Lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2021 tăng mạnh và đạt kỷ lục từ trước đến nay với hơn 160.000 chiếc.
Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc năm 2021 đạt kỷ lục
Theo thông tin Tổng cục Hải quan mới công bố, tháng 12/2021, cả nước nhập khẩu 15.196 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch 432,65 triệu USD.
Tính chung cả năm 2021, nước ta nhập khẩu 160.035 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch 3,66 tỷ USD, tăng 52,1% về lượng và tăng 55,7% về kim ngạch so với năm 2020.
Đáng chú ý, dù trong năm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay, vượt xa so với năm 2020 (105.000 xe) và năm có lượng nhập kỷ lục trước đó là năm 2019 (139.427 xe).
Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các thị trường. Ảnh: T.Bình
Về thị trường nhập khẩu, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc là 3 cái tên dẫn đầu. Trong đó, Thái Lan đạt 80.903 xe, kim ngạch 1,5 tỷ USD; Indonesia đạt 44.250 xe, kim ngạch 559,5 triệu USD; Trung Quốc đạt 22.753 xe, kim ngạch 873 triệu USD.
Với 147.906 xe, 3 thị trường lớn ở châu Á chiếm 92,4% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước trong năm ngoái.
Trong các thị trường nhập nhập khẩu chủ yếu, ô tô xuất xứ Indonesia có trị giá bình quân (chưa thuế) thấp nhất, trong khi ô tô xuất xứ từ Trung Quốc cao hơn nhiều do chủ yếu là xe tải, xe chuyên dụng.
Theo khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam giai đoạn 2025-2030 được Bộ Công Thương ban hành, mức giá trần cho thủy điện và điện gió là 6,95 USCent/kWh, nhiệt điện than là 7,02 USCent/kWh.
Tính chung cả 3 tháng 2025, xuất khẩu gạo của cả nước đạt gần 2,31 triệu tấn, tương đương gần 1,21 tỷ USD, giá trung bình 522 USD/tấn, tăng 5,82% về lượng, nhưng giảm 15,5% về kim ngạch và giảm 20,18% về giá so với cùng kỳ năm 2024.
Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đáng chú ý, sau phiên phục hồi hôm thứ 4 (9/4), giá dầu đột ngột quay đầu giảm mạnh hơn 3%.
Giá các loại xăng dầu trong nước trong kỳ điều chỉnh lần này đồng loạt giảm sâu, với mức giảm 1.124 - 1.712 đồng/lít,kg. Giá xăng E5RON92 xuống dưới mức 19.000 đồng/lít.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam trong quý I/2025 ước tính tăng trưởng mạnh mẽ 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất so với quý 1 của các năm trong giai đoạn 2020-2025
Ngày 5/4, Hải quan Mỹ bắt đầu thu mức thuế 10% mà Tổng thống Donald Trump áp với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong khi mức thuế cao hơn với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn sẽ được triển khai từ tuần tới.
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phản ứng mạnh mẽ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế đối ứng. Bảng giá tràn ngập sắc đỏ, lực bán áp đảo đẩy chỉ số MXV-Index rơi 3% xuống 2.261 điểm. Chỉ sau một phiên neo trên vùng 2.300 điểm, sự kiện này đã đẩy chỉ số giá hàng hóa đã lao về mốc thấp nhất kể từ đầu tháng 3.
Từ 15h hôm nay (3/4), giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON 95 với mức gần 500 đồng/lít. Đây là lần thứ 3 liên tiếp, giá xăng dầu tăng.
Giá cà phê trong nước hôm nay đồng loạt tăng ở tất cả các địa phương, giao dịch trong khoảng 132.300 - 133.600 đồng/kg. Việc Mỹ dự kiến áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam thì ngành cà phê Việt Nam chắc chắn sẽ có ảnh hưởng. Mỹ là thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam trong năm qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chiều 2/4 (giờ địa phương) đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?