NHNN chỉ đạo ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay
Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Theo báo cáo lãi suất của các ngân hàng thương mại, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm khoảng 0,96%/năm so với cuối năm 2023.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông cáo về một số kết quả trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2024.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2024, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm và không đều, lạm phát các nước hạ nhiệt rõ hơn sau thời gian thắt chặt tiền tệ và giá dầu giảm, các Ngân hàng Trung ương hạ lãi suất, thị trường hàng hóa, tiền tệ biến động mạnh do tính bất định của kinh tế toàn cầu. Kinh tế trong nước tăng trưởng tích cực, lạm phát được kiểm soát phù hợp với mục tiêu đề ra. So với các nước trên thế giới, Việt Nam là điểm sáng về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thu hút vốn FDI.
Tuy nhiên, Việt Nam có độ mở lớn nên gặp nhiều khó khăn, thách thức khi kinh tế thế giới phục hồi chưa bền vững, rủi ro lạm phát vẫn hiện hữu, khả năng chống chịu còn hạn chế, vừa phải thích ứng với tình hình bên ngoài, vừa phải giải quyết các vấn đề nội tại, hậu quả từ những năm trước để lại ( đại dịch Covid-19; năm 2023 nền kinh tế có nhiều khó khăn do tác động của kinh tế thế giới), thiên tai, bão lũ, đặc biệt là cơn bão số 3 vừa qua…là những thách thức lớn đặt ra cho điều hành kinh tế vĩ mô.
Trước những thách thức và cơ hội đó, trên cơ sở những kết quả đạt được và những bài học kinh nghiệm của năm 2023, bám sát các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chủ động bám sát diễn biến kinh tế thế giới và trong nước để triển khai đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD).
Thứ nhất, NHNN đã điều hành CSTT đã góp phần ổn định được kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng (TCTD), giữ ổn định được thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Thứ hai, trong điều hành lãi suất, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn neo ở mức cao, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện để hỗ trợ nền kinh tế; tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, đồng thời yêu cầu các TCTD thực hiện báo cáo và công bố công khai mức lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân trên trang thông tin điện tử của TCTD. Theo báo cáo lãi suất của các NHTM, đến nay, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm khoảng 0,96%/năm so với cuối năm 2023.
Thứ ba, NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, góp phần hấp thu các cú sốc bên ngoài; đồng thời, phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT. Nhờ đó, thị trường ngoại tệ duy trì ổn định, thanh khoản ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ; tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm, phù hợp với điều kiện thị trường.
Thứ tư, trong điều hành tín dụng: Để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, ngày 31/12/2023, NHNN đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các TCTD và thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng. Trong năm 2024, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều hành tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời, đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, NHNN đã chủ động thực hiện 02 lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD vào ngày 28/8/2024 và ngày 28/11/2024 theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch trong điều kiện lạm phát được kiểm soát tốt dưới mức mục tiêu và để kịp thời đáp ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, NHNN yêu cầu các TCTD: thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo về hoạt động tiền tệ, tín dụng, các quy định về cấp tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo đảm an toàn hệ thống và ổn định thị trường tiền tệ; tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, lành mạnh, hạn chế nợ xấu gia tăng và phát sinh, đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực là động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục duy trì ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi và nỗ lực hơn nữa để giảm mặt bằng lãi suất cho vay thông qua tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Với các giải pháp đồng bộ của NHNN, tính đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023. Tín dụng tập trung vào các sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng như: Chương trình 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư; Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản…Đặc biệt ngành Ngân hàng đã khẩn trương, kịp thời thực hiện các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Thứ năm, trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các giải pháp đồng bộ của NHNN và sự phối hợp của các Bộ ngành liên quan, đến nay, mục tiêu cơ bản ban đầu là xử lý và kiểm soát chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá vàng thế giới trong biên độ phù hợp đã đạt được.
Thứ sáu, sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD tiếp tục được giữ vững, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền được bảo đảm. Nợ xấu được tập trung xử lý và kiểm soát trong bối cảnh nền kinh tế và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Thứ bảy, khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) và hoạt động ngân hàng số tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, tạo sự đồng bộ và điều kiện thuận lợi cho phát triển TTKDTM, thúc đẩy hoạt động ngân hàng số, ứng dụng công nghệ mới và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chúng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng trên môi trường mạng. Nhờ dó, hoạt động TTKDTM và chuyển đổi số ngân hàng tiếp tục đạt kết quả tích cực.
Thứ tám, hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng tiếp tục được chú trọng hoàn thiện, vừa bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn vừa bám sát yêu cầu thực tiễn, đáp ứng kịp với xu thế và chuẩn mực, thông lệ quốc tế. NHNN đã và đang tiến hành xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Các TCTD 2024 để đảm bảo thực hiện đồng bộ với các quy định của Luật Các TCTD 2024.
Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Mở cửa phiên giao dịch 11/4, giá vàng 9999 của SJC tăng 2,8 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch hôm qua, lên mức 103,4-106,4 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng đến hết tháng 12/2024 lần đầu tiên lập kỷ lục đạt 7,065 triệu tỷ đồng, tăng 8,15% so với thời điểm cuối năm 2023, theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước công bố.
Trong phiên giao dịch ngày 10-4, thị trường chứng khoán ghi nhận mức tăng lịch sử với khoảng 98% cổ phiếu trên cả hai sàn tăng giá, trong đó 519 mã tăng kịch trần – con số cao kỷ lục từ trước đến nay.
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã có quyết định về việc hủy niêm yết đối với cổ phiếu AGM của Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang.
Sáng ngày 10/4, giá vàng trong nước tăng mạnh, lập đỉnh mới với mốc 103,4 triệu đồng/lượng, vàng SJC hướng đến mốc kỷ lục 104 triệu đồng/lượng
Thông tin từ Công ty Cổ phần Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (mã HQC), Chủ tịch HĐQT Trương Anh Tuấn vừa đăng ký mua vào 23 triệu cổ phiếu HQC nhằm nâng cao tỉ lệ sở hữu. Lượng cổ phiếu này tương ứng gần 4% KLCP đang lưu hành của doanh nghiệp.
Ngày 10/4, thị trường tài chính trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã phục hồi mạnh mẽ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đối với hàng loạt quốc gia, ngoại trừ Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm thời hoãn áp thuế nhập khẩu cao đối với hầu hết các nước đối tác thương mại của Mỹ trong 90 ngày, nhưng tăng thuế đối ứng với Trung Quốc lên 125%.
Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,5% trong năm 2026, sau khi tăng mạnh ở mức 7,1% vào năm ngoái. Mặc dù duy trì triển vọng tích cực cho Việt Nam trong năm nay và năm sau, nhưng ADB cũng nhấn mạnh những rủi ro đối với tăng trưởng khi các dự báo này được tính toán trước khi Hoa Kỳ công bố các biện pháp thuế quan.
VN-Index chốt phiên giảm hơn 38 điểm, về dưới 1.100 điểm. Thanh khoản sàn HoSE tiếp tục ở mức cao, trên 32.400 tỷ đồng với 351 mã giảm điểm, chỉ 133 mã tăng giá.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào thứ Ba (8/4) theo giờ thế giới, khi đợt phục hồi chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và sự lo lắng của nhà đầu tư quay trở lại trước thời hạn áp thuế tiếp theo của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Kết phiên giao dịch chiều ngày 8/4, VN-Index tiếp tục giảm mạnh, mất 77,88 điểm, tương đương 6,43% và đóng cửa ở mức 1.132,79 điểm. Theo chuyên gia khuyến nghị, nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp diễn đà lao dốc trong các phiên tới. Ở thời điểm hiện tại nhà đầu tư không nên vội vàng bắt đáy
Thị trường chứng khoán châu Á đã phục hồi sau khi chạm đáy 1,5 năm, trong khi hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng cho thấy xu hướng tăng trong phiên ngày thứ Ba.
Sau kỳ nghỉ lễ, thị trường vàng mở cửa với sắc đỏ bao trùm khi các doanh nghiệp lớn đồng loạt điều chỉnh mạnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn, có nơi hạ tới 600.000 đồng mỗi lượng.
Ngày 8/4, VN-Index vừa mở cửa đã 'bốc hơi' hơn 60 điểm, xuống còn 1.148 điểm, với hơn 400 mã giảm giá, trong đó có hơn 110 mã nằm sàn (chiếm hơn 25%) và chỉ có 25 mã tăng giá.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra đề xuất áp thuế “0% đổi 0%” với Mỹ.
Trong tuần 31/3-4/4, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng hơn 14.000 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn giấy tờ có giá đáo hạn.
Trong nước, dù cũng biến động mạnh theo thị trường quốc tế, nhưng kim loại quý ghi nhận mức giảm tương đối hạn chế, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đang phổ biến ở mức 97,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 100,1 triệu đồng/lượng. Với những diễn biến tiêu cực của thị trường kim loại quý những phiên cuối tuần, các chuyên gia đã trở nên bi quan hơn với triển vọng của nó trong tuần này.
Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt lao dốc trong phiên giao dịch sáng 7/4, nhiều chỉ số tại các thị trường lớn đã chạm mức thấp nhất nhiều năm.
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?