Năm 2022, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã: VNM) đã chi khoảng 23,19 tỷ đồng tiền thù lao của Hội đồng quản trị. Trong đó, bà Mai Kiều Liên, Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng giám đốc nhận mức thù lao hơn 2 tỷ đồng cho vị trí thành viên HĐQT
Theo đó, bà Mai Kiều Liên, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc nhận mức thù lao hơn 2 tỷ đồng cho vị trí thành viên HĐQT, giảm 51 triệu so với năm 2021. Ngoài ra, bà Liên còn nhận lương 366 triệu đồng/tháng cho vị trí Tổng giám đốc. Tổng cộng, trong năm 2022, Vinamilk trả cho bà Liên gần 6,5 tỷ đồng tiền thù lao HĐQT và lương Tổng giám đốc, tương đương mỗi tháng bà nhận hơn 538 triệu đồng.
Cùng với đó, Bà Lê Thị Băng Tâm đã thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT từ 26/4/2022 được nhận thù lao hơn 1,8 tỷ đồng, tương đương với mức khoảng 459 triệu đồng/tháng, cao hơn năm 2021 với trung bình 304 triệu đồng/tháng. Chủ tịch HĐQT mới là ông Nguyễn Hạnh Phúc nhận mức thù lao 1,72 tỷ đồng, trung bình thù lao 1 tháng khoảng 215 tỷ đồng.
Một cá nhân khác, ông Lê Thành Liêm là thành viên HĐQT kiêm Giám đốc Điều hành - Tài chính của Vinamilk. Ông được nhận thù lao cho vị trí thành viên HĐQT là 931 triệu đồng trong năm 2022 và nhận lương cho vị trí Giám đốc Điều hành - Tài chính.
Tiền lương trung bình một tháng cho 1 người của các giám đốc điều hành là 167 triệu đồng/tháng.
Hai thành viên HĐQT nhận mức thù lao cao nhất năm vừa rồi là ông Michael Chye Hin Fah và ông Alain Xavier Cany với 2,6 tỷ đồng. Các thành viên còn lại nhận từ 1,7 tỷ đồng đến 2,4 tỷ đồng.
Bà Mai Kiều Liên, Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Vinamilk nhận lương thưởng gần 6,5 tỷ đồng/năm. Ảnh: Vinamilk
Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý IV/2022 với doanh thu thuần đạt 15.069 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, giá vốn bán hàng tăng nhẹ 1,4% so với cùng kỳ lên 9.223 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp của công ty giảm hơn 13%, xuống 5.846 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 42,5% xuống 38,8%.
Trong kỳ, doanh thu tài chính của Vinamilk đạt 379 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên chi phí tài chính cũng tăng gấp 2,3 lần lên 207 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm 13,8% xuống 3.335 tỷ đồng, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 7,7% lên 449 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận sau thuế quý 4 của Vinamilk giảm 16% so với cùng kỳ, đạt 1.869 tỷ đồng, mức thấp nhất trong 5 năm gần đây.
Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần của Vinamilk đạt 59.956 tỷ đồng, giảm 2% so với năm 2021. Trong đó, doanh thu trong nước chiếm đa số với 50.704 tỷ đồng và doanh thu nước ngoài là 9.252 tỷ đồng. Năm qua, chi phí bán hàng tăng
Trong năm 2022, chi phí tài chính của doanh nghiệp đã tăng gấp 3 lần lên 618 tỷ đồng, chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá và tăng chi phí lãi vay.
Lũy kế cả năm, lợi nhuận sau thuế của Vinamilk đạt gần 8.578 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ. Đây cũng là lần đầu tiên lợi nhuận sau thuế của Vinamilk xuống dưới mốc 10.000 tỷ đồng kể từ năm 2017 và là mức thấp nhất trong 7 năm trở lại đây.
Năm 2022, Vinamilk đặt kế hoạch đạt tổng doanh thu 64.070 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 9.770 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022, VNM đã hoàn thành 94% mục tiêu tổng doanh thu và 88% kế hoạch lợi nhuận.
Tính đến cuối năm 2022, Vinamilk có tổng tài sản đạt 48.843 tỷ đồng, giảm hơn 9% so với đầu năm, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm gần 65%. Tính đến 31/12, lượng tiền mặt, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty đang là 19.714 tỷ đồng, giảm 16% so với đầu năm. Tuy nhiên, nợ vay ngắn hạn của công ty tính đến cuối năm đã giảm gần một nửa, còn 4.867 tỷ đồng và nợ vay dài hạn cũng giảm hơn 9.600 tỷ đồng, xuống 66.029 tỷ đồng.
Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV năm 2025. Trong đó, dự thảo Luật có nhiều nội dung đáng chú ý như: Đề xuất nâng định lượng là tiền đối với các tội danh có định lượng là tiền làm căn cứ định tội, định khung; mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội.
Ngày 30/4, trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những địa danh từng là chiến trường xưa như Dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, rừng Sác, Bến Nhà Rồng... lại trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Những chuyến hành trình không chỉ để tham quan, mà còn để lắng nghe đất kể chuyện - những câu chuyện về quá khứ hào hùng, về những con người đã làm nên lịch sử.
Thủ đô Hà Nội dịp lễ 30/4 – 1/5 có rất nhiều địa điểm check-in thu hút giới trẻ và du khách thập phương. Bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm và các điểm tham quan, những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc của là lựa chọn của đông đảo du khách.
Ngày 28/4, mở rộng điều tra vụ án sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả với quy mô lớn tại TP Hà Nội và các tỉnh lân cận, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét chỗ ở đối với 4 đối tượng về các tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Đưa hối lộ” và “Môi giới hối lộ”.
Chào đón đại lễ 30/4-1/5, từ trung tuần tháng 4, nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm đã tăng cường khuyến mại, thu hút người dân đến mua sắm; nhiều chương trình kích cầu đang được triển khai giảm giá từ 10%, 30% đến giảm 50%...
Trong giai đoạn 2021-2024, tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta là 109,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Riêng năm 2024, tỷ số này là 110,7 trẻ trai/100 trẻ gái. Thậm chí, có địa phương ghi nhận tỷ số này ở mức gần 120 trẻ trai/100 trẻ gái.
Tại cơ quan công an, bước đầu, đối tượng Phạm Vũ Khiêm, Giám đốc Công ty TNHH công nghệ Herbitech khai nhận đã sửa khoản chỉ tiêu đạt công bố sản phẩm, cụ thể là sửa nội dung không đạt thành đạt để đưa ra thị trường.
Hai sản phẩm "Ăn ngon Baby Shark" và "sản phẩm Medi Kid Calcium K2", do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, có địa chỉ tại khối 8, xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, sản xuất.
Trong quý I/2025, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM đã kiểm tra bảy vụ, tạm giữ hơn 2.600 hộp sữa các loại và 40 kg bột sữa, tổng trị giá hơn 188 triệu đồng, xử phạt trên 165 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.
Dự kiến, HĐND, UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo người dân không sử dụng 72 sản phẩm sữa của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood, đang được tiếp tục điều tra.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Để bảo đảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo yêu cầu, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã tổ chức Hội nghị vào ngày 23/4/2025 và thống nhất điều chỉnh số lượng là 16 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố sau sắp xếp.
Bộ Công an vừa công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án liên quan đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Ngày 22/4, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sau khi ghi nhận nhiều phản ánh từ hành khách về tình trạng chậm và hủy chuyến bay hàng loạt trong những ngày qua.
Ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?