Việt Nam chi hơn 1,5 tỷ USD nhập rau quả từ Mỹ, Trung Quốc
Mỹ, Trung Quốc dẫn đầu xuất khẩu rau quả sang Việt Nam, trong đó nho và táo được nhập nhiều nhất năm 2024.
Ớt, chanh leo, tổ yến thô, tổ yến sạch, cám gạo sẽ là những mặt hàng sắp tới được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường tỷ dân.
Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam ngày 14 và 15/4, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Theo Tuyên bố chung, hai bên ký kết nhiều Nghị định thư về xuất nhập khẩu nông sản. Cụ thể, các Nghị định thư được ký kết gồm: Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với trái ớt xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc; Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với trái chanh leo xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Cùng đó là Nghị định thư về yêu cầu an toàn và kiểm dịch động, thực vật đối với cám gạo và cám gạo chiết ly làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi xuất khẩu của từ Việt Nam sang Trung Quốc; Nghị định thư về các yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với các sản phẩm tổ yến thô và tổ yến sạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Trong Tuyên bố chung của hai nước cũng nêu rõ, phía Trung Quốc đang tích cực triển khai thủ tục cấp phép chính thức cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam như hoa quả có múi, dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật. Phía Việt Nam sẽ đẩy nhanh nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc.
Trong lĩnh vực môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam ký Bản ghi nhớ về hợp tác bảo vệ môi trường với Chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Cục Biển và Hải đảo chủ trì Thoả thuận hợp tác nghiên cứu quản lý tổng hợp môi trường Hải đảo Vịnh Bắc Bộ. Cục Địa chất Việt Nam ký Bản ghi nhớ hợp tác với Cục địa chất Trung Quốc về địa khoa học.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại ASEAN. Năm 2024, người tiêu dùng Trung Quốc chi 4,6 tỉ USD để mua rau quả Việt.
Hiện đã có 14 loại nông sản của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Trong đó, 6 mặt hàng hai bên đã ký Nghị định thư xuất khẩu là dưa hấu, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối tươi và khoai lang.
Có 6 mặt hàng truyền thống chưa được chuẩn hóa bằng Nghị định thư xuất khẩu là thanh long, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, mít. Riêng mặt hàng chanh leo, ớt đang được xuất khẩu thí điểm.
Đến thời điểm hiện tại, hai bên đã ký 24 thỏa thuận ghi nhớ và Nghị định thư về xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản.
Mỹ, Trung Quốc dẫn đầu xuất khẩu rau quả sang Việt Nam, trong đó nho và táo được nhập nhiều nhất năm 2024.
Trên thị trường kim loại quý, kết phiên, giá bạc tăng thêm 0,4% lên 32,3 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 1,3% lên 969,9 USD/ounce .
Tính chung cả 3 tháng 2025, xuất khẩu gạo của cả nước đạt gần 2,31 triệu tấn, tương đương gần 1,21 tỷ USD, giá trung bình 522 USD/tấn, tăng 5,82% về lượng, nhưng giảm 15,5% về kim ngạch và giảm 20,18% về giá so với cùng kỳ năm 2024.
Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Giá cà phê trong nước sáng 14/4 tiếp tục tăng mạnh và lập kỷ lục mới, dao động từ 124.300 – 125.000 đồng/kg.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đáng chú ý, sau phiên phục hồi hôm thứ 4 (9/4), giá dầu đột ngột quay đầu giảm mạnh hơn 3%.
Chốt phiên, giá bạc tăng thêm 1,13% lên mức 30,76 USD/ounce. Trong khi đó, bạch kim cũng tăng 1,46%, lên 933,3 USD/ounce.
Giá các loại xăng dầu trong nước trong kỳ điều chỉnh lần này đồng loạt giảm sâu, với mức giảm 1.124 - 1.712 đồng/lít,kg. Giá xăng E5RON92 xuống dưới mức 19.000 đồng/lít.
Giá dầu Brent lần đầu tiên rơi xuống dưới ngưỡng 65 USD/thùng kể từ tháng 4/2021, chốt phiên ở mức 64,21 USD/thùng, giảm 2,09%.
Trên thị trường ca cao, hợp đồng tháng 5 giảm 5,39% xuống 8.053 USD/tấn - phiên giảm thứ hai liên tiếp.
Quý I/2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2024.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam trong quý I/2025 ước tính tăng trưởng mạnh mẽ 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất so với quý 1 của các năm trong giai đoạn 2020-2025
Các doanh nghiệp thép mạ Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá sơ bộ dao động từ 40 - 88%, với mức cao nhất lên tới 88,12%.
Ngày 5/4, Hải quan Mỹ bắt đầu thu mức thuế 10% mà Tổng thống Donald Trump áp với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong khi mức thuế cao hơn với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn sẽ được triển khai từ tuần tới.
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phản ứng mạnh mẽ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế đối ứng. Bảng giá tràn ngập sắc đỏ, lực bán áp đảo đẩy chỉ số MXV-Index rơi 3% xuống 2.261 điểm. Chỉ sau một phiên neo trên vùng 2.300 điểm, sự kiện này đã đẩy chỉ số giá hàng hóa đã lao về mốc thấp nhất kể từ đầu tháng 3.
Từ 15h hôm nay (3/4), giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON 95 với mức gần 500 đồng/lít. Đây là lần thứ 3 liên tiếp, giá xăng dầu tăng.
Theo Vasep, xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý I/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Giá cà phê trong nước hôm nay đồng loạt tăng ở tất cả các địa phương, giao dịch trong khoảng 132.300 - 133.600 đồng/kg. Việc Mỹ dự kiến áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam thì ngành cà phê Việt Nam chắc chắn sẽ có ảnh hưởng. Mỹ là thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam trong năm qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chiều 2/4 (giờ địa phương) đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Quyết định số 07/2025/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 914⁄QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?