Giá thịt lợn ngày 17/8

Giá lợn hơi hôm nay ghi nhận đi ngang tại khu vực miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên, tăng giá nhẹ tại khu vực miền Nam.

Giá lợn hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc đi ngang trên diện rộng và dao động trong khoảng 65.000 - 71.000 đồng/kg. Theo đó, mức giá cao nhất khu vực hiện tại là 71.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hưng Yên và thành phố Hà Nội. Thấp hơn một giá, hiện Bắc Giang, Thái Bình đang được thương lái thu mua ở mức 70.000 đồng/kg. Các địa phương Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang lần lượt ghi nhận mức giá lợn hơi ở mức 69.000 đồng/kg, 68.000 đồng/kg và 68.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất khu vực 65.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nam. Các địa phương còn lại trong khu vực, giá lợn hơi hôm nay dao động trong khoảng 66.000 – 67.000 đồng/kg.

Cùng chung xu hướng thị trường với khu vực miền Bắc, tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá lợn hơi hôm nay đi ngang và dao động trong khoảng 58.000 - 67.000 đồng/kg. Trong đó, các địa phương gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi và Lâm Đồng hiện thu mua lợn hơi với giá 66.000 đồng/kg. Cao hơn một giá, các địa phương gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định và Khánh Hòa đang giao dịch tại mốc cao nhất khu vực là 67.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá cao nhất khu vực. Trong khi đó, Đắk Lắk tiếp tục thu mua lợn hơi với giá 58.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.

Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi hôm nay tiếp tục tăng nhẹ ở một vài tỉnh thành và dao động trong khoảng 62.000 - 70.000 đồng/kg. Cụ thể, cùng tăng 2.000 đồng/kg, các địa phương Bến Tre và Cần Thơ được các thương lái thu mua lần lượt ở mức 65.000 đồng/kg và 66.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, Bình Phước, Tây Ninh và Vũng Tàu đang thu mua lợn hơi với giá 62.000 đồng/kg, không đổi so với hôm qua. Đây cũng là mức giá thấp nhất khu vực. Các địa phương gồm TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Kiên Giang, Đồng Nai và Long An duy trì giao dịch trong khoảng 63.000 - 64.000 đồng/kg. Cà Mau hiện là địa phương có mức giá lợn hơi cao nhất khu vực 70.000 đồng/kg.

Giá thực phẩm ngày 17/8: Thị trường nhiều tín hiệu đáng mừng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 7 tháng năm 2022, Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD để nhập khẩu một số mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính như ngô, đậu tương. Trong khi lượng nhập khẩu giảm thì trị giá nhập khẩu các mặt hàng này lần lượt ở mức tương đương và tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, khối lượng đậu tương nhập khẩu tháng 7/2022 ước đạt 250.000 tấn với trị giá đạt 189,4 triệu USD, đưa tổng khối lượng và trị giá nhập khẩu đậu tương 7 tháng năm 2022 đạt 1,3 triệu tấn và 893,6 triệu USD, tương đương về khối lượng và tăng 22,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Brazil, Mỹ và Canada là 3 thị trường cung cấp đậu tương chính cho Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 với 99,2% thị phần.

Với mặt hàng ngô, ước khối lượng nhập khẩu tháng 7/2022 đạt 500.000 tấn với trị giá đạt 191,7 triệu USD, đưa tổng khối lượng và trị giá nhập khẩu ngô 7 tháng năm 2022 đạt 5,1 triệu tấn và 1,8 tỷ USD, giảm 21,9% về khối lượng nhưng tương đương về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Giá lúa gạo ngày 17/8

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay điều chỉnh tăng với lúa nếp. Thị trường giao dịch ổn định.

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng với mặt hàng lúa nếp. Theo đó, nếp An Giang tăng 100 đồng/kg lên mức 5.900 – 6.100 đồng/kg. Trong khi đó, các chủng loại lúa còn lại, giá đi ngang. Cụ thể, lúa Đài thơm 8 5.800 – 6.000 đồng/kg; lúa OM 18 5.800 – 6.000 đồng/kg; Nàng hoa 9 duy trì ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; IR 504 ở mức 5.300 – 5.450 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.500 – 5.600 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg. Nếp tươi Long An 6.200 – 6.400 đồng/kg; nếp An Giang khô 7.500 – 7.600 đồng/kg; nếp Long An khô 7.700 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu duy trì ổn định. Hiện giá gạo nguyên liệu ở mức 8.150 – 8.250 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm tiếp tục duy trì ổn định ở mức 8.650 – 8.750 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá ổn định. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.500 – 8.600 đồng/kg; cám khô 8.500 – 8.550 đồng/kg.

Tính đến ngày 15/8, nông dân ở các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu và một phần của tỉnh Sóc Trăng đã thu hoạch dứt điểm vụ lúa hè thu 2022. Tỉnh Kiên Giang tập trung sản xuất vụ lúa hè thu và thu đông hiệu quả, đạt 1,95 triệu tấn trở lên; trong đó, lúa hè thu 1,57 triệu tấn để đạt và vượt kế hoạch sản lượng năm 2022 là 4,4 triệu tấn lúa. Với vụ lúa thu đông, tỉnh tập trung xuống giống dứt điểm 80.000 ha theo kế hoạch trong tháng 8 để không ảnh hưởng đến sản xuất vụ lúa đông xuân 2022-2023.

Giá thực phẩm ngày 17/8: Thị trường nhiều tín hiệu đáng mừng

Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu duy trì ổn định. Hiện giá gạo 5% tấm ở mức 393 USD/tấn; gạo 25% tấm 378 USD/tấn, gạo 100% tấm 383 USD/tấn.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, những ngày đầu tháng 8, trong khi giá gạo xuất khẩu Thái Lan đã tăng trở lại, gạo 5% tấm đạt mức khoảng 420 USD/tấn thì gạo cùng phẩm cấp của Việt Nam tiếp tục sụt giảm về mức 393 USD/tấn. Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) cho rằng giá lúa gạo tiếp tục có xu hướng giảm, mất 10 - 15 USD/tấn tùy loại so với đầu tháng trước.

Nguyên nhân là thị trường trầm lắng và đang vào vụ thu hoạch lúa hè thu làm cho giá lúa ở thị trường nội địa giảm nhẹ 100 - 200 đồng so với tháng trước. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nông dân sản xuất lúa, đối tượng chiếm số lượng rất đông.

"Xuất khẩu sụt giảm do Trung Quốc giảm nhập trong khi thị trường tiêu thụ chính là Philippines (chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu) lại chỉ chấp nhận loại gạo có mức giá vừa phải. Những thị trường khác vẫn ổn định nhưng sản lượng nhập không cao. Khả năng thị trường lúa gạo sẽ tiếp tục trầm lắng đến hết vụ thu hoạch lúa hè thu, sang cuối tháng 9 đầu tháng 10 mới có thể khởi sắc trở lại”, ông Nguyễn Văn Đôn dự báo.