Nhiều doanh nghiệp bất động sản chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 1 tháng trở lên như: Lilama 3 với số tiền nợ trên 44,5 tỷ đồng, Công ty CP Sông Đà 6 với hơn 20,5 tỷ đồng, Công ty CP Tập đoàn FLC nợ tiền hơn 8 tỷ đồng,...
FLC, Vinaconex, Eurowindow và nhiều doanh nghiệp bị bêu tên vì chậm nộp bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố Hà Nội vừa công bố danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 1 tháng trở lên trên địa bàn thành phố tháng 2/2023 (số liệu tính đến hết ngày 29/2/2024 theo C12-TS lấy ngày 5/3/2024). Tổng số doanh nghiệp là 60.751 đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội nợ bảo hiểm với số tiền nợ từ hơn 1 triệu đồng đến hơn 57 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Anh ngữ APAX là đơn vị có số tiền nợ đứng đầu danh sách hơn 60.700 doanh nghiệp chậm nộp các loại bảo hiểm từ một tháng trở lên. Hiện đơn vị này đang chậm đóng bảo hiểm trong 48 tháng với số tiền nợ trên 57,1 tỷ đồng.
Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp bất động sản như: Lilama 3 với số tiền nợ trên 44,5 tỷ đồng, Công ty CP Sông Đà 6 với hơn 20,5 tỷ đồng, Công ty CP Tập đoàn FLC nợ tiền hơn 8 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và phát triển hạ tầng Vinaconex nợ số tiền hơn 4 tỷ đồng, Công ty cổ phần Bất động sản Thế kỷ (Cen Land) nợ hơn 1 tỷ đồng,....
Cùng đó loạt doanh nghiệp như: Công ty CP Tập đoàn DUA FAT, Công ty CP đầu tư xây dựng phát triển Nhà Hà Nội số 17, Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera – CN TCT Viglacera, Công ty CP KOSY, Công ty CP Hancorp, Công ty CP đầu tư kinh doanh Địa ốc Hà Nội, Công ty TNHH Bất động sản Mặt trời Thủ đô, Công ty CP thương mại Viglacera, Công ty CP ECOLAND…cũng nằm trong danh sách nợ bảo hiểm xã hội.
Theo Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, những đơn vị có tên trong danh sách chậm đóng có hành vi vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Được biết, Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định các vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị xử phạt như: Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng.
Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng; chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
Căn cứ theo Khoản 4, Điều 38, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 1/3/2020 quy định:
“4. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.”
Như vậy, nếu nợ đóng BHXH doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính theo quy định. Mức xử phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm. Tuy nhiên tối đa mức phạt không quá 75.000.000 đồng.
Tòa án cấp phúc thẩm TAND TP.Hà Nội đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của HBC và buộc Sunshine E&C phải thanh toán cho Xây dựng Hòa Bình tổng số tiền nợ gốc, lãi phát sinh và tiền phạt vi phạm hợp đồng với giá trị hơn 94 tỷ đồng.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM ngày 19/2 công bố nghị quyết HĐQT của CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HoSE: mã chứng khoán AGG), thông qua việc dừng triển khai phương án chào bán cổ phiếu ra công chúng
Từ đầu năm tới nay, PNJ đánh giá thị trường bán lẻ nói chung vẫn còn yếu. Doanh thu bán lẻ vào ngày Vía Thần Tài và Valentine vẫn đạt mức cao kỷ lục vượt 20% so với năm 2023. Năm 2025, PNJ vẫn chưa công bố kế hoạch kinh doanh nhưng trên cơ sở sơ bộ, PNJ dự kiến doanh thu thuần năm 2025 sẽ giảm so với năm 2024.
Ông Lê Quang Phúc, Thành viên Hội đồng Quản trị của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) dự kiến bán ra 240.000 cổ phiếu PDR. Giao dịch dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 24/2 đến 25/3/2025.
Ngân hàng BIDV sẽ tổ chức đaji hội cổ đông (ĐHĐCĐ) vào ngày 4/4/2025 tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, 773 đường Hồng Hà, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Theo Reuters, Việt Nam dự kiến sẽ ban hành quy định cho phép Starlink của tỷ phú Elon Musk cung cấp dịch vụ internet vệ tinh trong nước, đồng thời đảm bảo công ty vẫn giữ quyền sở hữu 100% đối với chi nhánh địa phương.
CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer – mã chứng khoán MCH:Upcom) vừa công bố tài liệu xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về kế hoạch hủy toàn bộ hơn 724 triệu cổ phiếu giao dịch trên UPCoM để niêm yết lên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE).
Thanh tra TP Hà Nội vừa công bố kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng diện tích tầng 1 khu nhà ở công nhân tại xã Kim Chung, do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý, vận hành từ năm 2007.
Chiều 17/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Nagao Yutaka, Chủ tịch Tập đoàn Yamato Holdings của Nhật Bản đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 17/2, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam.
Tập đoàn Sunshine (KSF) lãi sau thuế 776,5 tỷ đồng năm 2024. Dự án Sunshine Sky City giúp Sunshine "bỏ túi" khoản tiền lớn. Tính đến cuối năm 2024, các khách hàng mua dự án Sunshine Sky City (tên gọi cũ là The EverRich 3, quận 7, TP HCM) đã trả cho Sunshine hơn 5.360 tỷ đồng, riêng trong quý cuối năm trả thêm khoảng 1.980 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp bán sách công bố lợi nhuận sau khi trừ thuế đạt gần 58 tỷ đồng trong năm 2024, tăng 2%. Đồng thời là mức lãi cao nhất doanh nghiệp ghi nhận được trong 1 thập kỷ qua.
Sau loạt biến động, mới đây Thuduc House thay đổi toàn bộ thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025, chuyển trụ sở và đổi logo với mục tiêu tái cấu trúc công ty trong giai đoạn mới.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?