển ra nhiều phương pháp đã được kiểm chứng để chuyển các mô tả khái quát về sản phẩm thành các đầu ra cụ thể.
Phân tích sản phẩm bao gồm tháo rỡ sản phẩm, phân tích hệ thống, phân tích yêu cầu, thiết kế hệ thống, thiết kế các thuộc tính hữu dụng của sản phẩm và phân tích các thuộc tính hữu dụng của sản phẩm.
Kết quả của việc xác định phạm vi dự án là bản mô tả phạm vi dự án trong đó mô tả chi tiết các đầu ra của dự án và các công việc tiến hành để tạo ra các đầu ra.
(Tài liệu tham khảo: Quản trị dự án, TS. Nguyễn Quốc Duy, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2012)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?