Gã khổng lồ hàng xa xỉ - LVMH doanh số sụt giảm trong quý II/2023
Gã khổng lồ hàng xa xỉ - LVMH doanh số sụt giảm trong quý II/2023

Theo công bố của LVMH cho thấy, kết quả kinh doanh đáng thất vọng tại thị trường Mỹ được công bố sau khi chủ sở hữu của Cartier và Richemont báo cáo doanh số bán hàng tại Mỹ giảm 4% hồi đầu tháng 7/2023.

Theo đó, giá cổ phiếu của Richemont đã giảm 10% sau tin này, gây áp lực lên cổ phiếu của các thương hiệu xa xỉ khác trong suốt cả tuần. Các nhà phân tích cũng đã chuẩn bị cho khả năng ngành hàng xa xỉ của Mỹ sẽ tiếp đà lao dốc.

Trong hội nghị báo cáo tài chính của LVMH hôm thứ 3 (25/7), Giám đốc tài chính Jean - Jacques Guiony cho biết doanh số bán hàng giảm ở Mỹ là do người tiêu dùng không còn chi tiêu nhiều cho các sản phẩm. Mặc dù ông cho rằng mình không thể giải thích lý do chính xác của sự sụt giảm, nhưng có lẽ COVID-19 cũng là một trong những nguyên nhân chính.

Ông Guiony cho rằng, gần đây hàng hiệu xa xỉ tại các thương hiệu đắt tiền nhất của LVMH đang tăng giá tốt ở Mỹ, có lẽ là do những người mua sắm giàu có ít nhạy cảm hơn với lạm phát, nợ sinh viên và nền kinh tế. Phân khúc bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Mỹ là rượu vang và rượu mạnh - đặc biệt là rượu cognac. LVMH cho biết họ đã phải vật lộn với các vấn đề về hàng tồn kho trong và sau đại dịch, khiến giá cả và nguồn cung khó kiểm soát.

Gã khổng lồ hàng xa xỉ - LVMH doanh số sụt giảm trong quý II/2023

Cũng theo ông Guiony, nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ tại thị trường Mỹ xảy ra khi người Mỹ đi nghỉ ở châu Âu và mua sắm những mặt hàng xa xỉ ở đó như: Paris, Rome hay London... Điều này tạo ra xu hướng chi tiêu trái ngược giữa Mỹ và các nước kể trên. Cụ thể, doanh số bán hàng của LVMH ở châu Âu đã tăng 18% trong quý II/2023 và khách du lịch chiếm gần một nửa trong doanh số.

Trước đó, LVMH cũng đã đưa ra báo cáo về sự thay đổi tương tự vào năm ngoái, khi người Mỹ ồ ạt quay trở lại châu Âu, làm giảm một phần doanh số bán hàng ở quốc gia này.

Trong khi đó, thị trường Trung Quốc lại trái ngược hoàn toàn so với Mỹ. LVMH báo cáo doanh số bán hàng tăng 17% trong quý II/2023, nhờ mức tăng 34% ở châu Á, ngoại trừ Nhật Bản.

Ông Guiony cho rằng mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại, nhưng chi tiêu cho hàng hóa xa xỉ ở quốc gia này vẫn tăng mạnh sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ vào cuối năm ngoái.

Thương hiệu trang sức Bulgari đã có doanh thu quý II/2023 ổn định nhờ hoạt động tốt ở châu Á trong khi Tiffany lại bấp bênh do phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường Mỹ.