Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định sửa đổi các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Cụ thể dự thảo nghị định đề xuất bổ sung một mục riêng với 5 điều, quy định cụ thể các hành vi vi phạm, mức xử phạt và thẩm quyền xử lý liên quan đến lĩnh vực tài sản mã hóa.
Các hành vi bị xử phạt bao gồm vi phạm trong cung cấp dịch vụ tài sản mã hóa; tổ chức thị trường giao dịch tài sản mã hóa trái phép; không thực hiện báo cáo, công bố thông tin theo quy định; giao dịch bằng thông tin nội bộ; thao túng thị trường tài sản mã hóa.
Trong đó có quy định một số mức phạt cụ thể như, phạt tiền từ 1-1,5 tỷ đồng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ tài sản mã hóa thực hiện hành vi đưa loại tài sản mã hóa vào giao dịch khi chưa báo cáo cơ quan có thẩm quyền. Phạt tiền từ 1,5-2 tỷ đồng đối với hành vi tổ chức thị trường giao dịch tài sản mã hóa khi chưa được cấp phép.
Phạt tiền từ 100-200 triệu đồng đối với hành vi không mở tài khoản và chuyển tài sản mã hóa đang sở hữu về lưu giữ, giao dịch tại tổ chức cung cấp dịch vụ tài sản mã hóa do Bộ Tài chính cấp phép trong thời hạn quy định. Phạt tiền từ 1,5-2 tỷ đồng đối với hành vi sử dụng thông tin nội bộ để giao dịch tài sản mã hóa hoặc thao túng thị trường tài sản mã hóa tại Việt Nam.
"Việc bổ sung chế tài là cần thiết để đảm bảo thực thi hiệu quả đề án thí điểm, bảo vệ nhà đầu tư, hạn chế rủi ro thị trường và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong bối cảnh tài sản mã hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam", Bộ Tài chính cho biết.
Đồng thời, theo Bộ Tài chính, việc triển khai xây dựng thị trường giao dịch tài sản mã hóa dự kiến có quy mô lớn, số lượng nhà đầu tư và quy mô giao dịch lớn sẽ đòi hỏi cơ quan quản lý, cơ quan xử lý vi phạm hành chính bổ sung nguồn lực tương ứng để đảm bảo khả năng quản lý giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời vi phạm.
Do thị trường tài sản mã hóa được triển khai thí điểm và lần đầu tiên triển khai, việc chuẩn bị tăng cường nguồn lực có thể thực hiện theo từng bước bổ sung nguồn lực về nhân sự, phương tiện và điều kiện đảm bảo thi hành.
Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất khung pháp lý đối với tài sản mã hóa. Một trong những hướng đi quan trọng là xây dựng Nghị quyết thí điểm triển khai sàn giao dịch tài sản mã hóa tại Việt Nam.
Ngày 13/5 cổ phiếu VPL của Vinpearl chính thức niêm yết trên sàn HoSE. Thị giá VPL đã tăng kịch biên độ 20% lên 85.500 đồng/cổ phiếu. Dù vậy, nhà đầu tư cũng không dễ để mua vào VPL khi giá trị giao dịch cả phiên chỉ đạt hơn 400 triệu đồng. Đồng thời, vẫn có tới hơn 2 triệu cổ phiếu được "chất lệnh" ở giá trần.
Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát (mã chứng khoán HPX) vừa qua đã công bố điều chỉnh một số điều khoản liên quan đến trái phiếu mã HPXH2123008.
Trong phiên chiều nay (13/5), với sự bùng nổ của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, VN-Index tăng 10,17 điểm (+0,79%), lên 1.293,43 điểm, tiến gần tới mốc 1.300 điểm.
Chính phủ đề xuất thí điểm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo động lực tăng trưởng mới, phát huy hết vai trò, vị thế và tiềm năng lợi thế để tạo đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Một trong những chính sách đặc thù được đề xuất là thành lập Khu thương mại tự do tại TP Hải Phòng.
Ngân hàng UOB của Singapore dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất, giữ quan điểm rằng đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu so với các đồng tiền mạnh khác và nâng dự báo giá vàng lên mức 3.600 USD/ounce vào quý 1/2026.
Kết phiên ngày 12/5 VN-Index đã nỗ lực kéo gần 16 điểm về. Nhưng theo các chuyên gia nhận định trong phiên ngày mai (13/5) nhà đầu tư có thể kỳ vọng thị trường tiếp tục tăng điểm, nhưng cần thận trọng trước áp lực tại vùng kháng cự 1.300 điểm và tránh mua đuổi cổ phiếu ở mức giá cao.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra của năm 2025.
Giá vàng trong nước hôm nay (12/5) giảm mạnh cả triệu đồng, cùng xu hướng thế giới. Giá vàng miếng SJC ở mức 119 triệu đồng/lượng (mua vào) – 121 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 1 triệu đồng/lượng so với cuối tuần trước.
Sáng sớm ngày 12/5, tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố mức 24.951 VND/USD. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 100,42 điểm.
Đến cuối tháng 4/2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có hơn 9,88 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán. Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở ròng 193.948 tài khoản trong riêng tháng vừa qua. Đây cũng là mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua.
Biến động giá vàng theo xu hướng giảm kéo giá vàng SJC giảm về mốc 120 triệu đồng/lượng trong sáng ngày 9/5. Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Các chỉ số chính trên Phố Wall đồng loạt tăng hơn 1% ngay khi giới đầu tư đón nhận tin tức tích cực từ thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và Anh — thỏa thuận đầu tiên được Mỹ ký kết sau khi Tổng thống Donald Trump tạm dừng áp thuế hồi tháng trước.
“Tôi xin lỗi vì dự báo giá bitcoin đạt 120.000 USD trong quý II có thể quá thấp,” Geoffrey Kendrick, Giám đốc mảng tài sản kỹ thuật số tại Standard Chartered, nói đùa trong một bình luận mới đây.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?