1. Điều kiện kinh doanh quán karaoke, vũ trường, quán bar là gì?

Căn cứ Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020, kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường là một trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Đây cũng là quy định được nêu tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 54/2020/NĐ-CP:

"Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường sau khi được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh và bảo đảm các điều kiện theo quy định của Nghị định này, các quy định của pháp luật khác có liên quan".

Theo đó, điều kiện để được mở quán karaoke được nêu tại Điều 4 Nghị định 54/2019/NĐ-CP gồm:

- Được thành lập theo hình thức là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.

- Đảm bảo điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh trật tự.

- Diện tích của phòng hát phải đáp ứng tối thiểu từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ.

- Bên trong phòng hát không được đặt chốt cửa hoặc thiết bị báo động trừ thiết bị báo cháy nổ.

Như vậy, có thể thấy, quy định về đảm bảo phòng cháy chữa cháy quán karaoke, vũ trườnglà một trong những điều kiện để được kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường.

Lực lượng chức năng quận Hai Bà Trưng, Hà Nội kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy của quán karaoke. Ảnh: Đ.Thành
Lực lượng chức năng quận Hai Bà Trưng, Hà Nội kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy của quán karaoke. Ảnh: Lao Động

2. Quán karaoke phải tuân thủ quy định phòng cháy chữa cháy thế nào?

Hiện nay, quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) quán karaoke đang được nêu tại Điều 5 Thông tư 147/2020/TT-BCA quy định biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. Cụ thể:

Đối với quy định về điều kiện an toàn PCCC được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư thì các cơ sở cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, những cơ sở cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an; có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt…

Cơ sở cao dưới 3 tầng hoặc có tổng khối tích dưới 1.000 m3 phải bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2020 như: Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện PCCC khác...

Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được bố trí trong nhà cao tầng, nhà đa năng bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 136/2020: Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở…

Bên cạnh điều kiện an toàn về PCCC thì thiết kế về PCCC được thực hiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường độc lập cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường nằm trong nhà, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Như vậy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường nêu trên phải được thiết kế về PCCC theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Những cơ sở này phải bảo đảm có khoảng cách an toàn PCCC với các công trình khác theo quy định của QCVN 06:2020/BXD "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình". Khoảng cách từ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường tới trường học thực hiện theo Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường…

Đặc biệt, việc thiết kế, lắp đặt biển quảng cáo của công trình phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu, vật liệu, chiếu sáng được quy định của QCVN 17:2018/BXD "Quy chuẩn về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời" như: Vị trí lắp đặt biển quảng cáo không che kín toàn bộ nhà, công trình, che lấp các lối thoát nạn, ban công; Vật liệu sử dụng cho kết cấu biển quảng cáo phải là vật liệu không cháy, phù hợp với các quy định trong QCVN 06:2020/BXD và QCVN 17:2018/BXD.

Biển quảng cáo ngang đặt tại mặt tiền công trình phải đảm bảo mỗi tầng chỉ được đặt một biển, chiều cao tối đa 2m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình; mặt ngoài biển quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình tối đa 0,2m; biển quảng cáo dọc phải bảo đảm chiều ngang tối đa 1m, chiều cao tối đa 4m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình nơi đặt biển quảng cáo, mặt ngoài biển quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình tối đa 0,2m. Hệ thống điện chiếu sáng cho biển quảng cáo là nguồn điện riêng và có cầu dao, aptomat bảo vệ. Không để hàng hoá, vật liệu dễ cháy bên dưới hoặc gần với vị trí đặt biển quảng cáo...

Vụ cháy quán karaoke ISIS tại phường Quan Hoa (Cầu Giấy) ngày 1-8 khiến ba cán bộ, chiến sỹ Đội cảnh sát PCCC, Công an quận Cầu Giấy hy sinh.
Vụ cháy quán karaoke ISIS tại phường Quan Hoa (Cầu Giấy) ngày 1-8 khiến ba cán bộ, chiến sỹ Đội cảnh sát PCCC, Công an quận Cầu Giấy hy sinh.

3. Không đảm bảo phòng cháy chữa cháy, quán karaoke bị phạt ra sao?

Mức phạt Hành vi

100.000 - 300.000 đồng

Cảnh cáo

- Che khuất, cản trở lối phương tiện chữa cháy.

- Dùng phương tiện chữa cháy thông dụng không đảm bảo chất lượng.

500.000 - 1,5 triệu đồng

- Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy chữa cháy định kỳ.

- Làm mất, hỏng, mất tác dụng phương tiện chữa cháy.

03 - 05 triệu đồng

- Sử dụng, lắp đặt phương tiện phòng cháy chữa cháy chưa kiểm định.

- Dùng phương tiện chữa cháy dùng với mục đích khác.

05 - 10 triệu đồng

- Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho nhà, công tình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy.

- Làm mất, hỏng, mất tác dụng của hệ thống báo cháy, chữa cháy.

- Tẩy xoá, sữa chữa nội dung giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy…

15 - 25 triệu đồng Không lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy.

Tính đến ngày 12/9, Hà Nội đã hoàn thành việc tổng kiểm tra trên 1.400 các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường… xử lý nghiêm, triệt để tất các vi phạm, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Qua đó, có 326 trường hợp bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động do không đủ điều kiện về PCCC theo quy định.

Lãnh đạo TP Hà Nội cũng yêu cầu Chủ tịch các địa phương phải chịu trách nhiệm trước thành phố nếu để xảy ra vi phạm PCCC. Đối với những cơ sở kinh doanh trong thời gian sửa chữa, kiên quyết yêu cầu chủ hộ kinh doanh không được hoạt động để tránh xảy ra sự cố đáng tiếc gây thiệt hại về người và tài sản như thời gian vừa qua.