Giá lợn hơi hôm nay 19/11

Giá lợn hơi hôm nay 19/11 bật tăng mạnh trở lại tại nhiều địa phương trên cả nước.

Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi hôm nay giá lợn hơi hôm nay bật tăng trở lại và dao động trong khoảng từ 59.000 – 62.000 đồng/kg. Trong đó, giá lợn hơi tại Yên Bái, Lào Cai lên ngưỡng 60.000 đồng/kg, tăng 8.000 đồng/kg so với ngày trước đó; còn tại Bắc Giang và Hưng Yên lên mức 62.000 đồng/kg sau khi tăng từ 9.000 - 10.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá lợn hơi hôm nay cũng bật tăng trở lại và dao động trong khoảng từ 56.000 - 61.000 đồng/kg. Trong đó, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Bình Thuận hiện đứng ở mức 56.000 đồng/kg; giá lọn hơi tại Lâm Đồng đứng ở mức 58.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với ngày trước đó. Còn tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi cùng ghi nhận mức giá 61.000 đồng/kg, tăng 9.000 đồng/kg so với ngày trươc đó.

Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi hôm nay dao động trong khoảng từ 57.000 - 63.000 đồng/kg. Theo đó, giá lợn hơi hôm nay tại Đồng Nai đứng ở mức 58.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg; giá lợn hơi tại Hậu Giang 57.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg so với ngày trước đó. Giá lọn hơi Cần Thơ 58.000 đồng/kg; giá lợn hơi Long An 63.000 đồng/kg sau khi tăng lần lượt từ 6.000 - 11.000 đồng/kg.

Giá thực phẩm ngày 19/11: Giá lợn hơi bật tăng mạnh trở lại, lúa gạo chững lại
Giá lợn hơi hôm nay 19/11 bật tăng mạnh trở lại tại nhiều địa phương trên cả nước.

Hiện ngành chăn nuôi phát triển ổn định nhiều năm qua, góp phần đảm bảo sinh kế cho gần 10 triệu nông hộ và cung ứng đủ thịt, trứng, sữa cho gần 100 triệu người dân và khoảng 17 triệu khách du lịch mỗi năm.

Cụ thể, trong giai đoạn 2010-2021, sản lượng thịt các loại tăng 1,7 lần (đạt 6,7 triệu tấn), trứng tăng 2,7 lần (17,5 tỷ quả), sữa tươi tăng 4 lần (1,2 triệu tấn sữa), thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng hơn 2 lần (đạt 21,5 triệu tấn).

Dù đạt những thành tựu đáng ghi nhận, ngành chăn nuôi hiện đối mặt 7 thách thức gồm: Thiên tai và biến đổi khí hậu, dịch bệnh truyền nhiễm, ô nhiễm môi trường, thiếu quỹ đất cho phát triển chăn nuôi.

Bên cạnh đó là cạnh tranh về chất lượng và giá cả sản phẩm trong nước với hàng nhập khẩu. Chi phí sản xuất chăn nuôi tăng cao do lạm phát và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng. Liên kết chuỗi yếu, kết nối giữa sản xuất và thị trường còn hạn chế.

Để hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi, Dự thảo Nghị định quy định về chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi đang được Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xây dựng và lấy ý kiến của các Bộ, ban ngành.

Với 5 chương, 19 điều tập trung vào 2 nhóm chính sách: Đầu tư hỗ trợ phát triển chăn nuôi; Nâng cao hiệu quả chăn nuôi dự thảo nghị định đã đề cập đến một số "điểm nghẽn" của chăn nuôi trong nước. Tuy nhiên, do chăn nuôi hiện có nhiều nghị định, thông tư, đồng thời tỷ lệ số nông hộ nhỏ lẻ còn khá nhiều, các chuyên gia cho rằng tổ biên tập dự thảo nghị định phải cân nhắc và chọn trúng vấn đề, thay vì đầu tư dàn trải. Như vậy, nghị định mới sẽ tạo được cơ chế mới, đặc thù, hiệu lực và có tính đột phá cho ngành chăn nuôi.

Giá lúa gạo hôm nay 19/11

Giá lúa gạo hôm nay 19/11 tại Đồng bằng sông Cửu Long chững lại sau phiên điều chỉnh giảm. Hiện giá gạo dao động quanh mốc 8.900 – 9.700 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 19/11 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định với mặt hàng lúa. Cụ thể, nếp tươi Long An đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 7.900 - 8.000 đồng/kg; OM 18 6.700 - 7.000 đồng/kg; Đài thơm 8 6.700 – 6.800 đồng/kg; lúa OM 5451 6.500 – 6.650 đồng/kg; nàng hoa 9 6.800 – 7.000 đồng/kg; nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg; nếp tươi An Giang 7.200 – 7.300 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.200 – 6.300 đồng/kg; nàng hoa 9 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.

Giá thực phẩm ngày 19/11: Giá lợn hơi bật tăng mạnh trở lại, lúa gạo chững lại
Giá lúa gạo hôm nay 19/11 tại Đồng bằng sông Cửu Long chững lại sau phiên điều chỉnh giảm. Hiện giá gạo dao động quanh mốc 8.900 – 9.700 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm chững lại sau phiên điều chỉnh giảm. Hiện giá gạo nguyên liệu ở mức 8.900 – 9.100 đồng/kg; gạo thành phẩm ở mức 9.500 – 9.700 đồng/kg. Tương tự, với mặt hàng phụ phẩm, giá chững lại sau phiên điều chỉnh giảm. Hiện giá tấm duy trì ở mức 9.400 đồng/kg; cám khô ở mức 8.500.

Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.

Theo các thương lái, hôm nay lượng gạo nguyên liệu về ít, các kho mua ổn định. Nhà máy chào bán gạo đẹp giá tăng nhẹ. Trong tuần qua, thị trường gạo nội địa tương đối ổn định, các kho mua đều, nguồn gạo thu đông về khá hơn nhưng lượng về không đều. Giá lúa thu đông các loại quay đầu tăng trở lại so với mức giá cuối tuần trước.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất duy trì ổn định so với hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn.

Trong khi thị trường xuất khẩu gạo đón nhiều tin vui thì bà con nông dân miền Tây đang đẩy nhanh thu hoạch vụ lúa thu đông. Tại An Giang, vụ thu đông 2022, toàn tỉnh xuống giống 154.686ha lúa, tính đến nay đã thu hoạch gần 4.000ha. Ước thu hoạch dứt điểm vào ngày 20/12/2022, năng suất lúa bình quân đạt 6,21 tấn/ha, sản lượng ước đạt 960.232 tấn.

Trên cơ sở sản xuất vụ thu đông 2022 và diễn biến thời tiết, điều kiện sản xuất. Đối với vụ đông xuân 2022-2023 sắp tới, An Giang dự kiến xuống giống 248.945ha, trong đó lúa 228.527ha, màu 16.775ha và vụ mùa 3.643ha. Ước năng suất lúa bình quân vụ đông xuân đạt 7,4 tấn/ha, sản lượng khoảng 1,7 triệu tấn, vụ mùa 4,16 tấn/ha, sản lượng đạt 15.156 tấn.