Chiều 9/7, với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố.
Nghị quyết, dựa trên Điểm a, Khoản 3, Điều 32, Luật Thủ đô, hướng đến phát triển nông nghiệp, nông nghiệp sinh thái và kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm, đồng thời, bảo đảm an toàn đê điều, phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi trường.
Theo nghị quyết, việc sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê để sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm phải đáp ứng các điều kiện sau: đang quản lý, sử dụng đất hợp pháp hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Việc sử dụng, khai thác quỹ đất phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch Thủ đô, quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch khác liên quan; tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ đê điều, thủy lợi, phòng chống thiên tai, đất đai, xây dựng và pháp luật khác liên quan; không làm tăng rủi ro thiên tai, bảo vệ môi trường, nguồn nước; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định; phù hợp với đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, môi trường, khí tượng thủy văn; phải có phương án chủ động và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, lũ lụt gây ra.
Nghị quyết cũng quy định cho phép được sử dụng đất kết hợp đa mục đích theo quy định của pháp luật về đất đai nhưng hạn chế ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường. Công trình xây dựng, lắp dựng trên đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê chỉ được tồn tại có thời hạn và phải sử dụng đúng mục đích; tuyệt đối không được sử dụng vào mục đích để ở; không chứa hóa chất độc hại.
Đối với hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất, sản xuất nông nghiệp trên bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê phải ưu tiên các loại cây trồng chịu úng tốt và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của khu vực; được sử dụng một phần diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Về điều kiện được sử dụng một phần diện tích đất để xây dựng, lắp dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, Nghị quyết quy định như sau: khu đất có diện tích từ 1.000m2 trở lên (bao gồm một thửa đất hoặc nhiều thửa đất liền kề của cùng một người sử dụng đất); vị trí xây dựng, lắp dựng công trình nằm ngoài phạm vi bảo vệ đê điều, thủy lợi, không thuộc khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở nguy hiểm, không thường xuyên chịu ảnh hưởng ngập, lụt do lũ trên sông, cao độ tự nhiên tương đương mực nước lũ báo động I tại khu vực trở lên; cam kết không san lấp, tôn cao bãi sông hiện có; tự tháo dỡ công trình, không được bồi thường khi hết thời gian tồn tại hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi, thực hiện các dự án.
Về diện tích công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp: tối đa 10 m2 đối với khu đất có quy mô từ 1.000 m2 đến 5.000 m2; tối đa 15 m2 đối với khu đất có quy mô từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2; tối đa 20 m2 đối với khu đất có quy mô trên 10.000 m2 trở lên. Hình thức công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp chỉ được xây dựng, lắp dựng 1 tầng, chiều cao không quá 4m, không có tầng hầm; kết cấu công trình bán kiên cố, dễ tháo dỡ, mái lợp vật liệu nhẹ; được lắp dựng công trình dạng nhà màng, nhà lưới, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, tháo lắp dễ dàng (cột tre, gỗ, thép) nhưng không xây dựng tường bao, tường rào, không lợp mái, không san lấp, tôn cao bãi sông hiện trạng.
Ngoài ra, nghị quyết cũng quy định, tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê để sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm phải tuân thủ quy định về sử dụng đất kết hợp đa mục đích theo quy định của pháp luật về đất đai; được sử dụng một phần diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
Điều kiện được sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê để sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm (không bao gồm khu chăn nuôi tập trung, khu trồng cây lâu năm): tổng diện tích khu đất từ 10.000 m2 trở lên (bao gồm một thửa đất hoặc nhiều thửa đất liền kề của cùng một người sử dụng đất). Phương án sử dụng đất kết hợp đa mục đích để sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm, trong đó bao gồm giải pháp thiết kế xây dựng công trình trên đất được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Đối với công trình xây dựng, lắp dựng để sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm: vị trí xây dựng, lắp dựng công trình nằm ngoài phạm vi bảo vệ đê điều, thủy lợi, không thuộc khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở nguy hiểm, không thường xuyên chịu ảnh hưởng ngập, lụt do lũ trên sông, cao độ tự nhiên tương đương mực nước lũ báo động I tại khu vực trở lên; đồng thời phù hợp với quy định về sử dụng bãi sông theo quy hoạch phòng, chống lũ. Cụ thể: đối với bãi sông thuộc hệ thống sông Đáy, phải nằm ngoài chỉ giới hành lang thoát lũ; đối với bãi sông thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, phải nằm ở khu vực bãi sông được nghiên cứu xây dựng.
Tổ chức, cá nhân khai thác quỹ đất cam kết không san lấp, tôn cao bãi sông hiện có; tự tháo dỡ, di chuyển công trình, không được bồi thường khi hết thời gian tồn tại hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi, thực hiện các dự án. Tổng diện tích xây dựng các công trình không vượt quá 5% phần diện tích khu đất nằm ngoài chỉ giới hành lang thoát lũ đối với hệ thống sông Đáy, hoặc thuộc khu vực bãi sông được nghiên cứu xây dựng đối với hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình (không bao gồm công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung).
Thiết kế công trình phải phù hợp với đặc điểm địa hình bãi sông, bãi nổi, tuân thủ các yêu cầu thiết kế xây dựng, đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến dòng chảy, thoát lũ, ổn định bờ bãi sông; không đắp bờ, tôn cao bãi sông. Kết cấu công trình bán kiên cố, sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường, dễ dàng tháo dỡ, di chuyển; công trình xây dựng 1 tầng, chiều cao không quá 6,0 m và không có tầng hầm.
Về thẩm quyền, UBND thành phố quyết định cho phép sử dụng quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê để sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Luật Thủ đô, pháp luật về đất đai. UBND cấp xã kiểm tra, chấp thuận, gia hạn hoặc trình cấp có thẩm quyền chấp thuận, gia hạn phương án sử dụng đất kết hợp đa mục đích (trong đó bao gồm cả cấp phép xây dựng, lắp dựng công trình trên đất) để sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm theo quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng, đê điều, pháp luật khác liên quan.
Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng quy định trong quá trình sử dụng đất kết hợp mà người sử dụng đất không tiếp tục sử dụng theo phương án đã được chấp thuận thì phải có văn bản gửi UBND cấp xã và phải khôi phục lại để đủ điều kiện tiếp tục sử dụng vào mục đích chính theo quy định. Khi hết thời hạn sử dụng đất vào mục đích kết hợp mà không được gia hạn, tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm khôi phục lại để đủ điều kiện sử dụng đất vào mục đích chính theo phương án đã được chấp thuận.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy hoạch chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng - biểu tượng phát triển mới của Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừ ký ban hành Quyết định số 3693/QĐ-UBND ngày 08/7/2025 về việc phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Đại Kim, tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hiệu CT3, địa điểm tại phường Định Công, thành phố Hà Nội.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1497/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 08/7/2025.
Sở Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất gửi UBND TP Hà Nội về việc xin thí điểm không công chứng, chứng thực trong giao dịch bất động sản là hợp đồng tặng cho giữa cá nhân với cá nhân trong dự án bất động sản tại thủ đô.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật Đà Nẵng vừa có trả lời người dân về tiến độ thu hồi một phần dự án Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên công cộng.
Người dân có thể tra cứu thông tin chi tiết về 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 3.321 đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập tại website sapnhap.bando.com.vn.
Ngày 07/07/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang ký Quyết định số 2393/QĐ- UBND về việc giao đất giai đoạn 1 cho Công ty cổ phần Tập đoàn Danko để thực hiện dự án Khu đô thị Tây Nam đại lộ Nam Sông Mã 1 tại phường Quảng Phú, tỉnh Thanh Hóa.
Hà Nội Anpha đã mua vào 48,4 triệu cổ phiếu VCR, nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 23,06% và trở thành cổ đông lớn của Vinaconex ICT - chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina.
Theo đó, 322.500 m2 đất thực hiện dự án Khu tham quan chuyên đề, nghỉ dưỡng trên đỉnh Núi Bà Đen tại xã Thạnh Tân, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Khu đất có mục dích sử dụng làm đất thương mại, dịch vụ.
Theo thông báo, dự án có quy mô hơn 244ha, thuộc Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Tổng vốn đầu tư dự kiến cho dự án là hơn 51.500 tỷ đồng, với thời gian hoạt động không quá 70 năm.
Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình lập Đề án nghiên cứu khả năng hình thành cảng hàng không tại Ninh Bình gửi Bộ Xây dựng xem xét, báo cáo Chính phủ. Trong quá trình triển khai, Bộ Xây dựng sẽ thành lập Tổ công tác chuyên môn hướng dẫn, hỗ trợ UBND tỉnh Ninh Bình và tư vấn lập, trình duyệt Đề án bảo đảm chất lượng, tiến độ.
Tài sản đang thu hút sự quan tâm đặc biệt là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất - nằm tại địa chỉ số 153/6 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành (trước đây là phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1).
Ngày 7/7, thông tin từ Công ty Đấu giá hợp danh Thăng Long xác nhận, đơn vị đang thông báo mời tham gia đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu dân cư hai bên đường Quốc lộ 1A đoạn từ cầu Hoàng Long đến tượng đài thanh niên xung phong (thành phố Thanh Hóa cũ).
Các khu đất có tổng diện tích hơn 700 ha, trong đó có gần 390 ha đất trồng lúa. Nhà đầu tư được phép thỏa thuận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ để làm dự án nhà thương mại.
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định thành lập hai cụm công nghiệp (CCN) mới, với tổng mức đầu tư hạ tầng hơn 1.650 tỷ đồng, nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn.
Khu Đô thị Sườn đồi có quy mô hơn 2.800ha, trải rộng trên địa bàn các xã: Hòa Ninh, Hòa Sơn, Hòa Nhơn và Hòa Phú (cũ), ưu tiên phát triển du lịch, thương mại dịch vụ kết hợp với nhà ở, gắn với các vùng cảnh quan đặc trưng, tập trung quanh khu vực núi Dương Ba Làng.
UBND TP Hà Nội vừa có quyết định thu hồi 6 ha đất tại ô CQ1.1 phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (nay là phường Từ Liêm) do Đài Tiếng nói Việt Nam đang quản lý, sử dụng.
Sở Nông nghiệp và Môi trường TPHCM (NN&MT) vừa có văn bản gửi UBND TPHCM về áp dụng bảng giá đất từ ngày 1/7/2025 trên địa bàn TPHCM. Theo đó Sở đề xuất áp dụng 3 bảng giá đất tại Thành phố theo từng khu vực đến cuối năm 2025.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?