Nền kinh tế tuần hoàn Nhật Bản hiện trị giá 50 nghìn tỷ yên và động thái nêu trên của chính phủ, dưới sự chỉ đạo cuảThur tướng Fumio Kishida, nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế bền vững thông qua tái sử dụng và tái chế hàng hoá, nguyên vật liệu, hướng tới đạt được mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050, theo tờ Mainichi (Nhật Bản).

Nền kinh tế tuần hoàn Nhật Bản sẽ đạt 583 tỷ USD năm 2030
Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu mở rộng nền kinh tế tuần hoàn trong nước lên 583 tỷ USD vào năm 2030. Ảnh: Bloomberg

Các giải pháp quan trọng bao gồm: tái chế nguyên liệu thô, phân phối hàng hoá đã qua sử dụng, qua đó giảm lượng phát thải CO2 - khí nhà kính gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Sẽ có những mô hình doanh nghiệp mới xuất phát từ yêu cầu cuả nền kinh tế tuần hoàn bao gồm các ứng dụng bán hàng hoá đã qua sử dụng.

Bộ Môi trường Nhật Bản hiện đang tính toán, đề xuất chi phí ngân sách cho năm tài chính 2023 và sẽ đưa ra lộ trình cho dự án này trong thời gian tới.

Theo đó, chính phủ kêu gọi tăng gấp đôi số lượng rác thải điện tử như pin , các bộ phận linh kiên trong thiết bị gia dụng,… có thể tái chế nhằm sử dụng bền vững kim loại quý và hiếm.

Bởi lẽ, nhu cầu đối với lithium và kim loại hiếm sẽ ngày càng tăng cao bởi là nguyên liệu cần thiết để sản xuất pin của xe điện - một giải pháp giúp các quốc gia loại bỏ phương tiện giao thông chạy bằng nguyên liệu hoá thạch.

Để đạt được mục tiêu này, Bộ sẽ tìm cách thúc đẩy nhập khẩu thiết bị gia dụng phế thải từ các nước, bao gồm cả các nước ở Đông Nam Á, một khu vực thiếu công nghệ tái chế sản phẩm cho kim loại hiếm và các nguồn tài nguyên khác.

Ngân sách dự kiến ​​của Bộ cũng bao gồm hỗ trợ tài chính cho việc chi tiêu vốn của các công ty Nhật Bản.

Lộ trình cũng sẽ đưa ra các giải pháp xử lý các tấm pin mặt trời ​​sẽ hết tuổi thọ vào cuối những năm 2030. Đồng thời, cũng đề xuất việc bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp lý để thúc đẩy việc tái sử dụng và tái chế các tấm pin mặt trời.

Ngoài ra, lộ trình cũng bao gồm các kế hoạch cụ thể nhằm xem xét việc sản xuất và tiêu thụ hàng loạt các mặt hàng may mặc, cùng với các mục tiêu thúc đẩy việc tái sử dụng, sửa chữa và tiêu dùng bền vững đối với hàng may mặc.

Theo các nguồn tin, Bộ Môi trường Nhật Bản sẽ nỗ lực đảm bảo ngân sách trong năm tài chính 2023 có thể đáp ứng việc thúc đẩy thị trường công nghệ tái chế, có khả năng hạn chế phát thải CO2 một cách hiệu quả nhất có thể.