Vietnam Airlines báo lãi hơn 3.400 tỷ đồng quý I/2025, vốn chủ sở hữu vẫn âm
Doanh nghiệpTính đến cuối quý I/2025, Vietnam Airlines (HVN) còn khoản lỗ lũy kế hơn 30.200 tỷ đồng.
Tỷ phú Jack Ma tiếp tục mất quyền kiểm soát Hundsun Technologies, nhà cung cấp phần mềm tài chính niêm yết tại Thượng Hải, chỉ một ngày sau khi chủ sở hữu Ant Group đại tu cơ cấu cổ phần và làm giảm quyền biểu quyết của nhà sáng lập tỉ phú.
![]() |
Jack Ma tiếp tục mất quyền kiểm soát tại Hundsun Technologies |
Theo SCMP, tỷ phú Jack Ma tiếp tục mất quyền kiểm soát Hundsun Technologies, nhà cung cấp phần mềm tài chính niêm yết tại Thượng Hải, chỉ một ngày sau khi chủ sở hữu Ant Group đại tu cơ cấu cổ phần và làm giảm quyền biểu quyết của nhà sáng lập tỉ phú, trong một động thái cần thiết để đưa đợt chào bán cổ phiếu (IPO) đầy mong đợi của công ty fintech lớn nhất Trung Quốc về đúng hướng.
Jack Ma, người gián tiếp nắm giữ 20,72% quyền biểu quyết tại Hundsun, sẽ không còn quyền kiểm soát công ty này nữa, theo hồ sơ giao dịch chứng khoán được công bố vào Chủ nhật.
Thông báo này được đưa ra ngay sau khi tỷ phú Jack Ma mất hầu hết quyền bỏ phiếu tại tập đoàn Ant Group. Nhà sáng lập Alibaba sẽ kết thúc hiệp ước hợp tác với chủ tịch Eric Jing, cựu CEO Simon Hu và cựu Phó chủ tịch Alibaba Jiang Fang trong việc sở hữu 53,46% quyền biểu quyết của công ty.
Đây là kế hoạch mà Ant đã ấp ủ từ năm 2021 nhằm tái cấu trúc và tiếp tục tách mình khỏi công ty mẹ Alibaba, sau đợt chào bán lần đầu ra công chúng của gã khổng lồ công nghệ tài chính vào năm 2020 đột ngột bị đình chỉ. Ông lớn fintech Trung Quốc còn dự định bổ sung giám đốc độc lập thứ năm để các giám đốc độc lập sẽ chiếm đa số trong hội đồng quản trị của công ty.
“Sẽ không có cổ đông nào, dù là cá nhân hay hợp tác với các tổ chức khác, có quyền kiểm soát Ant Group hoàn toàn”, tập đoàn khẳng định.
Mất quyền lực ở tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc Jack Ma sẽ mất thêm quyền kiểm soát ở Hundsun, công ty mà Ant Group hiện nắm phần lớn cổ phần chi phối, SCMP nhận định.
“Vì không có cổ đông hay bất kỳ cá nhân nào có quyền kiểm soát Ant Group. Vì vậy người kiểm soát Hundsun Technologies cũng sẽ không còn là của tỉ phú Jack Ma nữa”, theo tuyên bố của Hundsun.
Hundsun Technologies, được thành lập tại Hàng Châu vào năm 1995 với tư cách là nhà cung cấp thông tin tài chính. Hundsun đã tạo ra một trong những phần mềm giao dịch phổ biến nhất của Trung Quốc dành cho các công ty quản lý quỹ và chứng khoán. Công ty ra mắt công chúng tại Thượng Hải vào năm 2003 và có vốn hóa thị trường là 80,2 tỉ nhân dân tệ (11,7 tỉ USD) tính đến thứ Sáu.
Vào năm 2014, cùng năm mà Ant Group được thành lập, Jack Ma đã mua lại cổ phần nhằm thâu tóm Hundsun Technologies, thông qua một công ty mà ông sở hữu 99% cổ phần. Một thỏa thuận giá 3,3 tỉ nhân dân tệ đã đã mang lại cho Ma 20,62% cổ phần của Hundsun Technologies. Được biết, thương vụ này đã vướng phải cuộc điều tra chống độc quyền kéo dài 4 tháng của Bộ Thương mại Trung Quốc.
Những cổ phần vốn chủ sở hữu đó đã được chuyển cho Ant một năm sau đó, mang lại cho công ty non trẻ sức mạnh tổng hợp cần thiết để nhanh chóng mở rộng trong lĩnh vực công nghệ tài chính của Trung Quốc, với việc Jack Ma vẫn nắm quyền phủ quyết với nhà cung cấp phần mềm.
Vào cuối năm 2014, Ant và Hundsun, cùng với các đơn vị thuộc sở hữu nhà nước của Tập đoàn Bảo lãnh và Đầu tư Quốc gia Trung Quốc, tuyên bố họ sẽ cùng nhau thành lập Công ty Dịch vụ Thông tin Tài chính Zhejiang Santan – một công ty được coi là đối thủ trực tiếp của Lufax Holding, một công ty quản lý thị trường liên kết với Tập đoàn Ping An.
Tuy nhiên, cũng như các công ty lớn khác trong ngành, hoạt động kinh doanh của Hundsun gần đây đã bị suy yếu bởi những khó khăn kinh tế và áp lực pháp lý.
Công ty đã báo cáo thu nhập giảm 98,3% xuống còn 11,5 triệu nhân dân tệ trong ba quý đầu năm 2022, trong khi Ant Funds Sales, chi nhánh phân phối hỗ trợ của Ant Group, ghi nhận lợi nhuận ròng giảm 74,5% trong năm.
Mới đây, Công ty dịch vụ tài chính Ant Group ngày 7/1/2023 cho biết nhà sáng lập Jack Ma sẽ không còn kiểm soát “gã khổng lồ” công nghệ tài chính (fintech) Trung Quốc này nữa.
Ant Group đang phải tìm lối đi trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh mạnh tay chấn chỉnh các quy định trong lĩnh vực công nghệ, khiến màn ra mắt thị trường chứng khoán quy mô lớn của công ty này bị đổ bể hai năm trước.
Đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của Ant, được định giá 37 tỷ USD, lẽ ra là vụ IPO lớn nhất thế giới, đã bị hủy vào phút cuối trong năm 2020.
Sự việc này khiến Ant phải tái cấu trúc và có đồn đoán rằng tỷ phú Jack Ma sẽ phải nhường quyền kiểm soát.
Mặc dù một số nhà phân tích cho rằng việc từ bỏ quyền kiểm soát có thể dọn đường cho công ty hồi sinh IPO, tuy nhiên sự thay đổi này có thể dẫn đến sự chậm trễ hơn nữa do các quy định về niêm yết.
Thị trường cổ phiếu hạng A của Trung Quốc yêu cầu các công ty phải đợi ba năm sau khi thay đổi quyền kiểm soát mới được niêm yết.
Trong khi đó, thời gian chờ đợi tại thị trường Thượng Hải là hai năm và thị trường Hong Kong là một năm.
Theo bản cáo bạch IPO của Ant nộp cho các sàn giao dịch vào năm 2020, tỷ phú Jack Ma chỉ sở hữu 10% cổ phần trong Ant, một đơn vị thuộc “gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba Group Holding, nhưng ông nắm quyền quyền kiểm soát công ty này thông qua các tổ chức liên quan.
Bản cáo bạch cho thấy Hangzhou Yunbo, một phương tiện đầu tư của Jack Ma, có quyền kiểm soát hai thực thể khác sở hữu tổng cộng 50,5% cổ phần của Ant.
Theo tính toán của Reuters, trước đây Jack Ma có 50% quyền biểu quyết tại Ant nhưng những thay đổi trên sẽ có nghĩa là cổ phần của ông giảm xuống còn 6,2%. Ngoài ra, lợi ích kinh tế của các cổ đông trong Ant sẽ không thay đổi vì các điều chỉnh này.
Ant cũng sẽ bổ sung giám đốc độc lập thứ năm vào hội đồng quản trị để các giám đốc độc lập sẽ chiếm đa số trong hội đồng quản trị của công ty. Ant hiện có tám giám đốc trong hội đồng quản trị.
Với động thái này, sẽ không còn tình trạng một cổ đông trực tiếp hoặc gián tiếp có quyền kiểm soát duy nhất hoặc chung đối với Ant Group.
Andrew Collier, giám đốc điều hành của Orient Capital Research, cho biết việc Jack Ma rời Ant Financial, công ty do ông thành lập, cho thấy quyết tâm của giới lãnh đạo Trung Quốc trong việc giảm bớt ảnh hưởng của các nhà đầu tư tư nhân lớn
Tính đến cuối quý I/2025, Vietnam Airlines (HVN) còn khoản lỗ lũy kế hơn 30.200 tỷ đồng.
Vinamilk báo lãi sau thuế 1.587 tỷ và lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ 1.568 tỷ; giảm lần lượt 28% và 29% so với quý I/2024. Theo thống kê đây là quý có lợi nhuận thấp nhất kể từ quý II/2015.
Sau khi mua vào 1 triệu cổ phiếu ngày 23/4, quỹ Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Yeah1.
Nhà Khang Điền mới chỉ hoàn thành 18,68% kế hoạch doanh thu và vỏn vẹn 11,9% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2025.
Ngân hàng VietinBank tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực sau 3 tháng hoạt động đầu năm với lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 5.499 tỷ đồng, cũng tăng gần 10%, tăng chi bình quân nhân viên lên hơn 45 triệu đồng/tháng.
Kết quả, Dược Hậu Giang lãi sau thuế 266 tỷ đồng, tăng 20% so với quý I/2024 và cao nhất kể từ quý II/2023.
Dù doanh thu tăng đáng kể so với nền thấp của quý 1/2024, DIC Corp vẫn phải báo lỗ sau thuế 45,44 tỷ đồng trong quý I/2025 do chi phí duy trì ở mức cao.
Kết thúc quý I/2025, Sabeco báo lãi sau thuế gần 800 tỷ đồng, giảm 22% so với mức lợi nhuận nghìn tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. So với các quý trước, doanh thu và lợi nhuận của Sabeco đã giảm về mức thấp nhất trong 3 năm, chỉ cao hơn quý III/2021 - giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 (doanh thu 4.282 tỷ đồng, lợi nhuận 472 tỷ đồng).
Theo đó, ngày 15/5/2025 sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông để Vinamilk chi trả cổ tức với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VNM sẽ nhận được 2.000 đồng.
Theo danh sách SCIC công bố có gồm 31 doanh nghiệp, trong đó 1 cái tên đã bán vốn thành công là Tổng công ty Thăng Long, trong đó vốn của SCIC là 105 tỷ, chiếm 25,1%.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã chứng khoán VAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 vào ngày 26/4, nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025, cùng một số nội dung quan trọng khác.
Chứng khoán FPT chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 500 đồng. Như vậy, với xấp xỉ 306 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Chứng khoán FPT sẽ phải chi tương ứng khoảng 153 tỷ đồng.
Quý I/2025, Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: mã chứng khoán VRE) báo lãi sau thuế 1.177 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ, hoàn thành 25% kế hoạch năm.
Chiều 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 nhằm thông qua kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 2025, chia cổ tức 2024 bằng tiền mặt 5%, thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ và bầu HĐQT, Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2025-2030.
Năm 2025, Nam Long đặt mục tiêu doanh thu thuần 6.794 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng, tăng 35% so với năm trước. Doanh số (presales) dự kiến đạt 14.645 tỷ đồng, gấp 2,8 lần năm 2024.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc CTCP Điện lực Gelex, đồng thời là Tổng giám đốc CTCP Chế tạo Điện cơ Hà Nội được đề cử làm thành viên HĐQT Eximbank.
Dự án có vốn đầu tư 6.076 tỷ đồng với diện tích sử dụng đất là 10 hecta và sẽ được thực hiện qua nhiều giai đoạn, với mục tiêu sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sữa, sữa chua và kem; sản xuất chế biến đồ uống không cồn; dịch vụ cho thuê kho bãi.
Đại hội cổ đông Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) thông qua kế hoạch huy động 3.470 tỷ đồng từ cổ phiếu riêng lẻ, đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ và lợi nhuận 360 tỷ năm 2025.
Đại hội đồng cổ đông Vietcombank 2025 đã thông qua kế hoạch phát hành 543 triệu cổ phiếu, bầu bổ sung nhân sự cấp cao và định hướng tăng trưởng xanh.
Ngày 27/4, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank - HoSE: LPB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 với sự tham gia của 187 cổ đông, đại diện cho hơn 2,77 tỷ cổ phiếu, tương ứng 92,86% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của ngân hàng. Trong đó số cổ đông tham gia trực tiếp là 95 cổ đông.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?