Giá cà phê ngày 29/4

Tại thị trường trong nước tăng mạnh so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Hiện giá cà phê đang dao động trong khoảng 40.400 - 41.000 đồng/kg.

Cụ thể: Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.400 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg.

Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.900 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.900 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.800 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.900 đồng/kg (Chư Prông).

Ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.800 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.900 đồng/kg.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2022 xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng mạnh 51,4% về lượng, tăng 47,7% kim ngạch nhưng giảm nhẹ 2,5% về giá so với tháng 2/2022, đạt 211.015 tấn, tương đương 474,44 triệu USD, giá trung bình 2.248 USD/tấn.

Tính chung quý I/2022, xuất khẩu cà phê tăng 28,4% về lượng, tăng mạnh 60,4% về kim ngạch và tăng 24,9% về giá so với 3 tháng đầu năm 2021, đạt 581.693 tấn, tương đương 1,3 tỷ USD, giá trung bình 2.229 USD/tấn.

Đức là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022, chiếm gần 13% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 73.382 tấn, tương đương 163,18 triệu USD, giá 2.223,7 USD/tấn, tăng 13,5% về lượng, tăng 43,5% về kim ngạch và tăng 26,4% về giá so với cùng kỳ năm 2021; riêng tháng 3/2022 xuất khẩu đạt 26.209 tấn, tương đương 58,79 triệu USD, tăng 52,5% về lượng, tăng 47,3% kim ngạch so với tháng 2/2022.

Xuất khẩu cà phê sang Bỉ tăng rất mạnh, vươn lên đứng thứ 2 thị trường, với mức tăng 446,8% về lượng, tăng 580% kim ngạch, tăng 24,4% về giá so với cùng kỳ, đạt 65.861 tấn, tương đương 135,31 triệu USD, giá 2.054 USD/tấn, chiếm gần 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.

Xuất khẩu cà phê sang thị trường Italia cũng tăng cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2021, đạt 42.611 tấn, tương đương 93,38 triệu USD, giá trung bình 2.191 USD/tấn, chiếm 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.

Nhìn chung, trong 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường tăng mạnh cả về khối lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

Cập nhật giá cà phê thế giới

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 57 USD/tấn ở mức 2.089 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 53 USD/tấn ở mức 2.094 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 2,05 cent/lb, ở mức 217,6 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 1,9 cent/lb, ở mức 217,4 cent/lb.

Phiên vừa qua chứng kiến các quỹ đầu cơ mua mạnh trở lại sau khi đã bán quá tay trước đó. Chính điều này giúp cà phê trên cả 2 sàn tăng trở lại giữa hàng loạt yếu tố bất ổn hiện nay.

Trước đó, giá cà phê trên 2 sàn giảm sâu trước áp lực tiền tệ gia tăng. USDX tiếp tục đà tăng khiến đồng Reais xuống mức thấp trở lại đã hỗ trợ người Brazil mạnh tay bán hàng. Trong khi đó các phiên họp chính sách tiền tệ của Copom – Brasil và Fed – Mỹ cũng gần kề với suy đoán lãi suất cơ bản sẽ được nâng lên.

Báo cáo mới nhất của Citigroup cho rằng trong niên vụ cà phê mới 2022/2023 toàn cầu sẽ dư thừa 3,5 triệu bao so với thiếu hụt 7,3 triệu bao của niên vụ trước đó. Mặc dù Citigroup không giải thích nguyên nhân dư thừa nhưng thị trường đã phán đoán con số phát sinh hơn 10 triệu bao này là do lượng tiêu thụ của Nga và khu vực Đông Âu sụt giảm vì xung đột, hoặc có thể là do Brazil thu hoạch vụ cà phê mới năm nay sẽ là vụ được mùa theo chu kỳ “hai năm một”.

Hiện Đức là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022, chiếm gần 13% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 73.382 tấn, tương đương 163,18 triệu USD, giá 2.223,7 USD/tấn, tăng 13,5% về lượng, tăng 43,5% về kim ngạch và tăng 26,4% về giá so với cùng kỳ năm 2021; riêng tháng 3/2022 xuất khẩu đạt 26.209 tấn, tương đương 58,79 triệu USD, tăng 52,5% về lượng, tăng 47,3% kim ngạch so với tháng 2/2022.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 29/4: Cà phê tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định

Giá hồ tiêu ngày 29/4

Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 76.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 76.500 đồng/kg.

Tại Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 77.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 78.000 đồng/kg.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất ở mức 79.000 đồng/kg.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 3/2022 xuất khẩu hạt tiêu tăng cả khối lượng, kim ngạch và giá so với tháng 2/2022, với mức tăng tương ứng 63,6%, 69,3% và 3,5%, đạt 23.727 tấn, tương đương 111,68 triệu USD, giá trung bình 4.707 USD/tấn.

Tính chung quý I/2022 cả nước xuất khẩu 53.778 tấn hạt tiêu, tương đương 250,8 triệu USD, giá trung bình 4.663,6 USD/tấn, giảm 12,7% về lượng nhưng tăng 39,3% về kim ngạch và tăng 59,6% về giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường Mỹ tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt tiêu của Việt Nam, đạt 15.062 tấn, tương đương 74,18 triệu USD, chiếm 28% trong tổng lượng và chiếm 29,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước, tăng 7,2% về lượng, tăng 66% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021, giá tăng mạnh 54,9%, đạt 4.925 USD/tấn.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU chiếm 16,2% trong tổng lượng và chiếm 17,7% trong tổng kim ngạch, đạt 8.732 tấn, tương đương 44,48 triệu USD, giá 5.094 USD/tấn, tăng mạnh 50% về lượng, tăng 119,8% về kim ngạch, giá tăng 46,5%.

Xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ cũng tăng mạnh 31,7% về lượng, tăng 100,5% về kim ngạch, giá tăng 52,2% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 3.898 tấn, tương đương 17,73 triệu USD, giá 4.549 USD/tấn, chiếm trên 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước.

Nhìn chung, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường trong quý I năm 2022 tăng mạnh so với quý I năm 2021.