Bạch kim lập đỉnh 11 năm, làn sóng tích trữ đồng tại Mỹ gia tăng
Chốt phiên, giá bạch kim kéo dài xu hướng tăng thêm 5,51% lên mức 1.433 USD/ounce, tiếp tục neo ở vùng giá kỷ lục trong gần 11 năm trở lại đây.
Giá bạch kim đảo chiều và bật tăng 2,68%, lên mức 1.495,7 USD/oz, tiếp tục neo ở vùng giá cao nhất trong 11 năm qua.
Ở chiều ngược lại, phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến lực mua áp đảo trên toàn bộ 10 mặt hàng trong nhóm kim loại. Trong đó, giá bạch kim đảo chiều và bật tăng 2,68%, lên mức 1.495,7 USD/oz, tiếp tục neo ở vùng giá cao nhất trong 11 năm qua. Theo MXV, đồng đô la Mỹ suy yếu và thị trường liên tục đón nhận các tín hiệu khả quan về triển vọng tiêu thụ là nguyên nhân chính hỗ trợ cho giá bạch kim trong phiên hôm qua.
Hôm qua, chỉ số đô la Mỹ tiếp tục suy yếu sang phiên thứ hai liên tiếp, giảm 0,62% xuống còn 97,85 điểm. Diễn biến này khiến USD mất giá so với các đồng tiền lớn khác, qua đó giúp các kim loại định giá bằng đô la Mỹ trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư quốc tế. Nhờ đó, nhu cầu mua vào gia tăng rõ rệt, góp phần hỗ trợ giá nhiều mặt hàng kim loại đảo chiều phục hồi trên thị trường.
Ngoài ra, giá bạch kim tiếp tục duy trì ở mức cao nhờ nền tảng cung - cầu cân đối vững chắc. Theo số liệu mới nhất từ Hội đồng Đầu tư Bạch kim Thế giới (WPIC), sản lượng khai thác toàn cầu trong quý I chỉ đạt hơn 1 triệu ounce, giảm mạnh 13% so với cùng kỳ năm ngoái và sụt tới 29% so với quý IV/2024. Nguồn cung tái chế cũng ghi nhận mức giảm 13%, từ 428.000 ounce trong quý cuối cùng năm ngoái xuống còn 372.000 ounce trong ba tháng đầu năm nay, khiến tổng nguồn cung sụt giảm đáng kể
Trong khi đó, nhu cầu trang sức bạch kim toàn cầu trong quý I tăng 2% so với quý IV/2024 và tăng tới 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 533.000 oz, chủ yếu nhờ nhu cầu gia tăng tại Trung Quốc.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), nhập khẩu bạch kim của nước này trong tháng 6 đạt 11,8 tấn, tương đương gần 380.000 ounce. Đây là mức cao thứ hai trong vòng một năm trở lại đây, chỉ sau mức đỉnh 12,6 tấn (khoảng 405.000 ounce) ghi nhận vào tháng 5. Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ trang sức bạch kim lớn nhất toàn cầu, chiếm khoảng 20% tổng nhu cầu thế giới trong phân khúc này.
Báo cáo của tổ chức nghiên cứu và tiếp thị bạch kim Platinum Guild International (PGI) đánh giá ngành trang sức bạch kim tại Trung Quốc đang chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc, với sản lượng chế tác trong quý I tăng mạnh tới 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng này được thúc đẩy bởi dòng sản phẩm trang sức bạch kim trơn và đính đá quý, trong bối cảnh nhiều nhà chế tác có xu hướng chuyển dịch từ trang sức vàng sang bạch kim do giá vàng liên tục neo ở mức cao.
Đáng chú ý, cũng trong quý I, đã có hơn 40 showroom chuyên bán sỉ bạch kim được khai trương tại Trung Quốc, cho thấy sự mở rộng nhanh chóng của hệ thống phân phối. Mặc dù đây thường là giai đoạn trầm lắng trong năm đối với ngành trang sức Trung Quốc, doanh số bán lẻ bạch kim tại thị trường này vẫn ghi nhận mức tăng 16% so với cùng kỳ 2024, phản ánh nhu cầu ngày càng lớn từ người tiêu dùng.
Chốt phiên, giá bạch kim kéo dài xu hướng tăng thêm 5,51% lên mức 1.433 USD/ounce, tiếp tục neo ở vùng giá kỷ lục trong gần 11 năm trở lại đây.
Giá dầu Brent tiếp tục giảm nhẹ khoảng 0,1%, rơi xuống mốc 69,21 USD/thùng; trong khi giá dầu WTI cũng ghi nhận mức giảm khoảng 0,21%, dừng ở mốc 67,2 USD/thùng.
Lần đầu tiên quả vải Việt Nam đã có mặt trên kệ hàng của Costco – chuỗi siêu thị bán lẻ hàng đầu tại Hoa Kỳ và Canada với tổng cộng 635 điểm bán.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 6/2025, kim ngạch XK cá tra Việt Nam đạt 194 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế xuất khẩu (XK) cá tra trong nửa đầu năm nay đạt 1,023 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá tra của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 ghi nhận kết quả tích cực, dù môi trường thương mại quốc tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro
Giá dầu Brent đã lại rơi khỏi ngưỡng 70 USD/thùng, dừng ở mốc 69,28 USD/thùng, tương ứng với mức giảm tuần 1,53%.
Sau chuỗi hồi phục ấn tượng trong tuần trước, thị trường cà phê nội địa hiện đang ở trạng thái “tạm nghỉ”, giá hồ tiêu ghi nhận cao nhất giữ mức 140.000 đồng/kg.
Giá dầu WTI đã ghi nhận mức tăng lên tới 1,75%, dừng ở mốc 67,54 USD/thùng, giá dầu Brent cũng đã tiệm cận ngưỡng 70 USD/thùng, leo lên mốc 69,52 USD/thùng.
Từ 15h00 ngày 17/7, Liên bộ Công Thương - Tài chính đã giảm giá bán lẻ với các mặt hàng xăng.
Hai mặt hàng dầu thô chính đều giảm nhẹ dưới 0,3%, giá dầu Brent dừng ở mốc 68,52 USD/thùng giảm 0,28%; giá dầu WTI ghi nhận mức giảm 0,21%, xuống mốc 66,38 USD/thùng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua (16/7), sắc xanh bao phủ lên hầu hết các mặt hàng chủ chốt trong nhóm nông sản. Trong đó, giá đậu tương đã chấm dứt chuỗi ba phiên suy yếu liên tiếp, quay đầu phục hồi hơn 1,8%, lên mức 372,4 USD/tấn.
Theo dự báo của các doanh nghiệp xăng dầu, trước biến động của giá dầu thế giới, giá xăng trong nước ngày 17/7 có thể giảm nhẹ.
Sáng ngày 16/7, thị trường ghi nhận cả hai mặt hàng cà phê và hồ tiêu đều bật tăng giá dữ dội. Trong đó, cà phê mức tăng từ 6.100 - 6.300 đồng/kg.
Không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường, nhóm kim loại trong phiên giao dịch hôm qua cũng tiếp tục nối dài đà suy yếu trong bối cảnh thị trường liên tục đón nhận những thông tin kém lạc quan về tình hình tiêu thụ.
Bộ Thương mại Mỹ vừa tuyên bố áp thuế chống bán phá giá 17,09% đối với cà chua tươi nhập khẩu từ Mexico, đồng thời rút khỏi thỏa thuận thương mại song phương về mặt hàng này.
Theo thỏa thuận, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ giảm mức thuế quan đối ứng 32% với hàng hóa Indonesia mà ông công bố tuần trước xuống còn 19%...
Giá dầu Brent dừng ở mốc 69,2 USD/thùng, tương ứng với mức giảm 1,63%. Giá dầu WTI cũng đã ghi nhận mức giảm lên tới 2,15%, rơi xuống mốc 66,98 USD/thùng.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 13/7 cho biết khối này sẽ gia hạn việc tạm dừng các biện pháp trả đũa thuế quan của Mỹ cho đến đầu tháng 8.
Xì gà, giữ nguyên thuế suất hiện hành là 75% và bổ sung mức thuế tuyệt đối, tăng theo lộ trình là 20.000 đồng/điếu/năm từ năm 2027, lên mức 100.000 đồng/điếu đến năm 2031. Với thuốc lá sợi, thuốc lào và các dạng khác, tăng theo lộ trình là 20.000 đồng/100g hoặc 100ml/năm từ năm 2027, đến năm 2031 lên 100.000 đồng/100g hoặc 100ml.
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Trong đó, Bộ đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay.
Giá dầu Brent lại rơi khỏi ngưỡng 70 USD/thùng, dừng ở mốc 68,64 USD/thùng, tương ứng với mức giảm 2,21%.
Giá xăng E5RON92 tăng 214 đồng/lít, lên mức 19.659 đồng/lít; xăng RON95 tăng 184 đồng/lít, lên mức 20.090 đồng/lít.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?