Theo MXV, giá dầu quay đầu đi lên trong phiên giao dịch hôm qua khi nguồn cung dầu tại Libya tiếp tục bị gián đoán và kế hoạch giảm sản lượng ở Iraq làm dấy lên lo ngại về sự thắt chặt hơn nữa trên thị trường toàn cầu.
Giá dầu bật tăng trong bối cảnh nguồn cung tại Libya bị gián đoạn kéo dài trong khi Iraq chuẩn bị cho kế hoạch cắt giảm sản lượng vào tháng 9. Bên cạnh đó, lực mua cũng chiếm áp đảo trên thị trường nông sản ngay khi Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố kết quả xuất khẩu khả quan. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng 0,71% lên 2.151 điểm.
Theo MXV, giá dầu quay đầu đi lên trong phiên giao dịch hôm qua khi nguồn cung dầu tại Libya tiếp tục bị gián đoán và kế hoạch giảm sản lượng ở Iraq làm dấy lên lo ngại về sự thắt chặt hơn nữa trên thị trường toàn cầu. Kết phiên, giá dầu thô Brent tăng 1,29 USD, tương đương 1,6%, lên mức 79,94 USD/thùng. Dầu thô WTI tăng gần 1,9%, lên 75,91 USD/thùng.
Gián đoạn nguồn cung dầu ở Libya đã kéo dài sang ngày thứ 5, khiến sản lượng dầu của nước này sụt giảm hơn một nửa, trong khi hoạt động xuất khẩu đã bị tạm ngưng. Theo tính toán của Reuters, hoạt động khai thác khoảng 700.000 thùng dầu mỗi ngày trên tổng số hơn 1 triệu thùng/ngày công suất của nước này đang chịu ảnh hưởng. Rủi ro nguồn cung từ Libya qua đó thúc đẩy đà tăng đối với giá trong bối cảnh thị trường vốn đã thắt chặt dưới tác động đến từ chính sách cắt giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+).
Thêm vào đó, Iraq có kế hoạch giảm sản lượng dầu vào tháng 9 như một phần của kế hoạch bù đắp cho việc sản xuất vượt quá hạn ngạch 4 triệu thùng/ngày đã thỏa thuận với OPEC+. Theo Reuters, Iraq - quốc gia đã sản xuất 4,25 triệu thùng/ngày trong tháng 7 sẽ giảm sản lượng xuống còn từ 3,85 triệu đến 3,9 triệu thùng/ngày vào tháng tới.
Kỳ vọng nhu cầu nhập khẩu dầu thô của châu Á trong tháng 8 cũng là động lực thúc đẩy đà tăng trên thị trường. Cụ thể, theo dữ liệu do LSEG Oil Research tổng hợp, tổng nhập khẩu trong tháng 8 dự kiến là 26,74 triệu thùng/ngày, tăng so với mức 24,56 triệu thùng/ngày của tháng 7. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng mức tăng 2,18 triệu thùng/ngày so với tháng trước được thiết lập sau khi nhập khẩu của Châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm trong tháng 7.
Kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng tới cũng hỗ trợ đà tăng đối với giá dầu. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Atlanta Raphael Bostic trong một phát biểu mới nhất đã đề cập đến việc cắt giảm lãi suất, với quan điểm lạm phát đã phần nào được kiểm soát và tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh hơn dự đoán.
Nhận định về giá xăng trong nước trong kỳ điều chỉnh định kỳ ngày mai (9/1), đại diện một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Hà Nội dự báo sẽ tăng lần thứ 2 liên tiếp. Trong đó, giá các loại xăng có thể tăng 250 - 410 đồng/lít, tùy loại.
Trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu giảm mạnh liên tiếp 2 tuần qua, Bộ Công Thương cho rằng giải pháp bền vững cho mặt hàng này đó là đảm bảo chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
Năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã về đích ngoạn mục với 7,2 tỷ đô la Mỹ. Đây là năm đầu tiên ngành rau quả vượt qua ngưỡng 7 tỷ đô la Mỹ. Hiệp hội Rau quả Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030.
Nhóm kim loại quý đón nhận lực mua tích cực sau khi đồng USD suy yếu mạnh trong phiên chiều. Chỉ số Dollar Index đã quay đầu giảm giảm 0,64% xuống 108,26 điểm.
Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 16,25 tỷ USD, vượt kỷ lục cũ được xác lập năm 2022. Triển vọng xuất khẩu 2025 dự báo tích cực và hướng đích 18 tỷ USD. Sự tăng trưởng này đến từ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU...
Lũy kế, cả năm trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,3%; nhập khẩu tăng 16,7%.
Giá dầu thô Brent tăng 3,7% lên mức 76,5 USD/thùng, ghi nhận mức cao nhất kể từ giữa tháng 10. Trong khi đó, giá dầu thô WTI cũng tăng 4,8% lên gần 74 USD/thùng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 173/2024/NĐ-CP bãi bỏ một phần Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và bãi bỏ Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
31
Thị trường nguyên liệu công nghiệp chứng kiến diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch đầu tuần, trong đó giá ca cao ghi nhận mức tăng ấn tượng sau một tuần giảm mạnh.
Giá dầu thô WTI tăng 0,55% lên gần 71 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent tăng 0,3% lên 74,4 USD/thùng. Đáng chú ý, giá khí đốt tự nhiên đang dao động ở mức cao nhất trong vòng một năm qua.
Khép lại tuần giao dịch vừa qua, sắc đỏ áp đảo trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp, trong đó giá ca cao gây chú ý khi lao dốc tới 15,3%.
Giá ca cao dẫn dắt đà giảm khi mất 7% trong phiên hôm qua. Giới phân tích nhận định nguyên nhân chính là hoạt động chốt lời của giới đầu cơ sau kỳ nghỉ Giáng sinh.
Giá chào khô đậu tương Nam Mỹ về các cảng nước ta tương đối ổn định. Tại cảng Vũng Tàu, giá chào khô đậu tương kỳ hạn giao tháng 2/2025 ở mức 10.300 đồng/kg,
Lĩnh vực chế biến điều thô thành nhân điều xuất khẩu rất phát triển, có tốc độ hiện đại hóa nhanh, máy móc hiện đại đã thay thế cơ bản sức lao động thủ công trong dây chuyền chế biến. Tổng cục Hải quan cho biết giữa tháng 12/2024, xuất khẩu hạt điều đã đạt 4,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành điều, xuất khẩu hạt điều vượt mốc 4 tỷ USD.
Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?