Phân bổ nguồn lực

Resource allocation

5b0717198bc1b62b4200c801_Dysfunctional-Team

Hình minh họa. Nguồn: Teamgantt

Phân bổ nguồn lực (Resource allocation)

Định nghĩa

Phân bổ nguồn lực trong tiếng Anh là Resource allocation.

Phân bổ nguồn lực là quá trình phân công và quản lí nguồn lực nhằm hỗ trợ các mục tiêu chiến lược của tổ chức.

Vai trò của phân bổ nguồn lực trong quản trị chiến lược

- Phân bổ nguồn lực là hoạt động quản lí trung tâm cho phép thực hiện chiến lược. Trong các tổ chức không sử dụng phương pháp tiếp cận quản trị chiến lược trong việc ra quyết định, phân bổ nguồn lực thường dựa trên các yếu tố chính sách và cá nhân.

- Quản trị chiến lược cho phép nguồn lực có thể được phân bổ theo thứ tự ưu tiên được thiết lập bởi mục tiêu hàng năm.

- Không gì bất lợi hơn cho quản trị chiến lược và cho thành công của tổ chức một khi nguồn lực được phân bổ không thống nhất với các ưu tiên được nêu ra bởi các mục tiêu hàng năm đã được chấp thuận.

- Các tổ chức có ít nhất bốn loại nguồn lực có thể dùng để đạt được các mục tiêu mong muốn bao gồm: nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực con người, và nguồn lực công nghệ.

Vấn đề cần cân nhắc

- Phân bổ nguồn lực cho các bộ phận và phòng ban cụ thể không có nghĩa là chiến lược sẽ được thực hiện thành công.

- Một số yếu tố thường ngăn cản phân bổ nguồn lực hiệu quả, bao gồm việc bảo vệ tài nguyên quá mức, quá chú trọng đến các chỉ tiêu tài chính ngắn hạn, khía cạnh chính trị của tổ chức, mục tiêu chiến lược không rõ ràng, không sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thiếu hiểu biết cần thiết.

Kết luận

- Giá trị thực của bất kì chương trình phân bổ nguồn lực nào đó đều nằm trong việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.

- Phân bổ nguồn lực hiệu quả không đảm bảo thực hiện chiến lược sẽ thành công một khi các chương trình, nhân sự, kiểm soát, và sự cam kết không thổi được sự sống vào các nguồn lực được cung cấp. Quản trị chiến lược đôi khi được xem là "quá trình phân bổ các nguồn lực".

(Tài liệu tham khảo: Quản trị chiến lược, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; TechTarget)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: