Nông dân Việt Nam thu tiền tỉ nhờ kiên trì trồng loại hạt
Sản lượng xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới nhưng giá trị thu về không cao vì trước đây loại hạt này lại được thị trường ưa chuộm khiến giá bán tăng

Sản lượng xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới nhưng giá trị thu về không cao do cà phê Việt Nam phần lớn đều là Robusta. Nay, loại hạt này được nhiều quốc gia chuộng mua đẩy giá tăng cao kỷ lục, nông dân trúng tiền tỷ.

Theo lời kể một hộ trồng cà khê tại Đắk Nông, thời điểm 1995-1996, giá cà phê cũng đạt mức 45.000 đồng/kg nhưng khi đó, năng suất cà phê còn kém. Khoản lãi người trồng cà phê thu về lúc đó không nhiều.

Nay với giá bán 30.000 đồng/kg người trồng cà phê đã có lời nhẹ, tuy nhiên từ đầu năm đến nay có thời điểm giá cà phê lên gần mức 70.000 đồng/kg nên nông dân thu lãi tiền tỉ.

Ở Đắk Nông, cà phê nhân đang được thu mua với giá dao động từ 66.200-66.300 đồng/kg; Lâm Đồng ở mức 65.300 đồng/kg; tại Đắk Lắk là 66.000 đồng/kg; Gia Lai 65.600-65.700 đồng/kg; Kon Tum là 65.700 đồng/kg.

Như vậy, so với giai đoạn đầu năm, mức giá trên cao hơn gần 63% (khi đó, giá cà phê cao nhất là 40.100 đồng/kg).

Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, đến giữa tháng 8/2023, nước ta xuất khẩu 1,54 triệu tấn cà phê, thu về 2,81 tỷ USD, giảm 20% về lượng nhưng tăng gần 5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái do giá xuất khẩu tăng cao.

Tháng 8/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ở mức 2.963 USD/tấn, tăng 4,8% so với tháng trước đó và tăng 25,8% so với tháng 8/2022. Tính chung 8 tháng năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của nước ta đạt 2.455 USD/tấn, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), cho hay, vừa qua giá cà phê lên trên dưới 70.000 đồng/kg - mức giá cao nhất 30 năm lại đây. Trong nhiều lý do đẩy giá cà phê lên cao, có nguyên nhân biến đổi khí hậu khiến sản lượng và chất lượng cà phê suy giảm.

Cà phê Arabica vốn được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng nên giá cao, dòng Robusta luôn có giá rẻ hơn. Việt Nam là quốc gia có năng suất cà phê cao nhất thế giới, xếp thứ hai về sản lượng xuất khẩu (chỉ đứng sau Brazil), song 75% cà phê là Robusta nên giá trị xuất khẩu không cao.

Nay loại hạt này của Việt Nam được nhiều quốc gia tìm mua vì hợp với túi tiền của người tiêu dùng, đẩy giá bán tăng mạnh.

Một chuyên gia trong ngành cũng cho rằng, cà phê là hàng hóa không thiết yếu, khi người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu thì cà phê Robusta, với ưu thế giá thành rẻ hơn cà phê Arabica, được ưu tiên sử dụng.

Đặc biệt, tại các doanh nghiệp sản xuất cà phê rang xay và hòa tan, tỷ lệ pha trộn Robusta và Arabica trong các sản phẩm được nâng lên 80-20%, trong khi ở giai đoạn trước tỷ lệ Robusta thường thấp.

Theo dự báo mới nhất của Bộ NN-PTNT, nếu lượng cà phê xuất khẩu những tháng cuối năm bằng với cùng kỳ năm trước và giá xuất khẩu bằng giai đoạn đầu năm, lượng cà phê xuất khẩu cả năm 2023 sẽ đạt khoảng 1,718 triệu tấn, trị giá 4,2 tỷ USD. Đây là kỷ lục mới của ngành cà phê.