Tasco (HUT) báo lãi 'khủng' quý 4/2021

Theo đó, quý 4/2021, "ông trùm BOT" Tasco ghi nhận doanh thu thuần đạt 246 tỷ đồng, tăng 15% so với quý 4/2020. Trong khi đó, giá vốn giảm mạnh giúp lợi nhuận gộp tăng lên mức 78 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận lỗ gộp 36 tỷ đồng.

Ông lớn BOT-Tasco báo lãi 'khủng' quý 4/2021, kết thúc chuỗi thua lỗ dài kỳ

Trong cơ cấu doanh thu, các mảng hoạt động chính như doanh thu dịch vụ thu phí không dừng tăng hơn 31%, doanh thu mảng y tế tăng 9%, doanh thu thu phí đường bộ tăng hơn 2% so với thực hiện năm 2020.

Trong khi đó giá vốn lại giảm mạnh 33% về còn 167 tỷ đồng. Do đó lợi nhuận gộp của HUT ghi nhận 78 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gộp gần 36 tỷ đồng.

Thêm vào đó, kỳ này doanh thu hoạt động tài chính đột biến từ 503 triệu đồng của cùng kỳ lên tới hơn 218 tỷ đồng. Nhờ đó lợi nhuận sau thuế của HUT trong quý 4/2021 đạt tới 182 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ nặng 152 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2021, doanh thu thuần của HUT đạt 870 tỷ đồng, tăng 16% so năm trước. Lợi nhuận sau thuế chỉ 65 tỷ đồng do 3 quý đầu năm HUT chìm trong thua lỗ, dù vậy vẫn khả quan hơn mức lỗ 235 tỷ đồng năm 2020.

Đáng chú ý, doanh thu tài chính trong quý 4 của Tasco tăng đột biến lên 218 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ đạt vỏn vẹn 503 triệu đồng. Bên cạnh đó, Công ty tiết giảm gần một nửa chi phí quản lý doanh nghiệp.

Ông lớn BOT-Tasco báo lãi 'khủng' quý 4/2021, kết thúc chuỗi thua lỗ dài kỳ

Kết quả quý 4/2021, Tasco ghi nhận khoản lãi sau thuế đạt 177 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi 6 quý liên tiếp thua lỗ. Đây cũng là mức lợi nhuận cao kỷ lục của Tasco từ năm 2015 trở lại đây. Tasco chính thức xoá lỗ luỹ kế thành công, đồng thời ghi nhận 139 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Giải trình về việc lợi nhuận sau thuế quý 4/2012 tăng 330 tỷ đồng (tương đương tăng 215%) so với cùng kỳ, ban lãnh đạo Tasco cho biết các mảng kinh doanh đều hồi phục và tăng trưởng doanh thu như: thu phí đường bộ, y tế, VECT đều có tăng trưởng so với năm trước. Bên cạnh đó, Công ty cũng thực hiện chính sách tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả trong thời kỳ dịch Covid-19. Đồng thời, việc thực hiện thoái vốn, tinh gọn các khoản đầu tư không trọng tâm theo chủ trương của Hội đồng quản trị, qua đó mang lại lợi nhuận trong kỳ.

Tính chung cả năm 2021, doanh thu của Tasco đạt 870 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 48 tỷ đồng, cải thiện nhiều so với khoản lỗ khổng lồ 243 tỷ đồng trong năm 2020. Dù chưa đạt được mục tiêu tổng doanh thu 900 tỷ đồng song kết quả kinh doanh khả quan này được xem là cú lội dòng khá ngoạn mục, bởi trước đó Tasco vẫn ước tính sẽ lỗ khoảng 100 tỷ đồng trong năm 2021.

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Tasco tăng thêm 673 tỷ đồng so với hồi đầu năm, đạt 10.831 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền gửi ngân hàng của Công ty tăng gấp đôi lên 403 tỷ đồng, các khoản tương đương tiền cũng tăng gần 12 lần lên 237 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của Tasco cũng tăng mạnh từ 47 tỷ đồng lên mức 618 tỷ đồng.

Mới đấy, Tasco vừa thông báo sẽ tiến hành tái cấu trúc triệt để, thoái vốn khỏi Tổng công ty Thăng Long và một số đơn vị thành viên, dự kiến thu hồi tối thiểu 600 tỷ đồng để tập trung đầu tư cho các lĩnh vực cốt lõi.Theo đó, doanh nghiệp sẽ có những thay đổi mạnh mẽ từ nội tại, hướng tới việc tập trung vào các lĩnh vực hoạt động có ưu thế.

Trong kế hoạch tái cấu trúc, Tasco dự kiến sẽ dồn nguồn lực và đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm như đầu tư hạ tầng giao thông bao gồm hạ tầng thông minh VETC, các dự án hạ tầng theo hình thức PPP, đầu tư khai thác bất động sản và đầu tư phát triển hạ tầng y tế. Trong đó, Tasco vẫn đặt đầu tư hạ tầng giao thông các dự án BOT, VETC là lĩnh vực đầu tư trọng điểm.

Những năm tháng kinh doanh èo uột

Tasco nguyên là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1971 với tên gọi là Đội cầu Nam Hà. Lĩnh vực hoạt động chính ban đầu của Tasco là mảng xây dựng và hạ tầng giao thông. Sau nhiều lần tăng vốn và đổi tên, đến hiện tại Tasco đã trở thành một doanh nghiệp đa ngành, khi ngoài lĩnh vực hạ tầng truyền thống ra công ty còn hoạt động kinh doanh trong các mảng bất động sản, y tế, hay năng lượng.

Hiện Tasco được xem là một trong những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực BOT & hạ tầng giao thông tại khu vực miền Bắc. Tasco sở hữu quỹ đất lớn nhiều tiềm năng tại Hà Nội, với giá vốn rẻ nhờ chính sách đổi hạ tầng lấy đất.

Kể từ năm 2016 đến nay, kết quả kinh doanh của Tasco có sự đi xuống, khi doanh thu giảm mạnh từ mức 2.800 tỷ đồng xuống chỉ còn 750 tỷ đồng. Lợi nhuận cũng giảm mạnh qua các năm, và đỉnh điểm là năm 2020 vừa qua Tasco ghi nhận mức lỗ sau thuế 243 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu của Tasco, gần 80% doanh thu đến từ hoạt động thu phí BOT, trong khi mảng xây dựng và bất động sản chỉ chiếm hơn 5%.

Trong những năm qua Tasco không ghi nhận thêm từ các dự án bất động sản mới. Các dự án lớn như Foresa Xuân Phương hay Xuân Phương Residence chủ yếu được hạch toán doanh thu trong các năm 2016 và 2017. Trong khi đó, kể từ sau năm 2018, Tasco không có thêm dự nào nào được mở bán, do sự chậm trễ tiến độ đối với các dự án mới như dự án khu đô thị Mỹ Đình, Chung cư 48 Trần Duy Hưng hay Bộ ngoại giao. Năm 2019, Vốn điều lệ là 2686 tỷ đồng. Tiếp tục tìm kiếm,hiện thực hóa các dự án đầu tư Bất động sản. Duy trì và phát triển mạnh các dự án đầu tư Năng lượng tái tạo (điện gió, điện năng lượng mặt trời tại các khu vực có tiềm năng).

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, Tasco ghi nhận doanh thu tăng 16,9% so với cùng kỳ lên 625,84 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm 146,42 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 89,75 tỷ đồng.