Giá ca cao giảm 7% do áp lực chốt lời
Thị trườngGiá ca cao dẫn dắt đà giảm khi mất 7% trong phiên hôm qua. Giới phân tích nhận định nguyên nhân chính là hoạt động chốt lời của giới đầu cơ sau kỳ nghỉ Giáng sinh.
Theo công ty LPD - đơn vị phân phối chính hãng các sản phẩm của Orient Star và Orient tại Việt Nam thì VNWatch, Doseco.vn, Hung Doseco, Đồng hồ Phố là những đơn vị kinh doanh sản phẩm Orient Star, Orient không chính hãng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo thông báo từ công ty Phân phối Sản phẩm Cao cấp LPD (tiền thân là công ty Tân Hải Minh) – đơn vị phân phối chính hãng các sản phẩm của Orient Star và Orient tại Việt Nam, theo giấy phép ủy quyền của Seiko Epson Nhật Bản (đơn vị sở hữu thương hiệu Orient Star và Orient) thì tại Việt Nam có hàng loạt cá nhân/tổ chức giả mạo thương hiệu Orient Star và Orient để kinh doanh các sản phẩm làm giả, làm nhái hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, đang gây ra thiệt hại rất lớn đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cũng như uy tín của thương hiệu Orient Star và Orient tại thị trường Việt Nam.
Tại Việt Nam có hàng loạt cá nhân/tổ chức giả mạo thương hiệu Orient Star và Orient để kinh doanh các sản phẩm làm giả, làm nhái hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, đang gây ra thiệt hại rất lớn đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng |
Cụ thể, các đơn vị kinh doanh sản phẩm giả mạo thương hiệu Orient Star và Orient bao gồm:
1. Website Orient Việt Nam giả mạo: kinh doanh sản phẩm giả mạo thương hiệu: ĐỒNG HỒ ORIENT VIỆT NAM (orientvietnam.com.vn)
2. Facebook fanpage Orient Vietnam giả mạo: quảng cáo sản phẩm giả mạo thương hiệu Orient https://www.facebook.com/profile.php?id=61553615061214
3. Bảo Tín Watch (baotinwatch.net)
4. Japan Watch (japawatch.com)
5. Orient Store – Đồng hồ chính hãng: quảng cáo sản phẩm giả mạo thương hiệu Orient https://www.facebook.com/orientstorehn
6. Orient Store: quảng cáo sản phẩm giả mạo thương hiệu Orient https://www.facebook.com/profile.php?id=100083155311430
– VNWatch.
– Doseco.vn
– Hung Doseco.
– Đồng hồ Phố.
Cũng trong thông báo, công ty LPD nhấn mạnh cùng với Seiko Epson đang thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn nữa để giải quyết tình trạng này. Trong đó, Seiko Epson đã ký kết với Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương thông qua đại diện là Công ty Luật quốc tế React về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác phòng, chống hàng giả, hàng lậu.
Thử dùng từ khóa "đồng hồ orient chính hãng" để tìm kiếm trên Google, kết quả trả về với nội dung được tài trợ xuất hiện ở đầu trang kết quả là Doseco.vn với tiêu đề Đồng hồ orient chính hãng - Cửa hàng bán Orient chính hãng...
Cửa hàng Doseco tại 254 Lê Trọng Tấn, Hà Nội. |
Theo lời giới thiệu trên website thì thương hiệu Doseco - hay còn được biết đến với cái tên ‘số 1 về đồng hồ qua sử dụng’ được thành lập từ năm 2015 và cho đến nay đã có kinh nghiệm 8 năm về mảng đồng hồ chính hãng. Ngoài các sản phẩm đồng hồ thì Doseco còn kinh doanh nước hoa (chiết, full); kính mắt, túi ví… Tất cả đều được Doseco khẳng định 100% chính hãng và có cam kết đi kèm.
Tuy nhiên, trong vai một khách hàng hỏi mua đồng hồ thì nhân viên tư vấn của Doseco cho biết cửa hàng chỉ có hóa đơn bán lẻ.
Website Doseco rao bán hàng nghìn sản phẩm đồng hồ Orient không rõ nguồn gốc xuất xứ. |
Tương tự, truy cập vào fanpage Hung Doseco (https://www.facebook.com/hungdoseco) có link về website Doseco.vn cũng đang rao bán nhiều mẫu đồng hồ Orient với lời giới thiệu "Hưng Doseco - Đồng hồ chính hãng giá tốt. Được thành lập từ 22/9/2015. Nói không với toàn bộ hàng nhái" dù không có tên trong danh sách đại lý Orient chính thức tại Việt Nam. Được biết, Doseco có hai cửa hàng tại 254 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội và 64 Hồ Văn Huê, P9, Q Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
Đáng chú ý, qua khảo sát của phóng viên thì không chỉ các website, fanpage Facebook VNWatch, Doseco.vn, Hung Doseco, Đồng hồ Phố mà còn không ít các cửa hàng bán đồng hồ không có tên trong danh sách đại lý chính hãng của Orient tại Việt Nam vẫn rao bán đồng hồ Orient với cam kết chính hãng như citywatch.vn, phongwatch.vn, donghominhnhat.vn...
Fanpage Hung Doseco có tới 102 nghìn lượt theo dõi với lời khẳng định đồng hồ chính hãng giá tốt dù không có tên trong danh sách đại lý được ủy quyền của Orient tại Việt Nam. |
Trao đổi với phóng viên, một chủ cửa hàng đồng hồ cho biết không ít khách hàng khi mua đồng hồ thường ít khi chú ý đến mua ở đâu mà thường chỉ quan tâm chỗ nào bán rẻ hơn các đại lý chính hãng được ủy quyền. Tuy nhiên, ưu điểm khi mua hàng ở các đại lý đồng hồ chính hãng được ủy quyền đó chính là nguồn gốc của hàng hóa. Về cơ bản, những đại lý bán đồng hồ chính hãng đều sẽ nhận được chứng nhận của nhà sản xuất, khẳng định đây là cơ sở được ủy quyền trưng bày và bán đồng hồ của thương hiệu. Bên cạnh đó, giấy tờ liên quan tới đồng hồ như hóa đơn nhập hàng, tem chống hàng giả, tem xác thực chính phủ,...cũng là những công cụ để người dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Trong khi đó, các cửa hàng đồng hồ xách tay thường khó đảm bảo những giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Với những người ít kinh nghiệm đeo đồng hồ, việc xác định tính chính hãng của sản phẩm cũng là rất khó khăn và chủ yếu chỉ có thể đặt niềm tin vào người bán.
Cũng theo người này, thực tế trên thị trường đã cho thấy nhiều trường hợp các đơn vị bán hàng xách tay, hàng order vì lợi nhuận đã trộn lẫn sản phẩm kém chất lượng, thậm chí là hàng nhái, hàng làm giả nhãn mác để bán cho người dùng.
Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đưa ra định nghĩa về hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ như sau:
13. “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.
Điều 17, Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định:
Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
b) Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;
c) Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Giá ca cao dẫn dắt đà giảm khi mất 7% trong phiên hôm qua. Giới phân tích nhận định nguyên nhân chính là hoạt động chốt lời của giới đầu cơ sau kỳ nghỉ Giáng sinh.
Giá chào khô đậu tương Nam Mỹ về các cảng nước ta tương đối ổn định. Tại cảng Vũng Tàu, giá chào khô đậu tương kỳ hạn giao tháng 2/2025 ở mức 10.300 đồng/kg,
Lĩnh vực chế biến điều thô thành nhân điều xuất khẩu rất phát triển, có tốc độ hiện đại hóa nhanh, máy móc hiện đại đã thay thế cơ bản sức lao động thủ công trong dây chuyền chế biến. Tổng cục Hải quan cho biết giữa tháng 12/2024, xuất khẩu hạt điều đã đạt 4,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành điều, xuất khẩu hạt điều vượt mốc 4 tỷ USD.
5,2 tỷ USD là kim ngạch xuất khẩu cà phê tính đến ngày 15/12 (theo thông tin từ Tổng cục Hải quan).
Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (24/12) ghi nhận ở mức 120.500 - 121.300 đồng/kg, giá không đổi so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá cà phê hiện đã tăng gấp đôi.
Giá dầu thô Brent giảm 0,32% xuống 69,24 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô WTI giảm 0,43% xuống còn 72,63 USD/thùng.
Bộ Công Thương vừa công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Giá đậu tương đã giảm gần 1,4%, ghi nhận tuần thứ hai liên tiếp suy yếu. Thị trường xác nhận xu hướng giảm sẽ tiếp tục trong ngắn hạn.
Giá bạc giảm 3,45% xuống mức 29,96 USD/oz, đánh dấu lần đầu tiên giá mặt hàng này giảm xuống dưới mốc 30 USD/oz kể từ giữa tháng 9.
Giá dầu thô WTI giảm 0,95% xuống 69,91 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent giảm 0,69% xuống còn 72,88 USD/thùng.
Đối với kim loại quý, giá bạc nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp, giảm hơn 4% xuống mức 29,41 USD/ounce. Đây cũng là lần đầu tiên giá bạc giảm xuống dưới mốc 30 USD/ounce kể từ giữa tháng 9.
Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu cho thấy, các mặt hàng xăng dầu đồng loạt tăng từ 329 - 478 đồng/lít, xăng RON95 đã vượt ngưỡng 21 nghìn đồng/lít.
Theo đại diện doanh nghiệp xăng dầu cho rằng, nếu cơ quan quản lý không sử dụng quỹ bình ổn thì giá các loại xăng có thể tăng khoảng 400 - 550 đồng/lít, còn giá các loại dầu tăng từ 300 - 500 đồng/lít,kg.
Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá đậu tương giảm hơn 0,5%, xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8.
Giá kim loại quý diễn biến phân hóa trong bối cảnh thông tin cơ bản trái chiều. Một mặt, giá các mặt hàng được hưởng lợi trong bối cảnh bất ổn địa chính trị gia tăng, nhất là tại khu vực Trung Đông.
Sáng ngày 16/12, các vùng nguyên liệu báo giá cà phê hôm nay khoảng 125.000 đồng/kg để mua vào từ nông dân.
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” của thành phố Hà Nội là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các Doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, đồng thời tuyên truyền nâng cao niềm tự hào về hàng Việt trong nhân dân.
Theo MXV, sắc đỏ bao trùm thị trường nguyên liệu công nghiệp trong tuần giao dịch vừa qua, nhưng điểm sáng đáng chú ý đến từ đà tăng giá mạnh của mặt hàng ca cao.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?