Quá trình hình thành và phát triển của Coca-Cola Việt Nam

Cái tên Coca-Cola hẳn không hề xa lạ với mọi người tiêu dùng Việt mỗi khi nhắc đến các loại đồ uống nước giải khát. Nổi tiếng không chỉ với nhãn hiệu Coca-Cola, doanh nghiệp này còn sở hữu 1 loạt các nhãn hiệu rất được ưu chuộng khác như: Sprite, Fanta, Dasani, Minute Maid, Nutriboost, Aquarius, Fuzetea,… Làm thể nào để một thương hiệu quốc tế hình thành và phát triển trở thành cái tên sở hữu loạt sản phẩm nước giải khát được yêu thích hàng đầu tại Việt Nam?

Giới thiệu về Công ty TNHH Nước giải khát Coca-cola Việt Nam

Coca-Cola là 1 thương hiệu nước giải khát có gas nổi tiếng nhất thế giới lần đâu được phát minh bởi 1 dược sĩ tên là Johns Styth Pemberton ở Colcembus, Atlant – người đã sáng chế ra công thức pha chế nước siro Coca-cola. Tuy nhiên đến sau này, năm 1892 sau khi ông Asa Griggs Candler - chủ tịch đầu tiên của công ty nước giải khát Coca Cola, tìm đến và mua lại cổ phần công ty của Pemberton, sản phẩm Coca Cola đóng chai đầu tiên mới được ra đời năm 1894. Từ năm 1899, công ty của hai doanh nhân Benjamin Franklin Thomas và Joseph Brown Whitehead đã trở thành nhà phân phối Coca Cola đóng chai đầu tiên trên thế giới. Từ đó, doanh số bán sản phẩm Coca-Cola đóng chai bùng nổ chóng mặt. Trong vòng chỉ 10 năm, từ năm 1899 đến 1909, đã có 379 nhà máy Coca Cola ra đời nhằm cung cấp đủ sản phẩm cho thị trường, đặc biệt là thị trường đóng chai. Từ đó, Coca-Cola dần trở thành thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, có mặt tại hơn 200 quốc gia với hơn 10.000 sản phẩm được tiêu thụ mỗi giây.

Tại Việt Nam, Coca-cola có tên đầy đủ là Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam, tên tiếng anh là Coca-cola Beverages Vietnam Ltd. Coca-Cola lần đầu được giới thiệu vào năm 1960, tuy nhiên đến tháng 1/2001 Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam được chính thức thành lập sau khi sáp nhập 3 doanh nghiệp Coca-Cola tại 3 miền Bắc, Trung, Nam thành 1 công ty thống nhất.

Coca-cola Việt Nam: Sự hình thành và phát triển của thương hiệu nước giải khát được ưa chuộng hàng đầu
Nhà máy Coca-Cola tại Việt Nam. Ảnh: Int

Coca-Cola Việt Nam hiện có các nhà máy đặt tại các thành phố thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội, giúp tạo điều kiện cho công ty dễ dàng phân phối và mở rộng mạng lưới phân phối ở cả 3 miền, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý cả 3 khu vực trên cả nước. Công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam cũng tạo ra khoảng 4.000 công việc trực tiếp cũng như gián tiếp tạo số lượng việc làm gấp 6 đến 10 lần từ các hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình. Qua quá trình nỗ lực phát triển không ngừng, Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam hiện đứng thứ 3 trong Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2020 - Nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…) theo đánh giá của Vietnam Report.

Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Năm 1960: Coca-cola lần đầu tiên được giới thiệu ở Việt Nam.

Tháng 2/1994: Coca-cola trở lại Việt Nam trong vòng 24 giờ sau khi Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam.

Tháng 8/1995: Công ty TNHH Coca-cola Indochina Pte (CCIL) đã liên doanh với Vinafimex - một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hình thành nên Công ty thức uống có gas Coca-cola Ngọc Hồi ở Hà Nội.

Tháng 9/1995: Công ty TNHH Coca-cola Indochina Pte (CCIL) liên doanh với Công ty nước giải khát Chương Dương, hình thành nên Công ty TNHH thức uống có gas Coca-cola Chương Dương ở TP HCM.

Tháng 1/1998: Công ty TNHH Coca-cola Indochina Pte (CCIL) tiếp tục liên doanh với Công ty nước giải khát Đà Nẵng, hình thành nên Công ty TNHH thức uống có gas Coca-cola Non nước.

Tháng 10/1998: Chính phủ Việt Nam cho phép các Công ty liên doanh tại miền Nam chuyển sang hình thức Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Tháng 3/1999: Chính phủ cho phép Coca-Cola Đông Dương mua lại toàn bộ cổ phần tại Liên doanh ở miền Trung.

Tháng 8/1999: Chính Phủ cho phép chuyển liên doanh Coca Cola Ngọc Hồi sang hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với tên gọi Công ty nước giải khát Coca-cola Hà Nội.

Tháng 1/2001: Chính phủ Việt Nam cho phép sát nhập 3 doanh nghiệp tại 3 miền Bắc, Trung, Nam thành 1 công ty thống nhất gọi là Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam, có trụ sở chính tại Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và 2 chi nhánh tại Hà Tây và Đà Nẵng.

Ngày 1/3/2004: Coca-cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco – một trong những Tập đoàn đóng chai danh tiếng của Coca-cola trên thế giới.

Năm 2004 - 2012: Sau khi trở thành công ty 100% vốn nước ngoài, Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam liên tục báo lỗ trong suốt nhiều năm liền dù doanh thu tăng đều hàng năm. Cụ thể, năm 2004 doanh thu của Coca-Cola Việt Nam chỉ đạt 728 tỷ đồng thì đến năm 2010 con số này tăng lên 2.529 tỷ đồng, gần gấp 3,5 lần trong 7 năm. Tuy nhiên, công ty vẫn báo lỗ.

Coca-cola Việt Nam: Sự hình thành và phát triển của thương hiệu nước giải khát được ưa chuộng hàng đầu
Kết quả kinh doanh của Coca-Cola Việt Nam giai đoạn 2004 - 2014. Ảnh: Cafebiz

Năm 2012: Coca Cola Việt Nam đã tiếp quản trở lại hoạt động đóng chai từ Sabco tại thị trường này.

Năm 2013, 2014: Sau khi dư luận xôn xao về việc Coca Cola báo lỗ, cùng nghi vấn chuyển giá, trốn thuế thì đây là năm đầu tiên Coca-Cola báo lãi sau nhiều năm liền lỗ liên tiếp. Cụ thể, lợi nhuận năm 2013 và 2014 là 150 và 357 tỷ đồng theo số liệu công bố của cục thuế TP HCM.

Năm 2015-2019: Công ty liên tiếp tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, do đó công ty bắt đầu đóng thuế.

Năm 2019: Coca-Cola Việt Nam được công nhận là top 2 doanh nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam bởi VCCI và Top 1 nhà tuyển dụng được yêu thích nhất bởi Career Builder.

Tên và Logo

Hẳn có nhiều người tiêu dùng thắc mắc rằng cái tên “Coca-Cola” xuất phát từ đâu? Rất đơn giản rằng, “Coca” là từ tên lá coca và “Cola” là từ tên quả cola, hai thành phần chính của nước ngọt Coca-Cola. Cái tên này không được đặt bởi nhà sáng chế ra công thức siro Coca-cola đầu tiên – dược sĩ Johns Styth Pemberton, mà nó được đặt bởi trợ lý của ông là ông Frank M. Robinson. Sau khi ông John S. Pemberton đem chiếc bình chứa loại nước siro được ông phát minh này đến hiệu thuốc lớn nhất ở Atlanta lúc bấy giờ để bán, ngay lập tức người trợ lý của ông là ông Frank M. Robinson đã dựa theo hai thành phần chính của loại siro này là “lá coca” và “quả cola” để đặt cái tên Coca-Cola nổi tiếng đến bây giờ.

Coca-cola Việt Nam: Sự hình thành và phát triển của thương hiệu nước giải khát được ưa chuộng hàng đầu
Tên và Logo của thương hiệu Coca-Cola. Ảnh: Int

Logo của Coca-Cola cũng như thương hiệu của doanh nghiệp này được đánh giá là dễ nhận biết nhất trên thế giới. Mẫu logo Coca-Cola đầu tiên được thiết kế vào năm 1885 cũng bởi người đồng nghiệp, người trợ lý của John Pemberton là ông Frank Mason Robinson. Với ý tưởng 2 chữ C trông sẽ rất đẹp trong quảng cao, Robinson đã đưa ra cái tên Coca-Cola và dùng kiểu chữ thảo của nó làm logo cho hãng. Đông thời, sự phối hợp giữa màu trắng và màu đỏ trong mẫu logo Coca-Cola đã giữ được sự giản dị, đơn thuần cho loại nước giải khát này.

Các sản phẩm của thương hiệu Coca-Cola

Hiện nay Coca-Cola là hãng nước ngọt nổi tiếng hàng đầu thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng. Các nhãn hiệu nước giải khát nổi tiếng của Coca Cola tại Việt Nam không thể không nhắc tới là Coca Cola, Coca Cola Light, Coke Zero, Sprite, Fanta, Minute Maid, Nutriboost, Dasani, Aquarius, Fuze Tea, Schweppes,…

Nước ngọt có ga

Coca-Cola

Không cần nói cũng biết đến sự nổi tiếng của thức uống có ga Coca-Cola trên toàn cầu – biểu tượng của loại nước giải khát hàng trăm năm nay. Coca-Cola là thức uống có ga sảng khoái, với vị Cola đặc trưng và chút caffein; giúp người dùng không chỉ cảm thấy sảng khoái mà còn làm những giây phút nghỉ ngơi, những bữa ăn thêm ngon miệng. Thành phần chính của Coca Cola bao gồm: Nước bão hòa CO2, đường mía, đường HFCS, màu thực phẩm, chất tạo độ chua, hương liệu tự nhiên và caffein.

Coca-cola Việt Nam: Sự hình thành và phát triển của thương hiệu nước giải khát được ưa chuộng hàng đầu
Nước ngọt có ga Coca-Cola, Sprite, Fanta của thương hiệu Coca-Cola. Ảnh: Int

Sprite

Nước ngọt Sprite cũng nổi tiếng và được ưu chuộng không kém so với Coca-Cola. Sprite có vị chanh tươi mát cùng những bọt ga sảng khoái giúp đập tan cơn khát ngay tức thì.

Fanta

Nước ngọt Fanta là loại nước hương vị cam có ga rất được ưa chuộng. Fanta với hương vị trái cây đậm đà và tươi mát, giúp người dùng cảm thấy sống động và tận hưởng tối đa những khoảnh khắc vui vẻ khi kết nối với bạn bè.

Nước trái cây và Thức uống sữa trái cây

Minute Maid

Minute Maid là loại nước trái nây được làm từ trái cây tươi, sạch giúp tạo nên nước trái cây tươi ngon bổ dưỡng. Nước cam có tép Minute Maid Teppy với những tép cam thật trong sản phẩm, với Vitamin C, Vitamin E và canxi, bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

Coca-cola Việt Nam: Sự hình thành và phát triển của thương hiệu nước giải khát được ưa chuộng hàng đầu
Nước cam ép Minute Maid và Sữa trái cây Nutriboost của thương hiệu Coca-Cola. Ảnh: Coca-Cola Việt Nam

Nutriboost

Nutriboost là thức uống dinh dưỡng kết hợp sữa và nước trái cây tươi, ngon,bổ dưỡng, bổ sung năng lượng cho 1 ngày làm việc hiệu quả. Sản phẩm là sự kết hợp của nguồn sữa chất lượng từ New Zealand, nước trái cây thật, bổ sung thêm Vitamin B3, B6, Canxi, Kẽm.

Nước lọc và Trà

Dasani

Sản phẩm nước đóng chai Dasani được xây dựng trên nền tảng cung cấp nước sạch và thanh khiết một cách bền vững cùng môi trường. Nước đóng chai Dasani mang đến hương vị tinh khiết trong từng giọt nước. Nước uống đóng chai Dasani được đóng gói trong chai Pet 350 ml​, chai Pet 500 ml​ và chai Pet 1.5 lít.

Coca-cola Việt Nam: Sự hình thành và phát triển của thương hiệu nước giải khát được ưa chuộng hàng đầu
Nước tinh khiết Dasani, Nước có ga Aquarius, Trà Fuzetea của thương hiệu Coca-Cola. Ảnh: Coca-Cola

Aquarius

Aquarius là thức uống nước khoáng có ga cung cấp đầy đủ cho cơ thể nguồn nước và khoáng. Aquarius là thức uống với công thức tăng cường, bổ sung các chất điện giải và khoáng chất giúp bù nước bù khoáng cho cơ thể, giúp cuộc sống năng động hơn.

Fuze Tea

Trà Fuzetea+ với hương vị được tạo nên từ sự kết hợp giữa trà và các thành phần tự nhiên - lành mạnh, đồng thời bổ sung Vitamin C và những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Nước thể thao và Nước tăng lực

Thunder

Nước tăng lực Thunder có hương vị trái cây và caffeine cao, phục hồi năng lượng giúp tỉnh táo và tập trung trong ngày dài làm việc.

Các sản phẩm khác

Schweppes: Schweppes Soda Water, Schweppes Tonic Water, Schweppes Ginger Ale, Schweppes Sarsi

Crush Sarsi

Cà phê đóng lon Georgia

Nước tăng lực Coca-Cola Enegy

Nước uống tăng lực Samurai

Coca-cola Việt Nam: Sự hình thành và phát triển của thương hiệu nước giải khát được ưa chuộng hàng đầu
Các sản phẩm của thương hiệu Coca-Cola. Ảnh: Int

Nghi ngờ trốn thuế

Bên cạnh những nỗ lực phát triển, không ngừng đổi mới để đạt được những thành tựu và thành công to lớn như ngày hôm nay, Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam cũng gặp phải những rắc rối liên quan đến thuế. Theo đó, đầu năm 2021, Tổng cục thuế đã ra quyết định phạt và truy thu số tiền “khủng” lên đến hơn 821 tỉ đồng do Coca-Cola Việt Nam đã vi phạm về khai sai dẫn đến số thuế phải nộp bị thiếu và phải bị truy thu từ nhiều năm trước. Cụ thể, Tổng cục Thuế ra quyết định truy thu thuế với số tiền hơn 471 tỉ đồng với Coca-Cola Việt Nam. Trong đó, số thuế giá trị gia tăng (GTGT) bị truy thu là hơn 60 tỉ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hơn 359 tỉ đồng, thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài gần 52 tỉ đồng. Ngoài ra, Coca-Cola Việt Nam còn phải nộp số tiền chậm nộp là hơn 288,6 tỉ đồng và còn bị phạt vi phạm hành chính hơn 61,6 tỉ đồng. Tổng cộng số tiền CocaCola Việt Nam bị truy thu, phạt và tiền chậm nộp là hơn 821,4 tỷ đồng. Sau đó, công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam đã gửi đơn khiếu nại về một số nội dung liên quan đến kết luận của cơ quan thuế, tuy nhiên cơ quan thuế đã xác minh và không chấp thuận nội dung khiếu nại của Coca-Cola Việt Nam và giữ nguyên quyết định xử phạt với doanh nghiệp này.

Theo điều tra, Công ty Coca-Cola Việt Nam bị xếp vào vị trí số 1 trong danh sách doanh nghiệp nghi vấn trốn thuế do có dấu hiệu chuyển giá, liên tục kê khai lỗ trong nhiều năm. Coca-Cola vào Việt Nam tháng 2/1994, mặc dù doanh thu hằng năm tăng trưởng bình quân 24% (theo lãnh đạo Cục Thuế TP HCM) nhưng đến năm 2011, báo cáo tài chính của doanh nghiệp vẫn ghi nhận lỗ. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ năm 2013 công ty bắt đầu kê khai lãi, tuy nhiên, do doanh nghiệp được chuyển lỗ trong vòng 5 năm nên dù có lãi trong năm này nhưng đến thời điểm đó Coca-Cola Việt Nam vẫn chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo cơ quan thuế, lý do để doanh nghiệp này có thể liên tục kê khai lỗ nằm ở việc nâng cao chi phí nguyên liệu đầu vào, trong đó chủ yếu hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao.

Qua quá trình thanh tra, Coca-Cola Việt Nam cũng nhận ra đã "mắc phải những sai sót nhỏ". Cụ thể, trong 9 năm hoạt động từ 2007 đến 2015 tại Việt Nam, đã có một số nhầm lẫn về diễn giải đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Những nhầm lẫn này dẫn tới kết quả có thiếu sót trong việc kê khai chứng từ thuế đối với các giao dịch không liên kết làm phát sinh số tiền thuế và tiền phạt phải nộp cho thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng, thuế nhà thầu nước ngoài.

Sau quá trình điều tra và kết luận, đại diện Coca-Cola cho biết, nhấn mạnh việc "tôn trọng đa số các kết luận của Tổng cục Thuế", và vì "danh tiếng" của mình nên không bao giờ thực hiện hành vi trốn, gian lận thuế, công ty sẵn sàng nộp tiền đầy đủ và hoàn thành nghĩa vụ đối với các sai sót mắc phải. Do đó, đại diện Coca-Cola Việt Nam khẳng định "sẽ hoàn toàn tuân thủ quy định và pháp luật Việt Nam" khi được hỏi có chấp hành đầy đủ thực hiện việc nộp phạt và bị truy thu hơn 821 tỉ đồng nói trên hay không.

Coca-cola – thương hiệu đồ uống giải khát bán chạy hàng đầu thế giới

Khi dược sĩ John S. Pemberton lần đầu tiên phát minh ra cái được gọi là siro coca vào cuối thế kỷ 19, dự định ban đầu của ông chỉ là xem nó như một “sáng chế y học” nhưng sau đó loại siro coca này đã có ảnh hưởng lớn đến thị trường nước ngọt trong cả thập kỷ, và sau này trở thành cái tên nổi tiếng số một trên thị trường nước giải khát toàn cầu, hiện có mặt tại hơn 200 quốc gia trên khắp các châu lục toàn thế giới. Tại Việt Nam, với định hướng trở thành công ty nước giải khát toàn diện hàng đầu, công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam không ngừng cải tiến và cung cấp nhiều loại nước giải khát đa dạng, chất lượng, phù hợp thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời đa dạng mẫu mã và mở rộng mức độ phủ sóng kinh doanh ở khắp mọi nơi.

Coca-cola Việt Nam: Sự hình thành và phát triển của thương hiệu nước giải khát được ưa chuộng hàng đầu
Kết quả kinh doanh của Coca-Cola Việt Nam giai đoạn 2016 - 2019. Ảnh: Vietnamfinance

Theo báo cáo về doanh thu, năm 2016 Coca - Cola đạt doanh thu 6.872 tỷ đồng, tăng lên 7.218 tỷ đồng năm 2017. Năm 2019, doanh thu Coca - Cola Việt Nam là 9.297 tỷ đồng, tăng 9% so với năm liền trước đó. Về lợi nhuận, do giá vốn và các chi phí vận hành cao, Coca-Cola Việt Nam chỉ có lãi ròng 500 tỷ đồng vào năm 2016. Sang năm 2017, lợi nhuận giảm mạnh 50%, chỉ còn 227 tỷ đồng bất chấp doanh số vẫn có sự tăng trưởng. Đến giai đoạn 2018 - 2019, doanh nghiệp báo lãi lần lượt là 549 tỷ đồng và 812 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổng tài sản của Coca-Cola Việt Nam đạt 7.235 tỷ đồng vào năm 2016, đến năm 2019 tăng lên 9.700 tỷ đồng. Trước đó, công ty liên tục báo lỗ trong nhiều năm liền.

Ngoài ra, với việc xem phát triển bền vững là trọng tâm của các hoạt động kinh doanh, Coca-Cola cho rằng sự thành công không chỉ đến từ sự tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn phải đầu tư vào các dự án cộng đồng có sức ảnh hưởng lớn nằm trong danh sách ưu tiên của Việt Nam trong việc phát triển tương lai bền vững, có thể kể đến như: bảo tồn tài nguyên nước và nông nghiệp bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, quản lý rác thải nhựa,… Là thương hiệu đồ uống được yêu thích hàng đầu, trong tương lai, bên cạnh việc tiếp tục củng cố và duy trì vị trí trong ngành công nghiệp nước giải khát, nỗ lực phát triển đem đến các dòng sản phẩm chất lượng, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng; Coca-Cola cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho không chỉ người tiêu dùng mà còn là nhân viên công ty và các đối tác kinh doanh, cũng như đóng góp vì lợi ích cộng đồng và môi trường.

https://tieudung.thuonghieusanpham.vn/qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-coca-cola-viet-nam-29420.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Thị trường

Đầu tuần, giá hai mặt hàng cà phê bất ngờ giảm sâu, đặc biệt là cà phê Robusta khi đánh mất hơn 15% chỉ trong hai phiên giao dịch.

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD sau 11 tháng, nông sản là điểm sáng

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD sau 11 tháng, nông sản là điểm sáng

Thị trường

Cán cân thương mại hàng hóa sau 11 tháng năm 2024 đang nghiêng về xuất siêu 24,31 tỷ USD. Bộ Công Thương dự báo xuất nhập khẩu sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt từ nay tới quý I/2025, tăng trưởng đều ở các nhóm hàng và thị trường.

Giá đậu tương tăng trước triển vọng nhu cầu tích cực

Giá đậu tương tăng trước triển vọng nhu cầu tích cực

Thị trường

Giá khô đậu tương giảm nhẹ do sức ép từ việc dầu đậu tăng giá. ANEC cho biết xuất khẩu khô đậu tương của Brazil trong tháng 12 được dự báo đạt 1,44 triệu tấn, giảm hơn 500.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá cà phê tăng hai phiên liên tiếp

Giá cà phê tăng hai phiên liên tiếp

Thị trường

Giá hai mặt hàng cà phê Arabica và Robusta nối dài đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp. Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (6/12) ghi nhận ở mức 116.000 - 117.200 đồng/kg.

Xuất khẩu gạo vượt mốc 8 triệu tấn

Xuất khẩu gạo vượt mốc 8 triệu tấn

Thị trường

Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2024 ước đạt 627,9 USD/tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá cà phê đảo chiều hồi phục sau chuỗi sụt giảm

Giá cà phê đảo chiều hồi phục sau chuỗi sụt giảm

Thị trường

Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (5/12) ghi nhận ở mức 108.000 - 109.500 đồng/kg, tăng 2.500 - 3.000 đồng/kg so với ngày 4/12.

Giá cà phê Robusta giảm sâu kỷ lục

Giá cà phê Robusta giảm sâu kỷ lục

Thị trường

Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (3/12) ghi nhận ở mức 125.800 - 126.500 đồng/kg, giảm 4.000 - 4.300 đồng/kg so với ngày 2/12.

Giá dầu thô lao dốc khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá dầu thô lao dốc khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Thị trường

Theo MXV, giá các mặt hàng dầu thô đồng loạt lao dốc trong bối cảnh tình hình căng thẳng tại Trung Đông có dấu hiệu hạ nhiệt và tâm lý nghe ngóng của thị trường trước ngày OPEC+ họp bàn chính sách về sản lượng.

Xuất khẩu thủy sản 2024 tiến về mốc 10 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 2024 tiến về mốc 10 tỷ USD

Thị trường

Năm 2024 đang chứng kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đang tiến sát tới mốc 10 tỷ USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển xuất khẩu của ngành này.

Giá cà phê Robusta neo đỉnh lịch sử

Giá cà phê Robusta neo đỉnh lịch sử

Thị trường

Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (29/11) ghi nhận ở mức 128.000 - 128.800 đồng/kg, tăng 1.700 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá đã tăng gấp đôi.

Giá cà phê thế giới thiết lập mức kỷ lục mới

Giá cà phê thế giới thiết lập mức kỷ lục mới

Thị trường

Theo MXV, nhóm nguyên liệu công nghiệp ghi nhận 8/9 mặt hàng tăng giá trong phiên giao dịch. Tâm điểm chú ý của thị trường dồn về sự tăng vọt của giá hai mặt hàng cà phê.

Giá dầu thế giới kéo dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp

Giá dầu thế giới kéo dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp

Thị trường

Trên thị trường năng lượng, giá hai mặt hàng dầu giảm nhẹ trong bối cảnh tồn kho xăng Mỹ tăng mạnh và khả năng Fed thu hẹp lãi suất vào năm tới.

Dự báo giá xăng sẽ tăng trong kỳ điều hành ngày mai 28/11

Dự báo giá xăng sẽ tăng trong kỳ điều hành ngày mai 28/11

Thị trường

Giá xăng E5 RON92 được dự báo tăng 500 - 600 đồng/lít; xăng RON95 dự báo tăng 350 - 500 đồng/lít. Giá các loại dầu cũng dự báo tăng từ 250 - 400 đồng/lít,kg. Trong trường hợp, cơ quan điều hành chi sử dụng quỹ bình ổn thì giá xăng có thể tăng ít hơn.

Giá cà phê tiếp tục lên đỉnh do lo ngại nguồn cung từ Brazil

Giá cà phê tiếp tục lên đỉnh do lo ngại nguồn cung từ Brazil

Thị trường

Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (27/11) ghi nhận ở mức 121.800-122.700 đồng/kg, tăng so với ngày hôm qua. Mức giá này cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá ngô giảm phiên thứ 4 liên tiếp

Giá ngô giảm phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường

Trên thị trường nông sản, giá ngô nối dài chuỗi giảm sang phiên thứ 4 trước triển vọng vụ mùa bội thu tại Nam Mỹ.

Áp thuế VAT 5% đối với mặt hàng phân bón

Áp thuế VAT 5% đối với mặt hàng phân bón

Thị trường

Với Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vừa được thông qua, mặt hàng phân bón được đưa vào diện chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) với mức thuế suất 5%.

EU thách thức thuế rượu mạnh Trung Quốc tại WTO

EU thách thức thuế rượu mạnh Trung Quốc tại WTO

Thị trường

Ngày 25/11, Ủy ban EU cho biết đã chính thức đưa các biện pháp chống bán phá giá tạm thời do Trung Quốc áp dụng đối với rượu mạnh nhập khẩu từ EU lên Tổ chức Thương mại Thế giới, diễn biến mới nhất trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai khối.

Giá cà phê đã chạm mốc 122.000 đồng/kg

Giá cà phê đã chạm mốc 122.000 đồng/kg

Thị trường

Giá cà phê hôm nay (26/11) trong khoảng 120.000 - 122.000 đồng/kg, tăng khoảng 1.000 đồng/kg.

Giá kim loại quý lao dốc

Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường

Đóng cửa ohieen giao dịch ngày 25/11 (theo giờ thế giới), giá bạc giảm 3,51% xuống 30,2 USD/ounce, giá bạch kim cũng giảm hơn 3% xuống 944,5 USD/ounce.

Giá dầu thế giới đồng loạt giảm sau tin thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu thế giới đồng loạt giảm sau tin thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông

Thị trường

Đóng cửa, giá dầu thô WTI giảm 3,23% xuống gần 69 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent cũng giảm 2,87% xuống 73 USD/thùng.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: