Theo một thành viên group Bphone chia sẻ, CEO BKAV - Nguyễn Tử Quang đã có những hé lộ bất ngờ khi được Bfans đặt câu hỏi: "Bkav có mua lại nhà máy Vsmart không?".
Bkav sẽ cân nhắc vào thời điểm thích hợp để mua nhà máy
Chiều 18/5, trên group Facebook Bphone Fans Club - Trải nghiệm không giới hạn, một thành viên của nhóm này đã có những chia sẻ vô cùng bất ngờ về CEO BKAV - ông Nguyễn Tử Quảng.
Theo chia sẻ của thành viên Bphone, ông Nguyễn Tử Quảng cho rằng Bkav đầu tư R&D, xây dựng nền tảng các công nghệ lõi, khi số lượng lớn thì Bkav thuê nhà máy bên ngoài gia công, tương tự như Apple đang làm. Giá trị smartphone nằm ở khâu thiết kế, R&D, không nằm ở nhà máy.
Cụ thể, theo thành viên này đã đăng tải: "Có nhiều bạn Bfans đặt câu hỏi: Bkav có mua lại nhà máy Vsmart không? Mình đã đem vấn đề này hỏi anh Nguyễn Tử Quảng. Như anh Quảng có chia sẻ là cách làm của 2 công ty khác nhau.
Bkav đầu tư R&D, xây dựng nền tảng các công nghệ lõi, khi số lượng lớn thì Bkav thuê nhà máy bên ngoài gia công, tương tự như Apple đang làm. Giá trị smartphone nằm ở khâu thiết kế, R&D, không nằm ở nhà máy.
Trừ khi là sản xuất hàng trăm triệu thiết bị mỗi năm, để tối ưu lợi nhuận hơn nữa, dù chi phí gia công không phải quá lớn, Bkav sẽ cân nhắc vào thời điểm thích hợp để mua nhà máy."
Trước đó, vào ngày 10/5 sau khi thông tin Vingroup tuyên bố dừng sản xuất điện thoại và tivi xuất hiện trên các phương tiện thông đại chúng, ông Nguyễn Tử Quảng cũng chia sẻ rằng "đoán trước được sự rút lui khỏi thị trường của Vsmart, nhưng không khỏi lấy làm tiếc khi điều này đã diễn ra vào ngày hôm qua".
Tuy nhiên, trong khi ông Nguyễn Việt Quang - Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cho rằng: “Việc sản xuất điện thoại hoặc ti vi thông minh đã không còn mang lại khả năng đột phá, tạo ra giá trị khác biệt cho người dùng” thì CEO Nguyễn Tử Quảng lại khẳng định: "Smartphone là TINH HOA CÔNG NGHỆ. Làm chủ các công nghệ lõi khi nghiên cứu, thiết kế và sản xuất Smartphone là chúng ta đã nắm được hầu hết các lĩnh vực công nghệ khó nhất, MỚI NHẤT CỦA THẾ GIỚI. Trong hàng thập kỷ tới CÁC CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT của nhân loại sẽ VẪN XOAY QUANH SMARTPHONE".
Được biết, ngoài VinSmart thì hàng loạt ông lớn công nghệ như Xiaomi, Huawei, Sony, Apple, Baidu... cũng đang "nhăm nhe" chen chân vào thị trường sản xuất ô tô.
Thống kê năm 2020, tổng lượng xuất xưởng điện thoại thông minh toàn cầu đạt 1.332,5 tỉ chiếc, có xu hướng giảm trong ba năm liên tiếp. Trong top 5 nhà sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới năm 2020, chỉ có hai nhà sản xuất điện thoại di động là Apple và Xiaomi có doanh số tăng lên, lần lượt tăng 3,3% và 15,7%.
Theo các chuyên gia thì so với sản phẩm điện thoại di động, ô tô vẫn phức tạp hơn nhiều. Toàn bộ chuỗi cung ứng liên quan đến linh kiện, vật liệu phong phú hơn và có mối quan hệ mật thiết đến cuộc sống. Nếu điện thoại có môi trường hoạt động đơn giản thì ô tô cần phải hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Đây là những thách thức cho những "tay chơi mới".
Với "Cuộc đua trong ngành ô tô điện mới chỉ bắt đầu", nhà phân tích Dan Ives thuộc Wedbush Securities nhận định. Và ô tô điện cũng chính là mục tiêu mà VinSmart hướng tới sau khi từ bỏ mảng smartphone, tivi dù hãng này đang là "điều khiển cuộc chơi" thị trường điện thoại trong nước khi đứng thứ 5 trong danh sách hãng bán nhiều smartphone tại Việt Nam, vượt qua cả Apple. (Báo cáo của Canalys tháng 3/2020).
CEO BKAV vội vã sửa nội dung trên Facebook sau khi khẳng định vụ lộ thông tin 10.000 người Việt là dữ liệu của một ứng dụng tiền ảo PI
Liên quan về vụ lộ thông tin 10.000 người Việt, ông Nguyễn Tử Quảng khẳng định trên trang Facebook cá nhân ngày 18/5 rằng các chuyên gia an ninh của BKAV nhận định đây chỉ là "dữ liệu của một ứng dụng tiền ảo Pi, không liên quan đến dữ liệu quốc gia dân cư".
Sau khi thông tin cá nhân của hàng chục nghìn người dùng Việt mới bị thành viên Ox1337xO rao bán trên một diễn đàn hacker, cụ thể 17 GB dữ liệu này bao gồm ảnh chụp CMND, căn cước công dân (mặt trước, mặt sau), ảnh/video selfie, đi kèm địa chỉ, số điện thoại và email. Loạt dữ liệu này được rao bán với giá 9 nghìn USD (khoảng 207 triệu đồng).
Liên quan về vấn đề này, ông Nguyễn Tử Quảng khẳng định trên trang Facebook cá nhân ngày 18/5 rằng các chuyên gia an ninh của BKAV nhận định đây chỉ là "dữ liệu của một ứng dụng tiền ảo Pi, không liên quan đến dữ liệu quốc gia dân cư".
Nhưng ngay lập tức, chia sẻ này của CEO BKAV đã bị hàng trăm người dùng phản ánh rằng KYC (Know Your Customer - quá trình xác minh danh tính) trên ứng dụng tiền ảo Pi không sử dụng CMND hay căn cước công dân mà ứng dụng tiền ảo Pi xác minh danh tính thông qua ứng dụng thứ 3 là YOTI, mà YOTI thì chỉ chấp thuận xác minh bằng hộ chiếu.
Do đó, không thể nào có chuyện ứng dụng tiền ảo Pi làm lộ thông tin CMND hay căn cước công dân của người dùng được cả.
Chia sẻ mới nhất về vụ lộ thông tin của hàng chục nghìn người Việt Nam của ông Nguyễn Tử Quảng đã không còn nhắc tới ứng dụng tiền ảo Pi.
Chỉ ít giờ sau khi bị cộng đồng chơi tiền ảo "bóc mẽ", nội dung chỉa sẻ của ông Nguyễn Tử Quảng đã lập tức được chỉnh sửa và bỏ đoạn "dữ liệu của một ứng dụng tiền ảo Pi". Nhưng điều này, vẫn khiến cộng đồng tiền ảo cảm thấy "thất vọng" vì nhận định của "các chuyên gia an ninh của BKAV" đã ảnh hưởng đến uy tín của cộng đồng tiền ảo Pi.
Vẫn chưa thấy xuất hiện máy thở của BKAV dù tình hình dịch Covid-19 đang vô cùng căng thẳng
Tháng 4/2020, ông Nguyễn Tử Quảng từng tuyên bố tham gia sản xuất hai model máy thở khác nhau. Trong đó, Model "PB560" được sản xuất dựa trên thiết kế có sẵn của hãng Medtronic (Mỹ), trong khi model "BAC385" được BKAV thiết kế với sự hỗ trợ từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. CEO BKAV cũng từng cho biết sẽ "sẵn sàng sản xuất máy thở phi lợi nhuận cho mục đích chống dịch".
Tháng 11/2020, trên website chính thức của BKAV thông báo hệ thống trợ thở ôxy dòng cao HFNC BAC385 đạt chứng nhận ISO cho các thiết bị y tế ISO 13485:2017 do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp. BKAV cũng cho biết, BAC385 là thiết bị Y tế do Bkav phối hợp với các bác sỹ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương phát triển. Chúng tôi sản xuất thiết bị này với mục đích sẵn sàng chống dịch bệnh, trong tình huống giả định số người nhiễm COVID-19 tại Việt Nam tăng cao.
Tính đến 6h sáng 19/5, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 4.543 ca mắc Covid-19, trong đó có 3.072 ca lây nhiễm trong nước. Từ 27/4 đến nay, Bộ Y tế công bố 1.502 trường hợp lây nhiễm cộng đồng. Về tình hình điều trị, các cơ sở y tế đã chữa khỏi cho 2.687 bệnh nhân Covid-19. Những người chưa khỏi bệnh có 23 ca ba lần âm tính SARS-CoV-2 liên tiếp, 29 ca đã âm tính lần hai và 37 ca âm tính lần đầu. Số ca Covid-19 tử vong là 37 bệnh nhân.
Tổng số trường hợp tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe trên cả nước là 121.010 người. Trong đó, 2.217 người cách ly tại bệnh viện, 32.348 người cách ly tập trung tại cơ sở khác, 86.445 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Dù tình hình dịch Covid-19 trong hơn một năm qua diễn ra vô cùng căng thẳng tại Việt Nam và thế giới, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thấy sự xuất hiện của máy thở do BKAV sản xuất.
Trong khi chưa thấy sự xuất hiện của máy thở do BKAV sản xuất thì CEO Nguyễn Tử Quảng lại tiết lộ rằng Bkav đã lập một nhóm nghiên cứu vaccine thế hệ mới từ đầu mùa dịch và cho rằng nghiên cứu vaccine là "cơ hội của các công ty công nghệ", ông chia sẻ rằng một số công ty sản xuất vaccine như Pfizer hay Moderna "có sự tham gia mạnh mẽ của tỷ phú công nghệ Bill Gates".
Đáng chú ý, ông Nguyễn Tử Quảng còn đưa ra nhận định về việc nghiên cứu sản xuất vaccine có những điểm tương đồng so với lập trình phần mềm diệt virus. Bkav muốn tham gia vào lĩnh vực này bởi như “thảm họa Covid” đã và đang diễn ra, tới đây sẽ không phải là vũ khí hạt nhân và mà là vũ khí sinh học. Và nếu không có công nghệ để chế tạo vaccine bằng những không nghệ mới thì “khó mà sống nổi” với mấy con virus tương tự như virus Corona.
Theo Bộ Tài chính, số liệu quản lý thuế trong 3 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 296 nghìn tỷ đồng. 3 tháng đầu năm 2025, số thuế đã nộp là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kì.
Từng được xem là mỏ vàng tỷ USD của thương mại điện tử, ngành livestream bán hàng giờ đây đang phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng niềm tin và hiệu quả.
Tại Dự thảo Nghị định Quản lý thuế với kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), Bộ Tài chính đề xuất tổ chức quản lý sàn bán lẻ online trong và ngoài nước được khấu trừ, nộp thay thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân của người bán với mỗi giao dịch trên nền tảng ngay khi đơn hàng được xác nhận thành công và người mua chấp nhận thanh toán.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ phối hợp với cơ quan liên quan đánh giá tác động của việc điều chỉnh này và yêu cầu các sàn báo cáo về cơ chế thu phí.
Từ 1/4, hai nền tảng thương mại điện tử lớn gồm Shopee, TikTok Shop tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí sàn, phí hoa hồng... những thay đổi này có thể dẫn đến sự dịch chuyển trong thị trường thương mại điện tử.
Kết quả kinh doanh của Sea Group trong quý IV và cả năm 2024 cho thấy tầm quan trọng của Shopee đối với tập đoàn. Doanh thu của công ty tăng 29% so với năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2021. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Sea Group có lãi.
Nghị định 24/2025/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100-200 triệu đồng đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian không xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số trung gian của mình.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
02 "gã khổng lồ" ShopeeFood và Grab chia nhau phần lớn thị phần ở Việt Nam trong cuộc đua mảng giao đồ ăn qua ứng dùn với tỷ lệ lần lượt là 47% và 48%. Lượng thị phần ít ỏi còn lại thuộc về Be (4%) và Gojek (1%) - ứng dụng đã rời đi từ tháng 9/2024.
Từng là một trong những sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất Việt Nam, Tiki đang dần "hụt hơi", đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ". Câu chuyện của sàn TMĐT này ẩn hàm 4 bài học "đắt" và "đắng" cho các startup bản địa Việt Nam trong bối cảnh thị trường TMĐT ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trên chính sân nhà.
Yêu cầu thương nhân, tổ chức sở hữu 120 website và 44 ứng dụng làm rõ việc đã dừng hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc đã giải thể hoặc ngừng hoạt động hoặc không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Sau khi âm thầm hoạt động "chui" sàn thương mại điện tử TEMU vẫn đang trong thời gian chờ đợi xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Temu sẽ phải hoàn tiền và bồi thường cho những khách hàng đã đặt mua sản phẩm trên nền tảng này mà chưa nhận được hàng.
Tính chung cả năm 2024, tổng doanh số giao dịch trên 5 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay (Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo), trung bình mỗi ngày, người Việt chi khoảng hơn 873,6 tỷ đồng để mua hàng online.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Tại Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử để định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Mai Sơn cho biết, trên cả nước, tổng số cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bị đưa vào diện rà soát nghĩa vụ thuế là 76.428 người. Trong đó hơn 30 nghìn người bị xử lý về nghĩa vụ nộp thuế, tổng số tiền truy thu, xử phạt khoảng 1.223 tỷ đồng.
Mỹ yêu cầu các Giám đốc điều hành của Apple và Alphabet - công ty mẹ của Google phải sẵn sàng xóa TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng tại Mỹ trước ngày 19/1/2025.
Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, lũy kế 11 tháng năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 108.000 tỷ đồng, tăng 22% so với số thuế bình quân 11 tháng năm 2023.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?