Tại thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (18/11), giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ dao động trong khoảng 112.800 - 113.400 đồng/kg. Trên thị trường nguyên liệu công nghiệp tuần qua là giá ca cao tăng đột biến gần 22% lên hơn 8.500 USD/tấn, là mức tăng hàng tuần lớn thứ hai trong 44 năm qua.
Trong tuần giao dịch vừa qua, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp. Trong đó, cà phê và ca cao thu hút sự chú ý đặc biệt khi có mức tăng đột biến.
Trên thị trường cà phê, giá Arabica đã tăng vọt gần 12% lên hơn 6.200 USD/tấn, là mức tăng hàng tuần mạnh nhất trong gần 8 tháng qua, đồng thời thiết lập mức đỉnh mới trong hơn 13 năm. Giá cà phê Robusta cũng tăng hơn 9% lên gần 4.800 USD/tấn, là tuần tăng thứ hai liên tiếp, lên mức cao nhất trong vòng một tháng.
Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ với phần thắng thuộc về Donald Trump đã tạo kỳ vọng tích cực về thị trường tài chính cũng như kinh tế Mỹ. Điều này khiến giới đầu cơ dịch chuyển dòng tiền từ các thị trường có tính trú ẩn cao như kim loại quý sang các thị trường có tính đầu cơ sinh lời cao như cà phê. Đây là nguyên nhân chính hỗ trợ giá cà phê tăng mạnh.
Bên cạnh yếu tố tài chính, thông tin cơ bản về cung - cầu trên thị trường cũng có những chuyển biến mới, góp phần thúc đẩy giá cà phê tăng trong tuần qua. Tại Brazil, mặc dù mưa đã trở lại từ tháng 10 nhưng lượng mưa thấp hơn mức trung bình lịch sử, khiến giới phân tích lo ngại mùa vụ cà phê 2024 - 2025 sẽ không thể phục hồi hoàn toàn sau những thiệt hại từ đợt nắng nóng kỷ lục trong giai đoạn ra hoa quan trọng. Hãng tư vấn StoneX dự đoán sản lượng cà phê Brazil trong niên vụ 2024 - 2025 giảm 0,4% so với vụ hiện tại, chủ yếu do sự sụt giảm của cà phê Arabica dưới ảnh hưởng từ khô hạn. Theo đó, sản lượng cà phê Arabica vụ tới của quốc gia Nam Mỹ giảm 10,5% so với vụ trước, về còn 40 triệu bao loại 60 kg.
Tại Việt Nam, lo ngại về thời tiết xuất phát từ dự báo La Nina sẽ bắt đầu hoạt động trong những tháng cuối năm nay tại Tây Nguyên, vùng trồng cà phê lớn nhất nước ta. La Nina có thể gây tình trạng mưa lũ nhiều hơn bình thường, làm gián đoạn hoạt động thu hoạch cà phê của nông dân. Tiến độ thu hoạch không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, thậm chí còn làm giảm sản lượng do không đảm bảo được chất lượng hạt. Trước đó, do ảnh hưởng từ đợt nắng nóng kéo dài đầu năm, giới phân tích đã dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024.
Đáng chú ý, sau cuộc họp 2 ngày diễn ra vào 13 - 14/11, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua việc hoãn thời gian thi hành Quy định chống phá rừng EUDR thêm 12 tháng, giống như đề xuất trước đó của Ủy ban châu Âu (EC). EP cũng tìm cách giảm bớt lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng như thịt bò và đậu nành liên quan đến nạn phá rừng. Việc hoãn thời điểm bắt đầu thi hành EUDR được kỳ vọng sẽ hạn chế tình trạng đẩy mạnh mua vào cà phê của các nước nhập khẩu chính tại châu Âu như thời gian qua, khiến giá điều chỉnh nhẹ vào phiên cuối tuần.
Tại thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (18/11), giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ dao động trong khoảng 112.800 - 113.400 đồng/kg. So với cùng kỳ năm ngoái, giá cà phê hiện cao gần gấp đôi từ mức 60.200 - 61.000 đồng/kg. Tính từ đầu năm đến nay, giá cà phê đã tăng hơn 45.000 đồng/kg so với mức 67.500 - 68.400 đồng/kg.
Diễn biến đáng chú ý khác trên thị trường nguyên liệu công nghiệp tuần qua là giá ca cao tăng đột biến gần 22% lên hơn 8.500 USD/tấn, là mức tăng hàng tuần lớn thứ hai trong 44 năm qua. Bên cạnh hỗ trợ từ sự dịch chuyển dòng tiền liên thị trường, lo ngại về khả năng cung ứng ca cao tại Bờ Biển Ngà đã đẩy giá tăng. Được biết, doanh số bán hợp đồng xuất khẩu ca cao cho niên vụ 2024 - 2025 của quốc gia này đã giảm 40% do điều kiện thời tiết xấu gây lo ngại về sản xuất. Việc chậm lại các hợp đồng xuất khẩu có thể gây lo ngại về lượng ca cao cập cảng giai đoạn tháng 1-3/2025. Hiện lượng ca cao cập cảng trong tháng 10 và tháng 11 đều tăng cao, do đó sẽ tiềm ẩn rủi ro cho một đợt giảm mạnh vào tháng 12/2024 và đầu tháng 1/2025.
Tại thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (15/11), giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ dao động trong khoảng 111.800 - 112.200 đồng/kg. So với cùng kỳ năm ngoái, giá cà phê hiện cao gần gấp đôi từ mức 60.200 - 61.000 đồng/kg.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong ngày 15/11, giá chào khô đậu tương Nam Mỹ về các cảng nước ta tương đối ổn định. Tại cảng Vũng Tàu, giá chào khô đậu tương kỳ hạn giao tháng 1/2025 ở mức 10.500 đồng/kg.
Xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao trong tháng 9/2024, với mức tăng 54% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác đạt hơn 228 triệu USD, tăng 67%.
Theo MXV, sắc đỏ tiếp tục đeo bám trên thị trường kim loại do sức ép vĩ mô. Đối với kim loại quý, giá bạc giảm 0,31% về gần 31 USD/oz. Giá bạch kim cũng nối dài đà giảm sang phiên thứ tư liên tiếp khi giảm 0,5%, đưa giá giao dịch về mức 943,5 USD/oz, tiếp tục duy trì ở vùng thấp nhất hai tháng.
Dựa vào diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp xăng dầu nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày 14/11 có thể được điều chỉnh giảm.
Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm 0,92% xuống mức 2.157 điểm. Đáng chú ý, trên thị trường kim loại, toàn bộ 10 mặt hàng giá suy yếu, trong đó giá bạc giảm gần 3%.
Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 6,16 tỷ USD, tăng 27,8% so với tháng trước. Kết quả xuất khẩu nêu trên cũng là mức kỷ lục mà ngành hàng rau quả đạt được từ trước đến nay. Đáng chú ý, sầu riêng là loại trái cây mang lại những kết quả xuất khẩu đầy bất ngờ.
Hiện cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Giá cà phê trong nước tuần qua thêm trung bình 1.000 đồng/kg, hiện đang giao dịch trong khoảng 107.000 - 107.700 đồng/kg.
Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng với tốc độ nhanh nhất vào tháng 10, trước thềm bầu cử Mỹ. Các nhà máy gấp rút đưa hàng tồn kho ra các thị trường lớn để ứng phó với khả năng Mỹ và Liên minh châu Âu áp thêm thuế. Mối đe dọa về một cuộc chiến thương mại hai mặt trận hiện đang hiện rõ hơn bao giờ hết sau chiến thắng của Donald Trump.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?