Thời gian qua, Hapro đã tập trung triển khai đưa vào hệ thống kinh doanh những dòng sản phẩm gạo chất lượng cao phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong nước.
Lúa gạo vốn dĩ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt. Bao nhiêu thế kỷ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt. Cây lúa là người bạn của con người, là biểu tượng của sự no ấm phồn vinh của đất nước. Bên những bản làng, xóm thôn, những triền sông, con suối đều gắn liền với hình ảnh những cánh đồng xanh thắm trải dài tận chân trời hoặc đượm một màu vàng trù phú. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, cây lúa, hạt gạo và giá trị tiềm năng của nó vẫn giữ vị trí số một, tham gia vào quá trình phát triển của đất nước.
Song hành cùng đất nước trong bối cảnh nông nghiệp đang được đẩy mạnh, Tổng công ty Hapro đã chỉ đạo các đơn vị kinh doanh nội địa nghiên cứu và đến nay đã triển khai đưa vào hệ thống kinh doanh những dòng sản phẩm gạo chất lượng cao phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong nước như: gạo ST25 thượng hạng, gạo Đồng vàng đặc biệt, gạo Nàng mây, gạo Hương lài sữa dẻo…
Gạo Hapro Đồng Tháp được thu hoạch, chế biến, đóng gói tại Nhà máy xay sát và chế biến gạo xuất khẩu của Hapro đặt tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp – vựa lúa lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long
Các dòng sản phẩm gạo Hapro Đồng Tháp được thu hoạch, chế biến, đóng gói tại Nhà máy xay sát và chế biến gạo xuất khẩu của Hapro đặt tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp – vựa lúa lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long với công suất chế biến gạo đạt 14 tấn/giờ. Nhờ ưu thế về mặt thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên, hạt gạo Đồng Tháp khi nấu chín có độ dẻo, săn, mang hương thơm đặc trưng, đồng thời chứa hàm lượng dinh dưỡng cao vượt trội so với các loại gạo thông thường. Quy trình sản xuất Gạo Hapro được áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, kiểm soát chặt chẽ từ việc tuyển chọn hạt giống đến việc gieo trồng để cho ra những hạt gạo chất lượng cao, đảm bảo hạt gạo đến tay người tiêu dùng phải là hạt gạo ngon, gạo sạch và giàu dinh dưỡng. Mỗi loại gạo Đồng Tháp của Hapro đều có những đặc tính riêng như:
- Gạo thượng hạng ST25: Gạo thuộc nhóm hảo hạng trong thị trường gạo hiện nay. Gạo hạt dài, cơm khi nấu dẻo, thơm, hương vị ngọt dẻo đặc biệt rất thu hút. Đặc biệt gạo ST25 có hàm lượng đạm cao nên phù hợp với người mắc bệnh đái tháo đường, cả người già và trẻ em.
- Gạo Đồng vàng đặc biệt: Gạo được chế biến từ giống lúa thơm thượng hạng ở Sóc Trăng – ST24, vượt qua hàng trăm thương hiệu khác, được vinh danh loại gạo ngon thứ 2 thế giới. Hạt gạo nhỏ gần 8mm, mặt gạo trắng bóng. Hàm lượng đạm trong gạo cao gấp rưỡi gạo thường, cho cơm thơm, mềm dẻo, vị ngọt khi nấu.
- Gạo Hương lài sữa dẻo: Là loại gạo từ giống lúa mùa đặc sản của Campuchia, canh tác 6 tháng trên vùng đất màu mỡ, sinh trưởng tự nhiên, hạt gạo thon dài. Khi nấu chín cơm dẻo, mềm, ngọt và đặc biệt tỏa ra mùi thơm thoang thoảng hương hoa Lài.
- Gạo Nàng mây: Gạo từ giống lúa thơm Jasmine ngắn ngày được trồng chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hạt gạo thơm Jasmine có kích thước lớn, dài, màu trắng trong, cho cơm dẻo, mùi thơm nhẹ.
Với chất lượng vượt trội, các sản phẩm Gạo Hapro hiện được phân phối tại chuỗi hệ thống siêu thị, cửa hàng trên khắp cả nước và xuất khẩu đi tới các thị trường khó tính như Mỹ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, các nước châu Âu, châu Phi, Trung Đông...
Tại thị trường trong nước, những năm qua Gạo Hapro Đồng Tháp đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo với những giải thưởng cao quý: Top 2 hàng Việt Nam được Người tiêu dùng ưa thích năm 2018; Top 3 hàng Việt Nam được Người tiêu dùng ưa thích năm 2020; Top 4 hàng Việt Nam được Người tiêu dùng ưa thích 2 năm liên tiếp 2020, 2021.
Nhờ chất lượng vượt trội, các sản phẩm Gạo Hapro hiện được phân phối tại chuỗi hệ thống siêu thị, cửa hàng trên khắp cả nước và xuất khẩu đi tới các thị trường khó tính như Mỹ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, các nước châu Âu, châu Phi, Trung Đông…
Ngoài ra Tổng công ty Thương mại Hà Nội và các đơn vị thành viên cũng tích cực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các buổi giao thương trực tuyến với các doanh nghiệp nước ban, tham gia các hội chợ quốc tế như: Hội nghị gạo thế giới, hội nghị Nông sản thực phẩm Gulffood tại Dubai, hội nghị Hạt và quả khô quốc tế INC tại Mỹ, Hội chợ Thực phẩm quốc tế Hồng Kông, hội chợ Nông sản thực phẩm quốc tế Anuga tại Đức...
Đây là những bước tiến mang tính lâu dài và đầy tiềm năng cho gạo Hapro Đồng Tháp khẳng định thương hiệu của mình trên trường thế giới. Tham gia các hội chợ, diễn đàn quốc tế cũng là cơ hội giới thiệu cho doanh nghiệp các nhà nhập khẩu, hệ thống lưu thông, phân phối các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam tại thị trường sở tại.
Việc Gạo Hapro đạt được các danh hiệu giải thưởng lớn và được người tiêu dùng trong nước tin yêu sử dụng cũng như xuất khẩu được vào những thị trường khó tính, dần tiếp cận các chuỗi phân phối nước ngoài, tới tay người tiêu dùng bản địa dưới thương hiệu Việt Nam đã minh chứng cho chất lượng và uy tín của thương hiệu Gạo Hapro Đồng Tháp, góp phần nâng tầm thương hiệu nông sản Việt lên một tầm cao mới.
Ngày 28/3, Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam A (Nam A Bank, mã chứng khoán NAB: HoSE) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua các kế hoạch chia cổ tức 25%, tăng vốn lên hơn 18.000 tỷ đồng, dự kiến mở văn phòng đại diện ở Mỹ, châu Âu....
CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, HoSE: TDH) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán bởi Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam trong đó đáng chú ý là việc công ty đã tăng mức lỗ ròng so với báo cáo tự lập trước đó và bị nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục.
Chiều 27/3, tiếp ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Skoda cùng phát triển hệ sinh thái công nghiệp ô tô Việt Nam, nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm, cung cấp trang thiết bị cho các hãng xe khác, cũng như các lĩnh vực khác như đường sắt, hàng không, đáp ứng nhu cầu cả trong nước và ngoài nước.
Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG – HoSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2025, Đại hội dự kiến tổ chức ngày 18/4.
Nhiệt điện Thăng Long đã nhầm cột “kỳ trước” thành “kỳ báo cáo” và ngược lại chuyển lỗ thành lãi trong khi thực tế lỗ hơn 528 tỷ đồng. Đáng nói, điều này xảy ra khi doanh nghiệp này phát hành 2 lô trái phiếu mới, với tổng cộng gần 1.800 tỷ đồng cho thị trường trong nước.
Ngày 27/3, Tập đoàn FWD chính thức công bố bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam (FWD Việt Nam), có hiệu lực ngay từ ngày công bố.
Tại thời điểm cuối năm 2024, SK chú thích phần nắm giữ của SK tại Vingroup được phân loại thành tài sản nắm giữ chờ bán (held for sale). Báo cáo thường niên cũng cho thấy SK không còn nắm giữ cổ phần tại CTCP Tập đoàn Masan nhưng vẫn nắm một số khoản đầu tư.
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (Hoàng Huy HHS, mã chứng khoán: HHS) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) thông qua chủ trương tái cấu trúc khoản đầu tư tại công ty liên kết là Công ty Cổ phần Tập đoàn Bất động sản CRV.
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: mã chứng khoán HPG) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Theo đó, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 25% so với thực hiện năm 2024.
Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô thông báo bán đấu giá lần 5 khoản nợ của Công ty Cổ phần Hằng Hà với tổng dư nợ tính đến hết ngày 31/10/2024 là hơn 730 tỷ đồng.
CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE (mã chứng khoán VGS) vừa thông báo nhận đơn từ nhiệm của ông Lê Minh Hải – Chủ tịch HĐQT. Trước đó không lâu, ông Lê Minh Hải đã chuyển nhượng 8,34 triệu cổ phiếu VGS (tương đương 15% vốn của công ty) cho vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy nhằm giảm tỷ lệ sở hữu.
Năm 2025, Năm Bảy Bảy (NBB) đặt mục tiêu khiêm tốn với 404 tỷ đồng doanh thu (tăng 4,4%) và lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 2 tỷ đồng – mức lợi nhuận thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua.
CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa công bố thông báo về việc phát hành hơn 894 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ thông qua 3 phương án.
CTCP Đường Man là thành viên của Công ty TNHH Hòa Bình (Hòa Bình Group), một tập đoàn đa ngành do ông Nguyễn Hữu Đường sáng lập và nắm giữ 88% vốn điều lệ. Theo đó, doanh nghiệp này chậm trả hơn 200 tỷ gốc, lãi lô trái phiếu DMBOND2017.
Quý 1/2025, GELEX Electric ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế tăng 215% so với cùng kỳ nhờ sự đóng góp chủ lực của CADIVI và chiến lược phát triển bền vững.
CTCP Phát triển Sunshine Homes (UPCOM: mã chứng khoán SSH) vừa công bố thông tin về việc nhận được đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT của Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thị Hồng Hạnh.
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP (Becamex IDC, mã chứng khoán BCM :HoSE) gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 tới ngày 15/5.
Theo hợp đồng công bố ngày 21/03, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB, HoSE: MBB) là tổ chức tín dụng đầu mối thu xếp vốn cho giai đoạn 1 và 2 của dự án điện phân nhôm Đắk Nông, với tổng vốn thu xếp 12.500 tỷ đồng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?