Đúng 09h00 ngày 4/10 (07h00 giờ Việt Nam), mọi giao dịch với tất cả công cụ tài chính liên quan đến Evergrande đã bị đình chỉ trên sàn giao dịch Hong Kong.
Tuyên bố này được đăng trên trang website của sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong với nội dung ngắn gọn: “Giao dịch cổ phiếu của Tập đoàn Evergrande Trung Quốc sẽ dừng lại vào lúc 09h00 ngày 4/10 (07h00 giờ Việt Nam). Mọi giao dịch đối với tất cả các công cụ tài chính có cấu trúc liên quan đến công ty này cũng sẽ bị đình chỉ”.
Trước đó, có thông tin nói rằng thị trường chứng khoán châu Á đang phải gánh chịu hậu quả do các khoản nợ của nhà phát triển bất động sản thuộc hàng những công ty lớn nhất Trung Quốc China Evergrande, thêm vào đó là tình hình khủng hoảng liên quan đến sự lây lan SARS-CoV-2 biến thể Delta.
Cùng bị ngưng giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong còn có cổ phiếu của một công ty con của Evergrande là công ty Dịch vụ bất động sản Evergrande (EPSG).
Tuy nhiên, giới điều hành không nói rõ lý do ngưng giao dịch này. Evergrande cũng không phản hồi trước đề nghị cho biết phản ứng trước thông tin này của báo chí.
Theo báo cáo tài chính mới nhất của Evergrande, tập đoàn này có khoản nợ ngắn hạn phải trả lên đến 240 tỉ nhân dân tệ (37 tỉ USD) tính tới thời điểm tháng 6/2022.
Trong thời gian giao dịch, chỉ số Hang Seng của Hong Kong (HSI) chạm mức thấp nhất trong 11 tháng qua và giảm 0,3% vào giữa phiên, còn đà tăng đầu giờ của cổ phiếu ngân hàng và bất động sản cũng giảm nhẹ.
Cổ phiếu của nhiều tập đoàn bất động sản lớn khác tại Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Hongkong ngay lập tức chịu tác động mạnh. Giá cổ phiếu của tập đoàn bất động sản Quảng Châu R&F rớt 7%, của Sunac China Holdings và Country Garden giảm lần lượt 8% và 4% trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 4/10.
Từng là nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc, Evergrande hiện được đưa vào diện cần phải tiến hành một đợt tái cấu trúc lớn nhất trong lịch sử. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, cổ phiếu của Evergrande đã mất 82% giá trị, còn cổ phiếu của EPSG giảm giá 43%.
Nhưng rắc rối này của Evergrande xuất phát từ nguyên nhân Evergrande đã hai lần không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán lãi suất trái phiếu đúng hạn cho nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư toàn cầu đang nắm giữ trái phiếu bằng đồng USD của Evergrande đã không thể nhận được khoản chi trả lãi suất đáo hạn ngày 23/9. Khoản tiền này trị giá khoảng 83,5 triệu USD, ứng với lượng trái phiếu phát hành 2,93 tỉ USD. Kế đến là khoản lãi suất trái phiếu 45,2 triệu USD đáo hạn trong tuần trước.
Không những thế, Evergrande còn đang phải đối mặt với khoản trả lãi suất trái phiếu bằng USD trị giá 162,38 triệu USD trong tháng 11/2021. Tính tổng cộng, Evergrande đang phải gánh khoản nợ khoảng 20 tỉ USD trái phiếu phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài.
Theo báo cáo tài chính mới nhất của Evergrande, tập đoàn này có khoản nợ ngắn hạn phải trả lên đến 240 tỉ nhân dân tệ (37 tỉ USD) tính tới thời điểm tháng 6/2022, trong đó có tiền vay ngân hàng, tiền trả cho nhà đầu tư trong nước và trả lãi trái phiếu cho trái chủ là nhà đầu tư nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết liên quan đến chất vấn của đại biểu, trong đó nhấn mạnh hai nội dung đáng chú ý: nghiên cứu triển khai tiền kỹ thuật số (CBDC) và kiểm soát hoạt động sàn Forex trái phép.
Ngày 5/5 giá vàng trong nước niêm yết giá vàng miếng trong khoảng 118,5 – 121,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). So với đỉnh giá ngày 22/4 - vàng SJC ở mức 124 triệu đồng/lượng, nếu nay bán ra thì nhà đầu tư lỗ kép khoảng 7,8 triệu đồng/lượng.
Tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của hơn 90 doanh nghiệp này là khoảng hơn 200.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 16,5% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ toàn thị trường. Phần lớn trong số các tổ chức phát hành này là các doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản”.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất kỳ hạn qua đêm vẫn được duy trì dưới mốc 3%, dao động quanh mức 2,54% trong phiên đầu tuần. Lãi suất các kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng giảm nhẹ, dao động từ 4,16% đến 4,77%.
Tuần qua, thị trường trong nước bước vào kỳ nghỉ lễ dài 5 ngày từ hôm thứ Tư cho tới cuối tuần. Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng lên cao hơn so với tuần trước, hiện là 24.956 đồng/USD. Còn giá bán USD tạm dừng ở mốc 26.203 đồng/USD.
CEO Jensen Huang đã kiếm hàng chục tỷ USD trong những năm gần đây từ cổ phần của mình tại Nvidia, nhưng đây mới là lần đầu tiên ông được tăng lương sau một thập kỷ.
Theo định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, tất cả các hộ kinh doanh sẽ phải thực hiện chế độ tự khai, tự nộp thuế và thực hiện sổ sách hóa đơn, chứng từ.
Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) mới đây cho thấy, nhu cầu vàng thỏi và tiền vàng của Việt Nam giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 12 tấn vàng trong quý I năm nay.
Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý do dính hàng loạt sai phạm lĩnh vực chứng khoán như: Ém thông tin giao dịch, sử dụng vốn huy động từ trái phiếu sai mục đích, sai lệch dữ liệu báo cáo tài chính...
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố một loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều doanh nghiệp do không tuân thủ các quy định về công bố thông tin, quản trị doanh nghiệp và sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu. Các mức xử phạt dao động từ vài chục triệu đến hơn 1 tỷ đồng, phản ánh mức độ nghiêm trọng của từng hành vi vi phạm.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 119/2020/TT-BTC quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 68/2024/TT-BTC.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?