Nhân dịp 2/9 - ngày Quốc Khánh Việt Nam, công cụ tìm kiếm số 1 thế giới Google đã sử dụng Doodle với hình ảnh chim Lạc - vật tổ của tổ tiên người Việt.
Hình ảnh chim Lạc xuất hiện trên trang tìm kiếm của Google
Khi nhấn vào biểu tượng chim Lạc trên trang tìm kiếm của Google, người sử dụng sẽ được dẫn về trang kết quả tìm kiếm với từ khoá "Ngày Quốc khánh Việt Nam" bao gồm hình ảnh Bác Hồ, quốc kỳ Việt Nam và các nội dung liên quan tới ngày Quốc khánh Việt Nam như lịch bắn pháo hoa, chùm ảnh về Hà Nội, các địa điểm vui chơi giải trí dịp 2/9.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một Nhà nước của dân, do dân và vì dân tại quảng trường Ba Đình lịch sử. Bản Tuyên ngôn Độc lập là văn bản pháp lý khẳng định với toàn thế giới về chủ quyền độc lập, tự do của Việt Nam.
Với ý nghĩa lịch sử trọng đại ấy, ngày mùng 2/9 đã được lấy làm ngày Quốc Khánh của Việt Nam.
Chim Lạc là chim gì?
Theo Giáo sư Đào Duy Anh, chim lạc là vật tổ của tổ tiên chúng ta (người Lạc Việt). Ông gọi chim này là “hậu điểu”, tức giống chim di trú từ Giang Nam (Trung Hoa) bay đến vùng đất mới (miền Bắc nước ta ngày nay), người Lạc Việt đã theo “vật tổ” đến định cư ở vùng đất này. (tập 1 bộ Lịch sử cổ đại Việt Nam (1957), phần viết về Nguồn gốc dân tộc VN).
Trong Hán ngữ, “hậu điểu” (候鳥) là từ dùng để gọi những loài chim di trú, người Pháp gọi là “oiseaux migrateurs”. Ngày xưa, người Trung Hoa gọi dân tộc ta là “Lạc Việt” (雒 越, 駱 越 hay 貉 越), trong quyển Giao Châu Ngoại Vực Ký (thế kỷ 4), được sách Thủy Kinh Chú (thế kỷ 6) dẫn lại có nhắc đến từ “Lạc điền”, “Lạc dân”, Lạc hầu”, “Lạc tướng”. Có lẽ căn cứ vào những chữ “lạc” này nên GS đã mạnh dạn gọi những con chim trên trống đồng là chim Lạc.
Giáo sư Sử học Lê Văn Lan cũng khẳng định, chim lạc nằm trong hệ thống kết quả nghiên cứu của Giáo sư Đào Duy Anh về nguồn gốc dân tộc, “Chim lạc sở dĩ gọi thế là vì liên quan đến “Totem” của người Lạc Việt (Trong khi di cư, thấy loài “Hậu Điểu” này gắn bó nên thờ làm Vị Tổ luôn). Vào thế kỷ thứ 4 - 3 TCN do sức ép của Hán tộc đã có một cuộc di dân lớn từ Phúc Kiến xuống Phương Nam bằng đường biển bay theo thuyền đó là “Hậu Điểu” nay là “Chim Lạc”.
“Chim Lạc” và cuộc di cư này được khắc trên trống đồng Đông Sơn. Nhưng niên đại trống đồng này được xác định từ thế kỷ 7 TCN, trước cuộc di cư tới 2 - 3 thế kỷ - tức là nó không phải con chim bay theo thuyền di cư thế kỷ 4 - 3 TCN.
Chim Lạc là âm Hán – Việt gốc từ Trung Hoa đọc là “Lúc” trong tiếng Việt không thứ chim nào gọi là “Lúc” mà chỉ có na ná với âm “Lúa”. Hội thảo quốc gia 1968 - 1971 về thời đại Hùng Vương đã có hội thảo chuyên đề về những hình chim trên trống đồng Đông Sơn. Chuyên gia đồ họa đầu ngành họa sỹ Phan Kế Anh và chuyên gia đầu ngành về ngôn ngữ học lúc bấy giờ, GS. Nguyễn Kim Thảo cùng chúng tôi đã nhất trí: Chẳng cần phải cầu kỳ rắc rối mà dùng thứ từ ngữ xa lạ để gọi những hình chim nói chung và hình con chim mỏ dài, cổ dài, chân dài, cánh ngắn được khắc họa trên đồ đồng Đông Sơn, mà hãy gọi thẳng bằng ngôn ngữ dân tộc phổ thông: “Con Cò”, giữa những con: Sếu, vạc, bồ nông… bình dị, thân thiết, là những con chim nước sống ở các cánh đồng ruộng nước, rất gần quanh các làng chạ và thân thiết với người nông dân trồng lúa nước của nước Việt ta, xưa cũng như nay.
Ngoài ra, tín ngưỡng đặc trưng của dân tộc Việt Nam là Rồng và chim Phượng có rễ sâu mạch dài theo dòng lịch sử văn hóa từ thời Thị tộc cho đến ngày nay. Trên các đình, đền, miếu, phủ còn thấy biểu tượng “Lưỡng long triều nguyệt”, trục biểu có 4 con chim Phượng tọa 4 góc Bắc, Nam, Đông, Tây bảo vệ nơi thờ cúng. Trong tổ chức lễ hôn, người nhân thường treo tranh “Rồng và Phượng” (Phượng Hoàng) và chữ Hỉ, Rồng Phượng như là một vị thần bảo vệ hạnh phúc lứa đôi.
Trong các đồ án mỹ thuật nơi thờ tự cũng như đồ gia dụng (Bàn ghế, giường, tủ) cũng không tìm thấy hình tượng con chim Lạc mà chỉ thấy hình bóng con Rồng cách điệu và con chim khác.
Nhấn mạnh xử lý gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử còn khó khăn, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian tới sẽ tích cực, chủ động rà soát và xử lý việc lợi dụng livestream và các website, ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
Chính phủ vừa ban hành nghị định số 117 quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân, có hiệu lực từ ngày 1/7.
Các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội sẽ bị kiểm tra, xử lý nghiêm minh.
Ứng dụng Perplexity AI bắt tay ứng dụng thanh toán trực tuyến PayPal để triển khai mua sắm trực tuyến trong các cuộc trò chuyện. Sự hợp tác này khiến cuộc đua AI ngày càng 'nóng' hơn.
Báo cáo về công tác thu thuế thương mại điện tử và chuyển đổi số trong 4 tháng đầu năm, Cục thuế (Bộ Tài chính) cho biết, đến nay đã có 153 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế với số thuế trong 04 tháng đầu năm 2025 ước đạt 5,1 nghìn tỷ đồng, tăng 93,6% so với cùng kỳ.
Theo Metric - một công ty dữ liệu thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, gian hàng Hằng Du Mục trên TikTok có doanh số hơn 58 tỷ đồng quý 1/2025, tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Tài chính, số liệu quản lý thuế trong 3 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 296 nghìn tỷ đồng. 3 tháng đầu năm 2025, số thuế đã nộp là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kì.
Từng được xem là mỏ vàng tỷ USD của thương mại điện tử, ngành livestream bán hàng giờ đây đang phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng niềm tin và hiệu quả.
Tại Dự thảo Nghị định Quản lý thuế với kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), Bộ Tài chính đề xuất tổ chức quản lý sàn bán lẻ online trong và ngoài nước được khấu trừ, nộp thay thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân của người bán với mỗi giao dịch trên nền tảng ngay khi đơn hàng được xác nhận thành công và người mua chấp nhận thanh toán.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ phối hợp với cơ quan liên quan đánh giá tác động của việc điều chỉnh này và yêu cầu các sàn báo cáo về cơ chế thu phí.
Từ 1/4, hai nền tảng thương mại điện tử lớn gồm Shopee, TikTok Shop tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí sàn, phí hoa hồng... những thay đổi này có thể dẫn đến sự dịch chuyển trong thị trường thương mại điện tử.
Kết quả kinh doanh của Sea Group trong quý IV và cả năm 2024 cho thấy tầm quan trọng của Shopee đối với tập đoàn. Doanh thu của công ty tăng 29% so với năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2021. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Sea Group có lãi.
Nghị định 24/2025/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100-200 triệu đồng đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian không xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số trung gian của mình.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
02 "gã khổng lồ" ShopeeFood và Grab chia nhau phần lớn thị phần ở Việt Nam trong cuộc đua mảng giao đồ ăn qua ứng dùn với tỷ lệ lần lượt là 47% và 48%. Lượng thị phần ít ỏi còn lại thuộc về Be (4%) và Gojek (1%) - ứng dụng đã rời đi từ tháng 9/2024.
Từng là một trong những sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất Việt Nam, Tiki đang dần "hụt hơi", đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ". Câu chuyện của sàn TMĐT này ẩn hàm 4 bài học "đắt" và "đắng" cho các startup bản địa Việt Nam trong bối cảnh thị trường TMĐT ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trên chính sân nhà.
Yêu cầu thương nhân, tổ chức sở hữu 120 website và 44 ứng dụng làm rõ việc đã dừng hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc đã giải thể hoặc ngừng hoạt động hoặc không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Sau khi âm thầm hoạt động "chui" sàn thương mại điện tử TEMU vẫn đang trong thời gian chờ đợi xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Temu sẽ phải hoàn tiền và bồi thường cho những khách hàng đã đặt mua sản phẩm trên nền tảng này mà chưa nhận được hàng.
Tính chung cả năm 2024, tổng doanh số giao dịch trên 5 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay (Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo), trung bình mỗi ngày, người Việt chi khoảng hơn 873,6 tỷ đồng để mua hàng online.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?