Vì sao cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng?

Nhà nghiên cứu Minh Đường trong sách Nghi lễ dân gian - Nghi lễ cúng gia tiên cho biết lễ giao thừa (lễ trừ tịch) là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán.

Đó là lễ dâng hương vào giây phút chuyển giao giữa giờ khắc cuối cùng của năm cũ và giờ khởi đầu của năm mới, với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Không chỉ vậy, cúng giao thừa còn là để rước ông bà tổ tiên của chúng ta về chơi lễ Tết, nhìn con cháu sum vầy vui vẻ bên gia đình.

Tục lệ cúng giao thừa ngoài trời

Người ta quan niệm rằng các vị Thiên binh khi đi thị sát dưới hạ giới. Thường rất vội nên không kịp vào tận bên trong nhà. Gia đình muốn bày lễ và cúng bái các vị thần linh phải đặt ở ngoài trời, cửa chính thì các vị thần mới chứng giám.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời cần chuẩn bị những lễ vật và thực hiện nghi lễ khác. So với mâm cúng trong nhà. Dưới đây là 1 số điều mà bạn cần lưu ý.

Theo phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa, giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà chuẩn bị chu đáo để đón người đến xông đất, mang tài lộc vào nhà. Tuy nhiên, phong tục mỗi miền về mâm cỗ cúng giao thừa vẫn có nét khác nhau.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời cần chuẩn bị những lễ vật và thực hiện nghi lễ khác. So với mâm cúng trong nhà.
Mâm cúng giao thừa ngoài trời cần chuẩn bị những lễ vật và thực hiện nghi lễ khác so với mâm cúng trong nhà. Ảnh minh họa

Lễ cúng giao thừa ngoài trời bao gồm những gì?

Các gia đình có thể chọn đồ lễ cúng giao thừa là đồ chay hoặc đồ mặn. Tuỳ tâm và điều kiện. Đối với mâm lễ cúng giao thừa đồ chay, bạn cần chuẩn bị:

Mâm cúng giao thừa đơn giản (chay)

  • Hoa
  • Tiền vàng mã
  • Đèn/nến
  • Trầu cau
  • Bánh kẹo
  • Hương (3 – 5 nén)
  • 1 chén rượu
  • 1 chén nước
  • Nước ngọt/bia đóng lon
  • Mũ giấy cánh chuồn
  • Sớ cúng quan Hành khiển
  • 1 đĩa xôi
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo

Đối với các gia đình chuẩn bị lễ vật cúng đồ mặn, hãy chuẩn bị những đồ dưới đây:

Mâm cúng ngoài trời đêm giao thừa

  • 1 con gà trống luộc

  • 1 chiếc bánh chưng (hoặc 1 đĩa xôi gấc)
  • 1 khoanh giò lụa
  • 1 đĩa hoa quả
  • Vàng mã
  • Trầu, cau
  • Đèn/nến
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 1 chén rượu
  • 1 chén nước
  • 1 mũ cánh chuồn
  • 1 lọ hoa tươi
  • 3 – 5 nén hương

Như vậy, lễ vật cơ bản không thể thiếu trong mâm cúng giao thừa. Bao gồm đèn/nến, nén hương, vàng mã, trầu/cau, hoa tươi, trái cây. Đối với trái cây, bạn cần chọn 5 loại quả khác nhau sao cho đảm bảo tươi, ngon và không bị dập, chín quá.

Hướng dẫn cách bày lễ cúng giao thừa ngoài trời

Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, gia đình cần bày lễ vật cúng Giao thừa lên mâm sao cho đúng với quy luật của nghi lễ cúng giao thừa. Hướng đặt của mâm lễ thường là hướng Nam hoặc hướng Đông. Theo quan niệm phong thuỷ, hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần còn hướng Đông tượng trưng cho thần tài.

Như vậy có nghĩa là khi chọn đúng hướng đặt mâm cúng giao thừa. Gia đình sẽ gọi mời những điều may mắn, tài lộc đến với mình trong năm mới.

Lễ vật mâm cúng giao thừa được đặt trên bàn trải vải trắng tươm tất

Cách bày mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời (chay)

Đối với bày mâm lễ chay hay mặn, trước hết chúng ta đều phải đặt bàn. Ở trước cửa chính, trải tấm vải sạch rồi đặt mâm lên.

Tuy nhiên, cách sắp xếp mâm lễ chay có phần khác biệt so với sắp mâm lễ mặn. Hãy thực hiện đặt lễ theo thứ tự xôi, bánh kẹo vào giữa mâm sau đó đặt tiền vàng, muối, gạo bên cạnh.

Trước mâm lễ là rượu trắng. Bên cánh trái là nước ngọt, bia. Bên cánh phải là đèn hoặc nến. Lọ hoa, mũ cánh chuồn và sớ khấn cũng đặt gọn về 1 bên.

Khi thực hiện nghi lễ, gia chủ thắp hương, chờ cho đến khi hương cháy. Thì đặt xuống mâm hoặc cắm vào ly gạo.

Cách bày mâm lễ cúng giao thừa cuối năm ngoài trời (mặn)

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cơm cúng Giao thừa Tết Quý Mão 2023
Hướng dẫn làm mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời.

Khi bày mâm lễ mặn ngoài trời, gia chủ cũng thực hiện tương tự. Tuy nhiên, trong quá trình sắp xếp lễ, gà sẽ được đặt vào giữa mâm. Miệng gà ngậm 1 bông hoa hồng đỏ sao cho hướng đầu ra ngoài vành mâm.

Bánh chưng phải được bóc phần lá, cởi dây và đặt cạnh đĩa gà. Có thể thay bánh chưng bằng xôi gấc tùy theo điều kiện của gia đình.

Tuỳ theo điều kiện mà gia đình chuẩn bị và sắp lễ phù hợp

Giò lụa cũng cần được lột bỏ vỏ và cắt thành khoanh, đặt bên cạnh bánh chưng. Sau đó, bạn tiếp tục đặt hoa quả phía sau bánh chưng, gà. Gạo, muối, đèn, nến đặt cạnh đĩa hoa quả (nên đựng trong đĩa hoặc chén nhỏ)

Trước mâm lễ, bạn cần đặt rượu, nước, vàng mã, trầu cau (vàng mã và trầu cau nên đặt trên vành mâm)

Phía sau mâm lễ là mũ cánh chuồn. Đừng quên đặt lọ hoa tươi bên cạnh mâm lễ cúng giao thừa nhé.

5. Những lưu ý khi bày lễ cúng giao thừa ngoài trời

Trước khi thực hiện lễ cúng Giao thừa ngoài trời, gia đình cần xem thời gian khấn sang canh tốt. Thông thường, từ 23 giờ đêm ngày 30/31 tháng 12 Âm lịch. Cho đến 1 giờ sáng ngày mồng 1 Tết là khung giờ thuận lợi. Gia đình cũng có thể cúng ngay vào 0 giờ đêm giao thừa vì đây là giờ tốt nhất theo quan niệm người Việt.

Thứ tự cúng giao thừa là cúng ngoài trời trước rồi cúng gia tiên trong nhà sau. Khi cúng, cần đọc bài khấn văn xin phép các quan Hành khiển. Bạn nên tìm hiểu những bài cúng chuẩn để thực hiện khấn chính xác, tránh cúng nôm na hoặc nghe theo lời mách bảo của những người thiếu kinh nghiệm.

Mâm cúng đồ mặn đơn giản cho lễ cúng giao thừa

Nói đến lễ vật, gia đình có thể chọn cúng chay hay cúng mặn tuỳ theo điều kiện và khả năng tài chính. Tuy nhiên, khi đã chọn cúng lễ vật gì thì phải đầy đủ, tươm tất. Đồ lễ cúng dâng lên thần linh phải tươi ngon, sạch sẽ và không được nêm nếm trước. Chuẩn bị lễ cẩu thả, sơ sài thể hiện sự thiếu tôn trọng thần linh, khiến bạn dễ dàng gặp những điều xui xẻo trong cuộc sống.

Trước khi cúng, gia chủ cần chọn trang phục chỉnh tề, gọn gàng. Không mang quần áo hở hang, luộm thuộm, xộc xệch. Khi khấn có thể phát ra tiếng nhưng không nên nói quá to hoặc quá nhỏ. Sự thành tâm vẫn là yếu tố quan trọng nhất cho nên gia chủ hãy lưu ý điều này.

Người cúng lễ giao thừa nên là gia chủ hoặc đàn ông đại diện cho gia đình. Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt không nên làm lễ cúng.

Người đại diện cúng giao thừa nên là gia chủ

Lễ cúng giao thừa trong nhà

Mâm cúng Giao thừa trong nhà là 1 phần không thể thiếu trong nghi lễ cúng giao thừa. Hãy cùng tìm hiểu về lễ vật cũng như nghi thức quan trọng trong dịp lễ quan trọng này nhé.

Mâm cúng giao thừa trong nhà bao gồm những gì?

Nhìn chung, mâm cúng giao thừa trong nhà không thể thiếu các lễ vật cơ bản như:

  • 1 đĩa trầu cau
  • Mâm ngũ quả
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo
  • 3 – 5 tách trà
  • Bánh mứt các loại
  • 1 bình hoa cúng
  • Vàng mã

Những đồ cúng giao thừa còn lại thường là do gia đình tự chế biến theo phong tục từng miền. Bạn có thể tham khảo những của 3 miền như sau.

Mâm cúng giao thừa trong nhà miền Bắc

Người ta thường dâng lễ với số bát và số đĩa bằng nhau. Có thể dâng 4 bát – 4 đĩa, 6 bát – 6 đĩa, 8 bát – 8 đĩa tùy theo điều kiện tài chính của gia đình.

Bạn có thể chọn những bát như bát canh măng, bát mọc, bát miến nấu lòng gà,… Còn đối với các đĩa thì bạn nên chế biến những món dân dã, quen thuộc như đĩa thịt gà luộc, đĩa giò, đĩa nem rán, đĩa bánh chưng, đĩa nộm, đĩa hành muối,…

Những món lễ trong ngày cúng giao thừa miền Bắc rất gần gũi với bữa ăn thường ngày lại dễ dàng chế biến. Cho nên gia đình có thể chuẩn bị mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức.

Một mâm cỗ cúng giao thừa đặc trưng của miền Bắc.
Một mâm cỗ cúng giao thừa đặc trưng của miền Bắc. Ảnh minh họa

Mâm cúng giao thừa trong nhà miền Trung

Mâm cúng của người miền Trung cũng đơn giản nhưng có thêm bánh chưng, bánh tét đặt trong nhà. Ngoài ra các hộ gia đình còn có thêm giò lụa, thịt đông, thịt lợn luộc, bát miến, dưa món, đĩa ram,…

Bàn thờ cần được dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất

Mâm cúng giao thừa trong nhà miền Nam

Người miền Nam thường chọn những lễ vật là món ăn thường ngày trong gia đình, có đặc tính mát mẻ. Những món ăn như vậy thường hợp khẩu vị và thời tiết nắng nóng ở miền Nam.

Cụ thể, người ta thường chế biến canh măng tươi, canh khổ qua và các món kho thơm ngon như thịt kho hột vịt, gỏi tôm thịt, chả giò, dưa kiệu, bánh tét,…

8. Hướng dẫn cách sắp xếp mâm cúng giao thừa trong nhà

Nhìn chung, cách sắp xếp mâm cúng trong nhà lễ giao thừa không quá nghiêm ngặt. Gia chủ chỉ cần chuẩn bị đủ lễ vật và bố trí gọn gàng, tươm tất, đầy đủ số lượng theo phong tục vùng miền.

Những điều cần lưu ý khi cúng giao thừa trong nhà

Để cúng giao thừa trong nhà đúng cách và hạn chế phạm phải sai lầm, bạn nên lưu ý những điều dưới đây.

Trước khi cúng giao thừa trong nhà, gia đình cần phải dọn dẹp và sắp xếp bàn thờ tổ tiên sạch sẽ, gọn gàng. Bàn thờ tại mỗi nhà có cách trang trí không giống nhau nhưng cần có đủ 2 cây đèn, 2 bát hương, 2 cành hoa cúc giấy. Nếu như muốn, bạn cũng có thể mua thêm vàng mã hình “cành vàng lá ngọc” để cầu mong năm mới sung túc, bình an.

Thời điểm thực hiện cúng giao thừa trong nhà thường vào thời khắc 0 giờ ngày mùng 1 Tết. Tùy theo điều kiện mà gia đình có thể điều chỉnh hợp lý từ 23 giờ 30 Tết cho đến 0 giờ mùng 1 Tết.

Sau khi cúng ngoài trời xong, gia đình mới tiến hành cúng bái tổ tiên trong nhà. Tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm, ăn mặc gọn gàng chỉnh tề, khấn vái tổ tiên theo bài khấn chuẩn. Gia chủ là người đại diện làm lễ chính, đọc bài khấn mời tiền nhân và các vị thần linh cai quản trong nhà cho phép tổ tiên về ăn Tết.

Nghi thức này được thực hiện nhằm mục đích xin các cụ phù hộ độ trì, ban phát phước lành, bình an, thịnh vượng.