Nữ xạ thủ bỏ nghề bắn súng đi bán thuốc
Vì nhiều lý do khác nhau, nữ VĐV Nguyễn Tú Anh quyết định rẽ ngang sự nghiệp bắn súng để học ngành dược khi khi tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ.
Một ngày của nữ xạ thủ trên thao trường
Thao trường nắng gắt, vài cơn gió nhẹ không đủ xua đi cái nóng hầm hập kỳ lạ giữa mùa thu đang bủa vây ở Hà Nội. Nhưng những tiếng súng vẫn đều đều vang lên, mùi thuốc súng nồng nặc.
Đội chiếc khăn lên đầu để trốn nắng, Nguyễn Tú Anh (sinh năm 1996, VĐV bắn súng đĩa bay) bắt tay vào vai trò trọng tài và hướng dẫn cho những người chơi đam mê với bộ môn bắn súng. Hàng tuần, cô đều tới Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia ít nhất một buổi để làm công việc này.
Với vóc dáng mảnh khảnh, gương mặt thanh tú, chẳng ai nghĩ cô gái này lại lựa chọn cho mình con đường thể thao từ những ngày còn học cấp 2, đặc biệt lại chọn môn có phần nam tính là bắn súng.
- Là con gái lại lựa chọn bộ môn này, em thấy mình gặp khó khăn gì?
- Em chỉ sợ đen vì đứng nắng nhiều. Con gái thì ai chẳng sợ những cái đó nhưng nghề chọn mình mà, đam mê ngấm vào máu rồi nên đen một chút có sá gì.
Nói rồi, cô gái chạy đi mang khẩu súng nặng 5-7 kg đến vị trí hướng dẫn tập bắn rồi hướng dẫn cho người chơi về an toàn sử dụng, tư thế đứng, cầm súng và cách ngắm bắn sao cho trúng mục tiêu.
“Nhìn mọi người lần đầu được trải nghiệm về môn này em có cảm giác như nhìn lại mình của những ngày mới tập, cũng lóng ngóng khi chạm vào súng, nghe tiếng nổ cũng giật nảy mình”, Tú Anh chia sẻ.
Tham dự giải đấu cho các VĐV trẻ tại Kuwait cũng là lần đầu tiên Tú Anh (khi đó 15 tuổi) được đi thi đấu ở nước ngoài. Những hồi hộp, lo lắng biến mất khi mỗi ngày cô phải bắn 100 viên đạn, điều mà trước đây ở Việt Nam không có cơ hội. Sức giật của đạn rất mạnh khiến vai, má sưng lên, thậm chí rớm máu. “Hôm đó em vừa bắn vừa khóc”, nữ xạ thủ nhớ lại.
“Lần đầu được lên bục nhận giải em đã khóc, khóc vì khi ấy vai, má vẫn còn đau, khóc vì những nỗ lực của mình cuối cùng đã có kết quả”.
Giờ đây, sau 15 lần được đứng trên bục vinh quang ấy, cô gái đã không còn nhiều bỡ ngỡ, háo hức, thay vào đó là sự tự tin với nụ cười luôn thường trực: “Lúc nào em cũng nhắc nhở bản thân luôn phải nghĩ là mình sẽ làm được và mình muốn thì mình sẽ làm được”.
Tháng 12/2018 diễn ra giải đấu chính thức cuối cùng trong cuộc đời nữ xạ thủ.
Giải thi đấu chính thức cuối cùng của nữ xạ thủ
Buổi sáng đầu tiên của tháng 12 là một ngày thời tiết khá mù mịt. Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia nhộn nhịp từ sớm, nơi đây đang diễn ra Đại hội Thể thao Toàn quốc lần thứ 8.
Tú Anh có mặt từ sớm dù 9h buổi thi mới chính thức diễn ra. Cô gái vui vẻ trò chuyện với thầy cô, bè bạn. Đây là kỳ đại hội cuối cùng cô gái sinh năm 1996 tham gia.
Trời mù khiến việc xác định đĩa bay gặp hạn chế. “Lý tưởng nhất là trời nắng, không gắt quá thì các vận động viên sẽ ngắm được chính xác mục tiêu hơn”, cô cho biết.
Tú Anh tham dự các nội dung bắn đĩa bay, trap và doupble trap cá nhân và đồng đội. Các bài thi bao gồm 5 lượt bắn. Trước khi thi đấu, các vận động viên sẽ được nhìn đường đi của các đĩa bay để có thể xác định vị trí chuẩn nhất cho mỗi lần bắn.
Khác với vẻ tinh nghịch, nhí nhảnh bên ngoài, Tú Anh tập trung tuyệt đối sau mỗi lần bước lên bục bắn. Sau mỗi lần thực hiện xong lượt thi của mình, cô gái hạ súng, nhắm mắt thư giãn lắng nghe đồng đội thi đấu.
Kết thúc giải thi đấu diễn ra trong 3 ngày, Tú Anh giành 2 huy chương vàng và 1 huy chương đồng đồng đội, 1 huy chương vàng cá nhân. Nói về những gì đã đạt được trong lần thi đấu cuối cùng này, nữ xạ thủ chia sẻ: "Em đã làm những gì tốt nhất, từ sự chuẩn bị về sức khỏe, tâm lý trước trận đấu đến lúc thi đấu chính thức. Em khá hài lòng với kết quả đạt được".
Cô gái với nụ cười tươi rói bỗng hơi chùng xuống khi được hỏi có nuối tiếc khi sau này không được tham gia thi đấu và luyện tập chuyên nghiệp. Tú Anh khẳng định là có nhưng sau khi bàn bạc với gia đình và đã quyết định nên sẽ không hối hận.
22 tuổi, độ tuổi còn rất trẻ nhưng Tú Anh đã quyết định rẽ sang học dược để có một nghề nghiệp ổn định cho tương lai khi việc theo đuổi con đường thể thao chuyên nghiệp khá bấp bênh đối với người trẻ hiện nay, khi mức lương và công sức bỏ ra chưa tương xứng, không thể đáp ứng được nhu cầu cuộc sống thường ngày.
Trước đó khi chứng kiến mẹ và em trai đổ bệnh liên tục, sau này bố cũng ốm yếu đi viện, Tú Anh thấy rằng không ai chăm sóc cho người thân của mình bằng chính mình. Do đó cô quyết định dừng lại sự nghiệp của một xạ thủ. Đó là một trong nhiều lý do dẫn đến ngã rẽ này.
Không chỉ Tú Anh mà các bạn đồng lứa với cô, mỗi người cũng chọn cho mình một hướng đi riêng sau khi đại hội kết thúc.
Quyết định từ bỏ bắn súng để đi học dược
Rời xa sách vở lâu ngày nên khi quay trở lại việc học, Tú Anh mất nhiều thời gian để ôn lại bài vở bởi chương trình học dược khá nặng. Sau khi hoàn thành 3 năm cao đẳng, Tú Anh sẽ tiếp tục học 1,5 năm đại học và ước mơ mở cửa hàng dược trong tương lai.
Hiện tại, mỗi ngày từ 16-22h, Tú Anh đi làm thêm tại cửa hàng thuốc cách nơi ở 5 cây số: "Công việc cũng không có gì nhiều nhưng khó nhất là phải nhớ được tên từng loại thuốc và công dụng của nó để có thể tư vấn cho khách hàng". Những lúc vắng khách, cô gái mang sách vở để ôn tập thêm.
Hiện tại, mỗi ngày từ 16-22h, Tú Anh đi làm thêm tại cửa hàng thuốc cách nơi ở 5 cây số: "Công việc cũng không có gì nhiều nhưng khó nhất là phải nhớ được tên từng loại thuốc và công dụng của nó để có thể tư vấn cho khách hàng". Những lúc vắng khách, cô gái mang sách vở để ôn tập thêm.
Hiện tại, mỗi ngày từ 16-22h, Tú Anh đi làm thêm tại cửa hàng thuốc cách nơi ở 5 cây số: "Công việc cũng không có gì nhiều nhưng khó nhất là phải nhớ được tên từng loại thuốc và công dụng của nó để có thể tư vấn cho khách hàng". Những lúc vắng khách, cô gái mang sách vở để ôn tập thêm.
Hiện tại, mỗi ngày từ 16-22h, Tú Anh đi làm thêm tại cửa hàng thuốc cách nơi ở 5 cây số: "Công việc cũng không có gì nhiều nhưng khó nhất là phải nhớ được tên từng loại thuốc và công dụng của nó để có thể tư vấn cho khách hàng". Những lúc vắng khách, cô gái mang sách vở để ôn tập thêm.
Trở về cuộc sống không thi đấu, không tập luyện, Tú Anh vẫn giữ được thói quen khó bỏ là tập thể dục mỗi sáng. "Điều may mắn và tuyệt vời nhất khi từng theo đuổi thể thao là tạo cho mình sức khỏe tốt, chăm chỉ vận động. Vì vậy có đi làm thêm đến tối nhưng sáng hôm sau em vẫn tỉnh táo để chạy thể dục", cô gái 22 tuổi nói.
Không còn những bài tập khắt khe, không còn những ngày phải căng mình dưới trời nắng nóng để luyện tập, không còn mùi thuốc súng nồng nặc ám cả vào quần áo, không còn những lần bắn súng đến rớm máu, cô gái 22 tuổi trở về cuộc sống thường nhật, hàng ngày lên giảng đường học hành, vui đùa cùng bạn bè, tối gấp gáp đi làm thêm.
Thỉnh thoảng, Tú Anh còn được một số nhiếp ảnh gia mời làm người mẫu cho các bức hình của họ. Được đánh giá là ăn ảnh, những pose hình chụp lên cho thấy cô rất xinh đẹp, không ai nghĩ đây là một vận động viên bắn súng.
Thật may mắn, không thi đấu nhưng em vẫn được tiếp tục hướng dẫn những người có đam mê bộ môn này. Dù sao những tháng ngày đã trải qua cũng là cả thanh xuân tươi đẹp của em - Tú Anh
Bài: Thanh Lam, Hoàng Phương
Ảnh: Trần Mạnh Thường, Ngọc Thành
Đồ họa: Tiến Thành