Giá cà phê ngày 17/1

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 38.900 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 39.700 đồng/kg.

Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 39.600 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 39.600 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 39.500 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 39.600 đồng/kg (Chư Prông).

Ở Pleiku và La Grai cùng giá 39.500 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 39.500 đồng/kg.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 17/1: Mặt hàng cà phê đứng yên, hồ tiêu tăng nhẹ

Theo số liệu từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê thế giới tháng 11/2021 đạt 9,25 triệu bao cà phê các loại, giảm 12,4% so với tháng 11/2020. Tính chung 2 tháng đầu niên vụ 2021/2022, xuất khẩu cà phê thế giới đạt 18,87 triệu bao, giảm 8,8% so với 2 tháng đầu niên vụ 2020/2021. Nguyên nhân sụt giảm là do sự ách tắc kéo dài trong việc vận chuyển hàng hóa toàn cầu, không phải do thế giới thiếu hụt nguồn cung cà phê.

Nhận định về giá cà phê robusta thu mua trong nước, một số chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới có thể vẫn còn tiếp tục giảm. Tuy nhiên mức giảm không sâu, do lượng cà phê bán ra lớn. Hơn nữa, do cước vận chuyển cà phê sang các nước châu Âu tăng mạnh nên đang có tình trạng các nhà xuất khẩu ép giá trong nước. Hiện cà phê robusta xuất khẩu khá lớn, tuy nhiên, lượng hàng bị ách tắc cũng không nhỏ.

ICO cho biết, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2021-2022 được dự báo sẽ phục hồi và tăng 2,1 triệu bao so với niên vụ trước lên 31,1 triệu bao sau đợt khô hạn nghiêm trọng..

Với cà phê robusta chiếm hơn 95% tổng sản lượng và giá có xu hướng tăng cao hơn trong 12 tháng qua, người trồng cà phê đã có động lực để tăng năng suất bằng cách sẵn sàng đầu tư nhiều hơn cho tưới tiêu cây cà phê trong mùa khô, thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3.

Đồng thời, nông dân tiếp tục trồng xen cà phê với các loại trái cây khác như bơ và sầu riêng để tăng thu nhập.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2021-2022 dự báo tăng 3,6 triệu bao so với niên vụ 2020-2021 lên 26 triệu bao, tồn kho cà phê cũng được dự báo giảm nhẹ.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 giảm 9 USD/tấn ở mức 2.228 USD/tấn, giao tháng 5/2022 giảm 8 USD/tấn ở mức 2.194 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 tăng 2,7 cent/lb ở mức 239,7 cent/lb, giao tháng 5/2022 tăng 2,5 cent/lb ở mức 239,45 cent/lb.

Giá hồ tiêu ngày 17/1

Sáng ngày 17/1, ghi nhận giá hồ tiêu tăng nhẹ 500 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ, giữ nguyên ở các tỉnh Tây Nguyên so với thời điểm cuối tuần trước. Hiện tại, các địa phương đang giao dịch trong khoảng 75.500 - 78.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 76.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 76.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Tại Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 77.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 77.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất ở mức 78.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sau nhiều năm biến động đi xuống, năm 2021, ngành hồ tiêu đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, tạo động lực và niềm tin cho người trồng tiêu, cũng như ngành hồ tiêu Việt Nam khởi sắc, lấy lại vị thế một trong những hàng hóa xuất khẩu tỷ USD như trước đây.

Trước biến động thời tiết và dịch bệnh Covid-19 trong năm 2021, nhiều người sản xuất hồ tiêu sẽ không thu được sản lượng tiêu như dự tính. Điều này xảy ra đồng loạt tại các khu vực sản xuất hồ tiêu trên cả nước.

Thêm vào đó, đại diện Hiệp hội hạt tiêu thế giới (IPC) chia sẻ, ngoài Brazil đang có vụ thu hoạch tiêu trong thời gian này, các quốc gia sản xuất hồ tiêu khác như Indonesia, Ấn Độ lại đang trong tình trạng khan hiếm hàng, nguyên liệu.

Cộng với việc các quốc gia đã ứng phó được phần nào dịch bệnh Covid-19, tiến hành mở cửa trở lại các nhà hàng, quán ăn,… khiến cho lượng tiêu thụ gia vị hồ tiêu tăng vọt.

Trong khi đó, nông dân lại giảm sản xuất vì ứng phó dịch bệnh, cũng như ứng phó cắt lỗ khi giá hồ tiêu giảm trong thời gian qua. Hai xu hướng trái chiều là điều khiến ngành hồ tiêu được dự báo sẽ khan hiếm nguồn cung trong năm 2022.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) lạc quan xuất khẩu hạt tiêu sẽ bật tăng ngay từ quý I/2022 bởi ước tính nhu cầu thu mua trên thế giới khoảng từ 130.000-160.000 tấn, trong khi tổng sản lượng thu hoạch của Việt Nam cả năm chỉ khoảng 150.000 tấn.

Hơn nữa, chất lượng hồ tiêu đang được cải thiện và VPA đang hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến sâu, xây dựng thương hiệu cho mặt hàng mỗi năm mang về trên 3 tỷ USD này.

Các chuyên gia nhận định, để duy trì được mức giá cao trong những năm tiếp theo, việc kiểm soát sự gia tăng về nguồn cung là một trong những yếu tố then chốt. Bên cạnh đó, nông dân cần thay đổi phương pháp sản xuất theo hướng sạch, an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm.