Ngày 4/11/2024, Tổng Giám đốc Vũ Thanh Sơn đã đại diện Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) nhận biểu trưng chứng nhận Sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia 2024.
Đây là lần thứ 8 liên tiếp Hapro được vinh danh (từ
năm 2010 đến nay), là nguồn động lực mạnh mẽ để Hapro tiếp tục nỗ lực phát
triển với cương vị doanh nghiệp thương mại lớn của Thủ đô Hà Nội.
Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam là chương
trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ.
Chương trình được triển khai thực hiện từ năm 2003,
với mục tiêu đẩy mạnh phát triển Thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ
doanh nghiệp xây dựng và phát triển các thương hiệu mạnh trên thị trường, qua
đó quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có nền sản xuất phát triển,
có nhiều hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia, nâng tầm vị thế thương hiệu Việt trên thị trường trong nước và
quốc tế.
Việc lựa chọn các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc
gia được tiến hành 2 năm một lần từ năm 2008 với mục đích khuyến khích các
doanh nghiệp tiếp tục chia sẻ và theo đuổi các giá trị của chương trình, nâng
cao niềm tự hào đối với các sản phẩm của Việt Nam.
Sau hơn 20 năm triển khai thực hiện, được sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, xuyên suốt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc
tích cực, hiệu quả của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, sự
chủ động, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp với khát vọng vì một Việt Nam hùng
cường, thịnh vượng, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đạt được
nhiều kết quả tích cực, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh
nghiệp, người tiêu dùng trong và ngoài nước, trở thành bệ phóng vững chắc, giúp
các doanh nghiệp Việt vươn lên, kiến tạo những giá trị và sức mạnh mới cho đất
nước.
Tại sự kiện, Bộ Công Thương đã công bố và trao danh
hiệu Thương hiệu Quốc gia năm 2024 cho 359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp trong
số hơn 1.000 doanh nghiệp có sản phẩm tham gia chương trình đáp ứng hệ thống
các tiêu chí của chương trình.
Đây đều là những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ấn
tượng với tổng doanh thu năm 2023 đạt 2,4 triệu tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà
nước khoảng 150 nghìn tỷ đồng, bảo đảm công ăn, việc làm cho trên 600 nghìn lao
động và người dân, tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội, góp phần
thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Trong hoạt động kinh
doanh của mình, Hapro luôn định hướng phát triển doanh nghiệp theo các giá trị
cốt lõi của thương hiệu quốc gia “Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực
tiên phong”. Cụ thể:
Đối với lĩnh vực xuất khẩu,
Hapro luôn quan tâm đến việc xây dựng thị trường, tăng cường giới thiệu và chào
bán các sản phẩm nông sản thế mạnh của Việt Nam là gạo, hạt điều, hạt tiêu, cà
phê, dược liệu, thủ công mỹ nghệ,… gắn với việc đầu tư xây dựng thương hiệu sản
phẩm, gia công, chế biến và bao bì sản phẩm gắn với yêu cầu của từng thị trường.
Việc Hapro được lựa chọn là một trong các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia
có ý nghĩa và tác dụng rất lớn cho hoạt động của doanh nghiệp, giúp Hapro tiếp
cận được với người mua nước ngoài và lòng tin của khách hàng.
Còn khoảng hai tuần nữa sẽ đến Lễ Noel, Tết Dương lịch và gần hai tháng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 diễn ra, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) sở hữu hệ thống siêu thị BRGMart, Hapromart, Haprofood đã lên kế hoạch phục vụ người tiêu dùng với lượng hàng hóa dự trữ cho dịp Tết 2024 ước đạt xấp xỉ 1000 tỷ đồng.
Hội đồng quản trị (HĐQT) Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân- Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Vietcombank.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa cho biết, đã ra quyết định xử phạt hành chính số tiền 92,5 triệu đồng đối với Công ty TNHH Đầu tư Central Capital do hành vi không công bố thông tin, công bố thông tin sai hạn về tình hình tài chính, trái phiếu của doanh nghiệp.
Công ty CP Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico, mã chứng khoán HNR) vừa báo cáo tài chính quý IV/2024, báo lỗ gần 1 tỷ đồng, cả năm 2024, Halico lỗ hơn 8,4 tỷ đồng.
Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post - Mã chứng khoán VTP) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập công ty tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, bà Trần Phương Ngọc Thảo - Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán PNJ) - đã mua thành công 4 triệu cổ phiếu PNJ.
CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Mã chứng khoán DLG) dự kiến chi ra 6 tỷ đồng để mua lại cổ phần tại một công ty liên kết cũ mà đơn vị đã thoái vốn trước đây.
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) kiện tỷ phú Musk vì không công khai đúng hạn việc sở hữu cổ phần Twitter trước khi mua lại công ty này vào năm 2022.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (Mã chứng khoán: BAF) vừa thông báo sẽ nhận chuyển nhượng 60% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Chăn nuôi Minh Phát và cả 60% vốn tại Công ty TNHH Chăn nuôi Nhất Quyết.
Mới đây, CTCP Tasco (HNX: mã chứng khoán HUT) cho biết doanh nghiệp ghi nhận doanh thu hợp nhất năm 2024 đạt khoảng 30.700 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước. Đây cũng là con số cao kỷ lục mà doanh nghiệp đạt được sau khi sáp nhập SVC Holdings.
Mới đây, Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HoSE: mã chứng khoán ITA) đã gửi văn bản đến Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) để báo cáo về tình hình khắc phục các vấn đề khiến cổ phiếu ITA rơi vào diện vi phạm.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (mã chứng khoán NVL) đã lên tiếng về thông tin ông Bùi Thành Nhơn vừa có đơn xin thôi chức vụ Chủ tịch Novaland, đồng thời từ nhiệm khỏi HĐQT tập đoàn từ ngày 20/1.
F&N Diary Investments Pte.Ltd - tổ chức có bóng dáng của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (Thái Lan) vừa đăng ký mua vào gần 21 triệu cổ phiếu Vinamilk (VNM) nhằm mục đích đầu tư.
Theo SeABank, các Phó Tổng Giám đốc mới của Ngân hàng đều là những nhân sự quản lý có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng như có thâm niên và nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của SeABank.
Theo kế hoạch, năm 2025 PVTrans đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 10.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng, giảm lần lượt 14% và 33% so với ước tính năm 2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?