Năm 2020, Johnson & Johnson thông báo dừng bán phấn rôm được sản xuất từ bột talc tại Mỹ và Canada khi nhu cầu giảm sau thông tin sai lệch về sự an toàn của sản phẩm này, trong lúc đối mặt với nhiều đơn kiện.

Có 38.000 đơn kiện từ khách hàng nhằm vào Johnson & Johnson, với cáo buộc các sản phẩm phấn rôm từ bột talc gây ung thư do có chứa asbesto, một tác nhân gây ung thư.

Johnson & Johnson đã bác bỏ các cáo buộc, nói rằng các thử nghiệm khoa học trong nhiều thập niên và sự phê chuẩn của các nhà chức trách cho thấy talc an toàn và không chứa asbesto.

Johnson&Johnson dừng bán phấn rôm của trẻ em từ bột talc trên toàn cầu. Ảnh: Getty Images
Johnson&Johnson dừng bán phấn rôm của trẻ em từ bột talc trên toàn cầu. Ảnh: Getty Images

Trước đó, vào tháng 12/2019, Johnson & Johnson cho biết xét nghiệm không tìm thấy amiăng trong sản phẩm trên sau khi xét nghiệm của Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phát hiện có chất này. Xét nghiệm của FDA khiến hãng phải thu hồi 1 lô Baby Powder vào tháng 10/2019.

Năm 2018, một tòa án Mỹ ra phán quyết buộc Johnson & Johnson bồi thường 4,7 tỉ USD cho 22 phụ nữ vì sản phẩm của bột talc của hãng khiến họ bị ung thư buồng trứng. Hãng tuyên bố sẽ kháng cáo.

Trong tự nhiên, có một số loại talc chứa Amiang mà theo Cơ quan nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thuộc danh mục chất gây ung thư. Amiang được sử dụng từ hơn 2.000 năm trước ở La Mã và Hy lạp cổ đại. Dù từ đó đến nay, đã biết chất này rất độc, gây nhiều bệnh và làm nhiều người chết khi còn rất trẻ ở các quốc gia Âu, Mỹ, nhưng những đặc tính quý giá của nó trong kỹ thuật đã làm người ta “nhắm mắt” trước những tác hại chết người. Amiang gây ung thư phổi, thanh quản, buồng trứng, TBM (loại tế bào cấu trúc các màng che phủ thành ngực, bụng và các tạng ở ngực, bụng), chưa kể bệnh bụi phổi Amiang (xơ hóa phổi) ở những người khai thác, sản xuất...