Cụ thể, trong giai đoạn từ 16/9/2022 đến ngày 31/1/2023, theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) có 54 doanh nghiệp công bố thông tin với nội dung chậm trả gốc, lãi trái phiếu. Trong danh sách có 34 doanh nghiệp bất động sản xây dựng, chiếm 64% tổng số doanh nghiệp giãn, hoãn nợ.

Cụ thể, một số doanh nghiệp địa ốc lớn như Công ty Cổ phần (CTCP) Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, HoSE: NVL), CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX), CTCP Bất động sản Vĩnh Xuân, CTCP Tập đoàn Danh Khôi (HNX: NRC),…

Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành năng lượng cũng chiếm con số tương đối trong danh sách bao gồm: CTCP Năng lượng Tái tạo Đại Dương, Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam, CTCP BCG Energy (công ty con của Bamboo Capital),…

HNX công bố danh sách 54 doanh nghiệp 'khất nợ' trái phiếu
HNX công bố danh sách 54 doanh nghiệp 'khất nợ' trái phiếu
Danh sách 54 doanh nghiệp 'khất nợ' trái phiếu.

Về ngành giáo dục, CTCP Anh ngữ Apax cùng CTCP Giáo dục Quốc tế Mỹ AIS, cũng nằm trong danh sách này.

Về ngành nông nghiệp có “vua gạo” CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, HoSE: AGM), Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai.

Nguyên nhân mà các doanh nghiệp này đưa ra để xin giãn/hoãn nợ chủ yếu do không thu xếp được nguồn vốn bởi chịu tác động tiêu cực từ bối cảnh chung của thị trường. Sau thời điểm 31/1/2023 đến nay, vẫn tiếp tục có thêm doanh nghiệp gửi thông báo xin chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu như Bất động sản Gia Phú, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Nice Star,...và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Hầu hết các báo cáo đều ở dạng báo cáo tuần. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp báo cáo bất thường về tình hình chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu gồm: Đầu tư Hải Phát, Nova Final Solution, Xuất nhập khẩu An Giang, VKC Holdings, Kinh doanh Bất động sản VHC,...