Tăng mức lương tối thiểu từ 01/07/2022

Ngày 12/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2022 (Nghị định số 38/2022/NĐ-CP).

Ngày 12/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2022 (Nghị định số 38/2022/NĐ-CP).
Ngày 12/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2022 (Nghị định số 38/2022/NĐ-CP).

Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2022, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng so với Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng (Hiện nay là 4.420.000 đồng/tháng);

Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng (Hiện nay là 3.920.000 đồng/tháng);

Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng (Hiện nay là 3.430.000 đồng/tháng);

Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng (Hiện nay là 3.070.000 đồng/tháng).

Ngoài ra, còn bổ sung quy định về lương tối thiểu vùng theo giờ, cụ thể: Vùng I: 22.500 đồng/giờ; Vùng II: 20.000 đồng/giờ; Vùng III: 17.500 đồng/giờ; Vùng IV: 15.600 đồng/giờ.

Đối tượng áp dụng của Nghị định số 38/2022/NĐ-CP, gồm:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, gồm: Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP.

Cũng từ ngày 01/07/2022, địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng được quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP trong đó có thay đổi về địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng ví dụ như Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh thuộc vùng I (Hiện nay thuộc vùng II); Thành phố Vinh, thị xã Cửa lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An thuộc vùng II (Hiện nay thuộc vùng III); Thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu thuộc vùng II (Hiện nay thuộc vùng III); Các huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh thuộc vùng III (Hiện nay thuộc vùng IV)...

Bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử

Ngày 17/9/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2022
Thông tư 78/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2022, tuy nhiên Bộ Tài chính khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này và của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trước ngày 1/7/2022.

Theo đó, Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định một số nội dung quan trọng về hóa đơn điện tử bao gồm:

Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử.

Mẫu hiển thị các loại hóa đơn điện tử.

Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử.

Ký hiệu hóa đơn điện tử.

Chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác.

Đồng thời, Thông tư cũng quy định về hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Một số hướng dẫn về tiêu chí lựa chọn đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử, các dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn cũng là nội dung đáng chú ý tại Thông tư này.

Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, nội dung hóa đơn giấy bao gồm: Tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn, sử dụng biên lai thu thuế – phí – lệ phí của cơ quan thuế đối với cá nhân, hướng dẫn xử lý chuyển tiếp.

Hóa đơn điện tử cũng được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 1/7/2022 gồm các trường hợp sau:

Nộp thuế theo phương pháp kê khai phải sử dụng HĐĐT;

Nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ HĐĐT theo từng lần phát sinh;

Khai thuế theo từng lần phát sinh nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ HĐĐT theo từng lần phát sinh.

Riêng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng khi:

Không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập HĐĐT để sử dụng HĐĐT và để truyền dữ liệu điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.

Thời gian tối đa 12 tháng được tính một lần kể từ: Ngày 01/7/2022 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang hoạt động từ trước 01/7/2022;

Hoặc kể từ thời điểm đăng ký bắt đầu sử dụng hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới thành lập từ ngày 01/7/2022.

Thông tư 78/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2022, tuy nhiên Bộ Tài chính khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này và của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trước ngày 1/7/2022.

Thực hiện cấp hộ chiếu mẫu mới kể từ ngày 01/7/2022

Từ nay tới 1/7, Bộ Công an cho biết chỉ cấp phát hộ chiếu phổ thông mẫu cũ cho công dân trong trường hợp cần thiết, cấp bách như có giấy tờ đi chữa bệnh, có quyết định đi công tác hoặc có vé máy bay… Trường hợp chưa cần thiết, cơ quan này đề nghị người dân đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nộp hồ sơ cấp hộ chiếu kể từ 1/7 để được nhận và sử dụng hộ chiếu phổ thông theo mẫu mới.

Theo Bộ Công an, so với mẫu hiện hành, mẫu hộ chiếu phổ thông mới có nhiều cải tiến. Mẫu hộ chiếu mới được thiết kế trên mỗi trang là hình ảnh về phong cảnh, hình tượng, chủ quyền quốc gia, di sản văn hóa nổi tiếng của đất nước. Một số hình ảnh được in là: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Đền Hùng, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Bến cảng Nhà Rồng, Cột cờ Lũng Cú, cổng Tò Vò (đảo Lý Sơn)… Việc in những hình ảnh trên góp phần khẳng định và quảng bá những hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

Cụ thể, trên mỗi trang của hộ chiếu mới sẽ là hình ảnh tiêu biểu phong cảnh, hình tượng về chủ quyền quốc gia, di sản văn hóa nổi tiếng của Việt Nam như: Vịnh Hạ Long, Kinh đô Huế, Đền Hùng, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn,…
Trên mỗi trang của hộ chiếu mới sẽ là hình ảnh tiêu biểu phong cảnh, hình tượng về chủ quyền quốc gia, di sản văn hóa nổi tiếng của Việt Nam như: Vịnh Hạ Long, Kinh đô Huế, Đền Hùng, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn,…

Loại hộ chiếu này sẽ có độ bảo mật ở mức cao hơn nữa do không thể làm giả. Đồng thời, hộ chiếu mới còn giúp nâng mức độ tin tưởng của các nước đối với tấm hộ chiếu của Việt Nam. Khác với căn cước công dân, hộ chiếu là giấy tờ đi lại quốc tế nên còn phải đảm bảo tiêu chuẩn bảo mật ICAO.

Sau khi cấp hộ chiếu phổ thông mẫu mới từ 1/7, Bộ Công an dự kiến cuối năm 2022 sẽ triển khai cấp hộ chiếu gắn chip. Khi đó, người dân không bắt buộc phải làm hộ chiếu gắn chip mà vẫn có quyền lựa chọn sử dụng loại phổ thông mẫu mới hoặc gắn chip. Hai mẫu giấy tờ này có thể sử dụng song hành và đều có thời hạn 10 năm.

Về thời hạn cấp hộ chiếu, đối với hồ sơ xin cấp nộp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh các tỉnh, thành phố thì thời hạn trả kết quả trong 8 ngày làm việc. Còn người nộp thủ tục tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh và được chấp nhận thì sau 5 ngày sẽ nhận được kết quả.

Cục Quản lý xuất nhập cảnh cũng mong muốn người dân hợp tác với các cơ quan quản lý ở địa phương để quá trình cấp hộ chiếu mẫu mới từ 1/7 diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, từ ngày 1/6, toàn quốc đã triển khai việc xin cấp hộ chiếu online, người dân không cần phải trực tiếp đến các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để làm hộ chiếu. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho công dân, hạn chế được những tiêu cực.

Sửa đổi quy định về báo cáo tình hình thay đổi lao động

Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế đã sửa đổi quy định về báo cáo tình hình sử dụng lao động tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

- Thời gian báo cáo tình hình thay đổi lao động: Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

- Hình thức báo cáo tình hình thay đổi lao động:

+ Người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

+ Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

+ Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi (Nội dung mới bổ sung).

Nghị định 35/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2022 và thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP.

Lao động tại các huyện nghèo vùng bãi ngang, ven biển được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài

Thông tư 09/2022/TT-BLĐTBXH nêu rõ, hỗ trợ người lao động tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển đi làm việc ở nước ngoài như sau:

- Người lao động thuộc hộ nghèo, người lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: nội dung hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 15/2022/TT-BTC.

- Người lao động thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Hỗ trợ tiền đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề và hỗ trợ các chi phí khác theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 15/2022/TT-BTC.

- Người lao động khác đang sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Hỗ trợ tiền đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề.

- Người lao động và thân nhân của người lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo: Hỗ trợ giới thiệu, tư vấn để tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Người lao động tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài theo Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận: Hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động.

Thông tư 09/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 11/7/2022.

Điều chỉnh lại mức thu của một số khoản phí, lệ phí

Trước đó, nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho những người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 120/2021/TT-BTC quy định về mức thu của một số khoản phí, lệ phí áp dụng từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022.

Thông tư này đã tiếp tục bổ sung thêm 03 khoản phí, lệ phí vào danh mục các khoản phí, lệ phí được giảm, đồng thời gia hạn thời gian được giảm mức thu của 34 khoản phí khác, nâng tổng số khoản phí, lệ phí được giảm từ 34 lên 37.

Điển hình có thể kể đến các khoản sau: Lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip, lệ phí cấp hộ chiếu, phí sử dụng đường bộ, phí cấp giấy đăng kiểm,…

Các khoản lệ phí này được giảm từ 10 - 50% so với quy trước đó, áp dụng đến hết ngày 30/6/2022.

Sang đến ngày 01/7/2022, 37 khoản phí, lệ phí này sẽ trở lại mức thu theo quy định trước đó.

Hỗ trợ giảng viên được cử tham gia đào tạo trình độ tiến sĩ và thạc sĩ toàn thời gian tối đa 25.000 USD/năm

Thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 30/2022/TT-BTC, trong đó hướng dẫn về cơ chế tài chính hỗ trợ giảng viên được cử tham gia đào tạo trình độ tiến sĩ và thạc sĩ toàn thời gian ở nước ngoài như sau:

Học phí: Tối đa 25.000 USD/năm học.

Trường hợp học phí cao hơn 25.000 USD/năm học thì mức chênh lệch cao hơn do người học tự chi trả.

Chi phí làm hộ chiếu, visa: Thanh toán theo chi phí thực tế.

Sinh hoạt phí gồm: Tiền ăn, ở, đi lại hàng ngày, tiền tài liệu và đồ dùng học tập được cấp theo thời gian học tập thực tế ở nước ngoài.

Bảo hiểm y tế bắt buộc: Thanh toán theo quy định của nước sở tại, tối đa 1.000 USD/năm.

Tiền vé máy bay đi và về: 01 lượt đi và về.

Chí phí đi đường: Được cấp 01 lần chi phí đi đường với mức khoán là 100 USD/người...

Thông tư 30/2022/TT-BTC chính thức được áp dụng từ ngày 20/7/2022.