Trong danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ, theo yêu cầu của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/7/2024 mới được Kienlongbank công bố ông Đỗ Anh Tuấn không có tên trong danh sách này.
Đại gia Đỗ Anh Tuấn rời Kienlongbank
Mới đây, Ngân hàng Kiên Long (KienlongBank, KLB) công bố danh sách cổ đông nắm trên 1%.
Theo đó, trong danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ, theo yêu cầu của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/7/2024, ông Đỗ Anh Tuấn không có tên trong danh sách này.
Theo công bố, hiện có 16 cá nhân và 5 doanh nghiệp sở hữu trên 1% vốn tại ngân hàng này, không tính cổ phiếu quỹ. Trong số 16 cá nhân, bà Trần Thị Thu Hằng giữ 4,72% vốn, là người duy nhất đang giữ vị trí trong Hội đồng quản trị và ban điều hành nhà băng. Trước đó, bà Hằng từng là Chủ tịch KienlongBank từ tháng 5/2021 đến ngày 8/7/2024. Bà cũng đang là cổ đông lớn của Chứng khoán SmartMind, trước đây là Chứng khoán KS, doanh nghiệp có liên quan đến Sunshine Group.
15 cá nhân còn lại sở hữu trên 1% vốn Kienlongbank gồm nhiều người từng có vai trò tại ngân hàng và có liên hệ với ông Võ Đức Thắng như ông Nguyễn Huy Văn nắm giữ 4,76 cổ phần, cổ đông Phạm Trần Duy Hiền nắm giữ 4,73% cổ phần, cổ đông Nguyễn Thụy Quỳnh Hương nắm giữ 4,42% cổ phần hay ông Võ Quốc Lợi (con trai "bầu" Thắng) nắm giữ 4,69% cổ phần. Với sự xuất hiện của Tập đoàn Sunshine và dàn nhân sự mới, những người liên quan tới "bầu" Thắng hiện không còn giữ vị trí lãnh đạo tại Kienlongbank.
Bên cạnh đó, còn có 5 doanh nghiệp sở hữu khoảng 10% vốn nhà băng này. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Đồng Tâm nắm 1,82%, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Long An có chung người đại diện pháp luật với văn phòng đại diện của Đồng Tâm sở hữu 2,41% vốn ngân hàng…
Công ty cổ phần Vinamico Khánh Hòa (có chung người đại diện pháp luật với Công ty cổ phần Sunshine Tây Hồ, Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Sunrise Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư Empire MP...) nắm giữ 2,43% vốn Kienlongbank...
Chủ tịch Tập đoàn Sunshine Đỗ Anh Tuấn không còn là cổ đông lớn của KienLongBank
Trước đó, tại báo cáo quản trị năm 2022 của KLB, ông Đỗ Anh Tuấn nắm giữ hơn 17,9 triệu cổ phiếu KLB, tương đương tỷ lệ 4,92% cổ phần của nhà băng này.
Ông Đỗ Anh Tuấn nộp đơn từ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Kienlongbank từ ngày 6/3 với lý do cá nhân.
Ông Đỗ Anh Tuấn sinh năm 1975 (48 tuổi) là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunshine, doanh nghiệp phát triển nhiều dự án bất động sản lớn ở khu vực phía Bắc. Tháng 9/2021, ông Tuấn nhậm chức Phó Tổng Giám đốc Kienlongbank. Ông Tuấn sở hữu 3,8% cổ phần Kienlongbank.
Dù không còn là cổ đông lớn tại KLB, ông Đỗ Anh Tuấn vẫn đang là cổ đông lớn nhất tại Công ty cổ phần phát triển Sunshine Homes (SSH), CTCP Tập đoàn Sunshine và CTCP Tập đoàn Xây dựng SCG. Tại SSH, ông Tuấn giữ vị trí Chủ tịch và nắm giữ 65% cổ phần. Tính theo giá thị trường, khối tài sản của ông Tuấn tại doanh nghiệp này có giá trị hơn 16.526 tỷ đồng.
Tại CTCP Tập đoàn Sunshine, ông Tuấn cũng đang giữ vị trí Chủ tịch và nắm giữ hơn 162,7 triệu cổ phiếu tương đương tỷ lệ 54,24% cổ phần. Tính theo giá thị trường, khối tài sản của đại gia người Thanh Hóa tại doanh nghiệp này có giá trị hơn 6.622 tỷ đồng. Tại SCG, dù không còn giữ vị trí lãnh đạo, doanh nhân sinh năm 1975 cũng đang nắm giữ hơn 19,5 triệu cổ phiếu với giá trị khoảng 1.266 tỷ đồng.
Kienlongbank làm ăn ra sao?
Về kết quả hoạt động kinh doanh quý II/2024 của KLB với thu nhập lãi thuần tăng gấp đôi cùng kỳ lên 919 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 28% so với cùng kỳ lên gần 121 tỷ đồng. Hoạt động khác cũng mang về cho KienlongBank khoản lợi nhuận tăng 1,7 lần lên gần 49 tỷ đồng.
Nhờ đà tăng mạnh của thu nhập lãi thuần, dù chi phí hoạt động tăng 35% so với cùng kỳ lên gần 504 tỷ đồng, KienlongBank vẫn thu về khoản lãi thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 2,8 lần lên 582 tỷ đồng.
Dù chi phí dự phòng rủi ro tăng lên 244,3 tỷ đồng, KienlongBank vẫn báo lãi sau thuế 269 tỷ đồng, tăng gần 1,7 lần cùng kỳ lên 269 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, KienlongBank báo lãi trước thuế gần 552 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 440 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ.
Năm 2024, KienlongBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 800 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý II/2024, ngân hàng đã hoàn thành 69% chỉ tiêu đặt ra.
Tại thời điểm ngày 30/6/2024, tổng tài sản của KienlongBank ở mức 91.668 tỷ đồng, tăng nhẹ 5,4% so với cuối năm trước. Trong đó, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước là 2.843 tỷ đồng. Cho vay khách hàng đạt 56.973 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2023.
Phía bên kia bảng cân đối, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác của KienlongBank tăng 14,6% lên 20.766 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng cũng tăng nhẹ 2,6% lên 58.386 tỷ đồng.
Cuối tháng 6/2024, KienlongBank có tổng cộng 3.782 cán bộ nhân viên, tăng 171 người so với cuối năm 2023 với tổng thu nhập bình quân của nhân viên là 24 triệu đồng/người/tháng.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội vừa công bố danh sách 33.330 đơn vị chậm đóng bảo hiểm của người lao động từ 1 tháng trở lên, số liệu nợ được tính đến hết ngày 31/3/2025 theo C12-TS lấy ngày 10/4/2025.
Nhóm quỹ thuộc Dragon Capital đã mua vào 1,8 triệu cổ phiếu DXG trong phiên 11/04/2025, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 11,92% lên 12,13%, tương đương gần 106 triệu cổ phiếu.
Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR – HOSE) đã phát hành 34.095.000 cổ phiếu với mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu nhằm hoán đổi nợ, nằm trong lộ trình tái cấu trúc tài chính và mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với khối nhà đầu tư nước ngoài.
Novaland vừa mới bổ sung thêm tờ trình phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2025 vào tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay.
Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG : HoSE) đã hoàn tất thủ tục giải thể chi nhánh DIC Vĩnh Phúc, có trụ sở đặt tại Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024, ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 3.294 tỷ đồng, giảm 19,78% so với năm trước. Trong bối cảnh doanh thu sụt giảm mạnh, công ty tiếp tục lỗ 873 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 6.364 tỷ đồng.
CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025. Theo giải trình, Công ty cho biết lợi nhuận tăng đến từ mức tăng doanh thu của mảng cho vay, ứng trước và thu nhập từ các khoản đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn. Mặt khác, tổng chi phí giảm so với cùng kỳ.
Ngày 15/4, Hermès đã vượt qua LVMH để trở thành công ty xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Âu, sau khi nhà đầu tư “quay lưng” với LVMH do kết quả kinh doanh quý I/2025 gây thất vọng.
Lợi nhuận trước thuế (LNTT) quý I/2025 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ghi nhận 1.310 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với quý 4/2024 và 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để nhận 20% cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu là ngày 25/4.
Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) vừa bổ sung tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 25/4 tới đây, trong đó có danh sách 2 ứng viên cho vị trí thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2022 - 2026.
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã chứng khoán HAG) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I, với kết quả kinh doanh tiếp tục khả quan và cải thiện mạnh bảng cân đối kế toán.
Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên 2025 (dự kiến diễn ra ngày 24/4) vừa được công bố, BVBank (UPCoM: mã chứng khoán BVB) đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng mạnh và niêm yết trong năm 2025.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: mã chứng khoán KHG) đề xuất mục tiêu năm 2025 đạt doanh thu thuần 357 tỷ đồng và lãi sau thuế 65 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 19% so với thực hiện 2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?