Nofe Isah, 25 tuổi sống ở Nigeria, đã đầu tư vào tiền mã hóa từ tháng 1.2022. Tuần trước, cô đã mất toàn bộ số tiền tiết kiệm 5.000 USD khi đồng Luna rơi tự do.
Từng là nhân viên hành chính nhưng thất nghiệp gần đây, Nofe Isah đã thề rằng cô sẽ không bao giờ đầu tư vào tiền mã hóa nữa.
Nofe Isah nói với Reuters qua điện thoại: “Tôi không thể tin rằng mình đã tuyệt vọng vì tiền mã hóa. Tôi chỉ đang cố gắng để bản thân không bị trầm cảm. Tiền mã hóa đã lấy tiền của tôi, ổn thôi. Nó không nên lấy đi đầu của tôi".
Được biết đến với sự biến động giá mạnh mẽ, thị trường tiền mã hóa đã sụt giảm vào tuần trước khi các nhà đầu tư rút tiền từ các tài sản rủi ro hơn trong bối cảnh lo lắng về lạm phát tăng vọt và lãi suất tăng.
Bitcoin, tiền mã hóa lớn nhất thế giới, đã giảm giá xuống 25.401 USD vào ngày 12.5, mức thấp nhất kể từ tháng 12.2020. Bitcoin từng đạt mức cao kỷ lục 69.000 USD vào tháng 11.2021.
Các token nhỏ cũng bị ảnh hưởng, với Ether (tiền mã hóa lớn thứ hai thế giới) giảm hơn 15% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6.2021.
Luna (đồng tiền kỹ thuật số được quảng cáo rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội và được hỗ trợ bởi các tổ chức đầu tư tiền mã hóa) đã mất gần như tất cả giá trị của nó.
Các nhà giao dịch nhỏ như Nofe Isah đã đổ xô vào tiền mã hóa với hy vọng thu được lợi nhuận nhanh chóng, bất chấp cảnh báo từ các cơ quan quản lý rằng các tài sản mới nổi có thể có rủi ro cao.
Các nền tảng như Robinhood, có 23 triệu khách hàng trên nhiều loại tài sản, đã giúp thúc đẩy đầu tư bán lẻ, bao gồm cả tiền mã hóa. Khoảng 1/4 doanh thu dựa trên giao dịch của Robinhood đến từ tiền mã hóa trong quý 1/2022. Robinhood cho biết điều này trong báo cáo thu nhập mới nhất của mình.
Tổng số người dùng tại các nền tảng tiền mã hóa đã tăng lên. Binance, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới, có khoảng 118 triệu khách hàng vào tháng trước, tăng từ 43,4 triệu trong quý 1/2021.
Thế nhưng sau tình trạng hỗn loạn vào tuần trước, các diễn đàn trực tuyến tràn ngập những câu chuyện tồi tệ, khi các nhà đầu tư bán lẻ bày tỏ sự đau khổ về khoản lỗ của họ.
"Tôi 49 tuổi, thế chấp lớn, 3 đứa con,… Bữa tiệc nghỉ hưu của tôi sắp đến trong tương lai gần!", một người dùng có handle Boring-Fun-3646 viết trên Reddit.
Một người dùng khác với handle AdventurousAdagio830 đã đăng trên Reddit: "Có vẻ như không phải sự thật khi tôi mất 180.000 USD".
Tiền mã hóa đang là cơn ác mộng với nhiều ngưới
“Tất cả số tiền biến mất sau 15 phút”
Nổi bật về rủi ro tiền mã hóa là sự sụp đổ vào tuần trước của TerraUSD, stablecoin (loại tiền số ổn định giá) được thiết kế để giữ giá trị không đổi thông qua một thuật toán phức tạp liên quan đến Luna.
Khi các đồng tiền số này chịu áp lực bán lớn, hệ thống đã bị phá vỡ. TerraUSD (được thiết kế để giữ giá trị 1 USD) được giao dịch quanh mức 9 cent vào ngày 17.5, trong khi Luna giảm xuống gần 0, dựa trên dữ liệu của trang CoinGecko.
Tejan Shrivastava, nhà thiết kế đồ họa 31 tuổi ở thành phố Mumbai (Ấn Độ) từng đầu tư vào tiền mã hóa trong năm ngoái, đã bị mất sạch khoản đầu tư 250 USD do sự sụp đổ của Luna.
"Nó đã bị mắc kẹt trong một vòng xoáy tử thần. Tất cả số tiền đã biến mất sau 15 phút. Tôi thậm chí không biết liệu mình có đầu tư vào tiền mã hóa trong tương lai nữa hay không. Tôi có một danh mục đầu tư tiền mã hóa, nhưng tôi đang có kế hoạch thanh lý nó khi nó đạt đến mức hòa vốn", anh nói với Reuters.
Dữ liệu từ CoinGecko cho thấy sự sụp đổ của Luna đã xóa sổ phần lớn giá trị thị trường của nó, từng lên hơn 40 tỉ USD vào đầu tháng 4.2022.
Sự thất vọng của các nhà đầu tư bán lẻ thậm chí còn tràn sang thế giới thực.
Cảnh sát Seoul (Hàn Quốc) tuần trước thông báo đang truy tìm một cá nhân không rõ danh tính bấm chuông cửa căn hộ của Do Kwon, người sáng lập TerraUSD, rồi bỏ chạy. Họ sẽ điều tra xem liệu người này có đầu tư vào tiền mã hóa hay không, một cảnh sát Seoul nói với Reuters.
Quy định chắp vá
Trải qua vòng đời 13 năm của mình, lĩnh vực tiền mã hóa đã được thúc đẩy bởi những cú leo dốc chóng mặt và các cú rơi tự do đột ngột. Ví dụ vào tháng 11.2021, Bitcoin đã giảm giá 1/5 chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần sau khi chạm mức kỷ lục 69.000 USD. 6 tháng trước, Bitcoin đã tăng giá gần 40% chỉ trong 9 ngày.
Tuy nhiên, sự sụp đổ mới nhất của tiền mã hóa (đẩy giá trị tổng hợp của ngành xuống còn 1.200 tỉ USD, chưa bằng một nửa so với tháng 11.2021) đã dẫn đến Luna sụp đổ. Đáng chú ý khi vào ngày 1.5, Luna từng là tiền mã hóa lớn thứ 8 tính theo vốn hóa thị trường.
Tiền mã hóa phải tuân theo các quy định chắp vá trên toàn thế giới, với các nhà giao dịch Bitcoin và các token nhỏ hơn thường không được bảo vệ trước sự sụt giảm giá.
Song rất khó để đánh giá quy mô nỗi đau của các nhà đầu tư bán lẻ từ sự lao dốc của tiền mã hóa và những hậu quả với việc đầu tư trong tương lai do bản chất không rõ ràng của thị trường.
Ở Anh, hơn 4% người trưởng thành (khoảng 2,3 triệu người) sở hữu tiền mã hóa, theo dữ liệu do Cơ quan giám sát tài chính Vương quốc Anh công bố vào năm ngoái.
Cơ quan này tiết lộ sự hiểu biết về tiền mã hóa đã giảm so với một năm trước đó, "cho thấy rằng một số người sở hữu tiền mã hóa có thể không hiểu đầy đủ những gì họ đang mua".
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư nhỏ vẫn giữ niềm tin.
Eloisa Marchesoni, sống gần thị trấn Tulum ở Mexico và đang đầu tư vào tiền mã hóa, cho biết cô sẽ không từ bỏ.
"Tôi đang tìm cách bắt đáy - chúng tôi đều đang chờ Bitcoin giảm xuống mức 22.000 USD, đây không phải là điều gì đó dễ xảy ra nhưng cũng không phải không có khả năng xảy ra", Eloisa Marchesoni thổ lộ.
Eloisa Marchesoni cũng đang bảo vệ tiền mã hóa đầy rủi ro khi đặt cược bằng tài sản vật chất như ô tô, đồng hồ, bất động sản.
Bitcoin dao động quanh mức 30.000 USD hôm 17.5, đã mất hơn 20% giá trị cho đến nay trong tháng này.
Các cơ quan quản lý vẫn trong tình trạng báo động.
Tháng trước, chính phủ Anh cho biết sẽ điều chỉnh stablecoin.
Anh đã đặt ra một kế hoạch chi tiết để khai thác tiềm năng từ các loại tiền mã hóa và công nghệ blockchain cơ bản của chúng để giúp người tiêu dùng thanh toán hiệu quả hơn.
Là một phần của việc tạo ra một trung tâm tiền mã hóa toàn cầu, Bộ trưởng Dịch vụ Tài chính John Glen nói Anh sẽ ra luật để đưa một số stablecoin vào mạng lưới quy định, chẳng hạn tuân thủ các quy tắc thanh toán hiện có.
Stablecoin là loại tiền mã hóa được thiết kế để có giá trị ổn định so với tiền tệ truyền thống hoặc hàng hóa như vàng, để tránh sự biến động khiến bitcoin và các token kỹ thuật số khác không thực tế với hầu hết giao dịch thương mại.
Chính phủ Anh cho biết tất cả stablecoin tham chiếu đến một loại tiền pháp định đều phải được quản lý.
Trong khi Gary Gensler, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), biết tài sản tiền mã hóa có tính đầu cơ cao và các nhà đầu tư vào chúng cần được bảo vệ nhiều hơn nếu không họ có thể mất niềm tin vào thị trường.
Trong 6 tháng đầu năm, hơn 11.000 gian hàng thương mại điện tử có dấu hiệu sai phạm đã bị xử lý, hướng tới siết chặt kiểm soát và bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường số.
Theo Nghị định 117, sàn thương mại điện tử, nền tảng số phải khấu trừ, nộp thuế thay khoản thuế giá trị gia tăng (VAT) và thu nhập cá nhân cho người bán (hộ, cá nhân kinh doanh) trên sàn từ 1/7. Người bán sẽ gồm cá nhân cư trú ở trong nước và nước ngoài.
Nhấn mạnh xử lý gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử còn khó khăn, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian tới sẽ tích cực, chủ động rà soát và xử lý việc lợi dụng livestream và các website, ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
Chính phủ vừa ban hành nghị định số 117 quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân, có hiệu lực từ ngày 1/7.
Các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội sẽ bị kiểm tra, xử lý nghiêm minh.
Ứng dụng Perplexity AI bắt tay ứng dụng thanh toán trực tuyến PayPal để triển khai mua sắm trực tuyến trong các cuộc trò chuyện. Sự hợp tác này khiến cuộc đua AI ngày càng 'nóng' hơn.
Báo cáo về công tác thu thuế thương mại điện tử và chuyển đổi số trong 4 tháng đầu năm, Cục thuế (Bộ Tài chính) cho biết, đến nay đã có 153 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế với số thuế trong 04 tháng đầu năm 2025 ước đạt 5,1 nghìn tỷ đồng, tăng 93,6% so với cùng kỳ.
Theo Metric - một công ty dữ liệu thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, gian hàng Hằng Du Mục trên TikTok có doanh số hơn 58 tỷ đồng quý 1/2025, tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Tài chính, số liệu quản lý thuế trong 3 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 296 nghìn tỷ đồng. 3 tháng đầu năm 2025, số thuế đã nộp là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kì.
Từng được xem là mỏ vàng tỷ USD của thương mại điện tử, ngành livestream bán hàng giờ đây đang phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng niềm tin và hiệu quả.
Tại Dự thảo Nghị định Quản lý thuế với kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), Bộ Tài chính đề xuất tổ chức quản lý sàn bán lẻ online trong và ngoài nước được khấu trừ, nộp thay thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân của người bán với mỗi giao dịch trên nền tảng ngay khi đơn hàng được xác nhận thành công và người mua chấp nhận thanh toán.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ phối hợp với cơ quan liên quan đánh giá tác động của việc điều chỉnh này và yêu cầu các sàn báo cáo về cơ chế thu phí.
Từ 1/4, hai nền tảng thương mại điện tử lớn gồm Shopee, TikTok Shop tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí sàn, phí hoa hồng... những thay đổi này có thể dẫn đến sự dịch chuyển trong thị trường thương mại điện tử.
Kết quả kinh doanh của Sea Group trong quý IV và cả năm 2024 cho thấy tầm quan trọng của Shopee đối với tập đoàn. Doanh thu của công ty tăng 29% so với năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2021. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Sea Group có lãi.
Nghị định 24/2025/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100-200 triệu đồng đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian không xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số trung gian của mình.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
02 "gã khổng lồ" ShopeeFood và Grab chia nhau phần lớn thị phần ở Việt Nam trong cuộc đua mảng giao đồ ăn qua ứng dùn với tỷ lệ lần lượt là 47% và 48%. Lượng thị phần ít ỏi còn lại thuộc về Be (4%) và Gojek (1%) - ứng dụng đã rời đi từ tháng 9/2024.
Từng là một trong những sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất Việt Nam, Tiki đang dần "hụt hơi", đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ". Câu chuyện của sàn TMĐT này ẩn hàm 4 bài học "đắt" và "đắng" cho các startup bản địa Việt Nam trong bối cảnh thị trường TMĐT ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trên chính sân nhà.
Yêu cầu thương nhân, tổ chức sở hữu 120 website và 44 ứng dụng làm rõ việc đã dừng hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc đã giải thể hoặc ngừng hoạt động hoặc không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?